XUAN-2023 - page 39

XuânQuýMão
40
TrươngHuỳnhNhưTrân
C
ó một khoảng
thời gian, tôi
không dám
đi ngang một
con đường.
Hàng cây to rợp bóng mát
giờ là không gian trơ ra
chỉ toàn bê tông cốt thép,
là một trải nghiệm không
mấy dễ chịu cho những ai
đã sống ở thành phố (TP)
này một thời gian, đã đi lại
trên con đường
“lá hát như
mưa”
(*) đó, đã nương nhờ
dưới hàng cây những trưa
nắng gắt…
Đó là một bài toán luôn
khó của đô thị: Phát triển
cơ sở hạ tầng thường đi kèm
với việc hy sinh mảng xanh.
Có nhiều con đường,
nhiều khoảng không gian
phải “hy sinh” như vậy.
.
Nhiều khi nghĩ nếu cây
cối không vô tri thì chúng
có buồn không, khi những
gì chúng mang lại là bóng
mát, là không khí sạch để
thở, là màu xanh dịu mát
cho người đô thị, mà khi
phải chọn lựa thì chúng lại
là đối tượng phải hy sinh.
Liệu trong những lần cầm
lên đặt xuống từng thiệt
hơn, con người có nhớ tới
ân tình mà cây cối đã không
ngần ngại trao đi? Những
ngã tư đèn đỏ thật dễ chịu
khi có tán cây che mát 30
giây tới 1 phút chờ đợi. Có
những ngã tư khi người đi
đường dừng lại, bỗng ngơ
ngác vì sự quạnh vắng bất
thường, chỗ này lẽ ra có một
cây to rợp mát thì nay đâu?
Có những khoảng xanh
tươi từng là kỷ niệm của
bao người, một ngày nọ
mọc lên tòa cao ốc tráng lệ.
Sự tráng lệ đánh đổi những
yêu dấu nào đó của người
ở phố, những tài sản vô
hình nên không được đong
đếm và đền bù trong quá
trình phát triển đô thị.
Mà sự “đền” nào bù đắp
được, những khoảng trống
xám xịt khi từng hàng cây
biệt dấu, những khoảng
trống mênh mông trong
mắt người khi quay lại
đường xưa, những hàng cây
rợp bóng đã không còn,
không còn dấu ấn lịch sử
trong từng vân gỗ, thớ cây
“đoàn cổ thụ già”
(**)
đã từng là chứng nhân.
Chẳng thể nào đong đếm
được những hụt hẫng khi
người bạn thiên nhiên biến
mất, nhất là khi có những
không gian xanh, từ lâu
vốn đã là nơi thư giãn quý
giá của nhiều gia đình là cư
dân TP.
.
Thời gian rảnh rỗi của tôi
và gia đình không tiêu tốn
vào các trung tâm thương
mại mà thường lang thang
ở… công viên. Thật tuyệt
khi giữa lòng TP còn có
những công viên, còn có
một nơi để cây và hoa,
và cả cỏ dại được đường
hoàng sinh sống, không
phải nơm nớp lo sợ một
ngày nào đó bị bứng rễ
khỏi nơi mình lớn lên.
Nói vậy nhưng cũng có
những công viên đã… bốc
hơi, những mảng xanh đã
âm thầm, lặng lẽ đi khỏi
đời sống.
Nói vậy cũng không có
nghĩa là cây xanh không
chốn dung thân ở TP. Hơn
lúc nào hết, khi bụi mịn phủ
dày trên những tầng cao,
tầng thấp, khi chất thải đô
thị bao vây đời sống, tác
động tới cuống phổi của
từng người thì thị dân hiểu
rõ hơn hết mình cần gì. Khi
xã hội phát triển ở một mức
độ nào đó, con người nhìn
nhận lại nhu cầu thật sự của
mình thì “thở” là một nhu
cầu cần kíp và thực tế nhất.
.
Có những công viên bị
thu hẹp lại hoặc biến thành
trung tâm triển lãm định
kỳ các chương trình mang
tính thương mại khiến
cho nó mất dần chức năng
chính là duy trì cho người
dân những khoảng không
gian để thở, để chạm đến
thiên nhiên. Nhưng cũng
có những công viên từ khi
hình thành đến thời điểm
hiện tại vẫn là một nơi
bình yên cho cây cối cư
ngụ và người dân có chỗ để
đi về, hít thở chút không
khí trong lành.
Một ví dụ, tôi đến Công
viên Gia Định từ thời sinh
viên, thích cách bố trí hợp
lý nơi đây, có nơi bảo tồn
cây lớn, có nơi làm đồi
dốc giả cho khung cảnh
nên thơ nhưng phủ cây
xanh thật mát mắt, có nơi
còn thử nghiệm trồng một
vườn thông xinh xinh cho
ai mơ màng xứ lạnh. “Sân
sau” của công viên lại còn
là nơi ươm cây để cung cấp
những lứa cây thay thế cho
công viên.
Đến khi lập gia đình, có
con, tôi lại đưa bé đến công
viên và chính tại nơi này bé
bước những bước đầu tiên,
học những bài học đầu đời
về thiên nhiên.
Khi con lớn, công viên là
nơi tôi cùng con chạy bộ,
cùng con “chạm” vào cây,
ôm cây để bày tỏ sự kết nối
và lòng biết ơn của chúng
được địa phương hào phóng
dành đất để làmmảng công
viên, tiểu cảnh phong phú
dọc suốt đường đi với sự đầu
tư các loài cây hoa đẹp mắt.
Mùa này, hàng cây lộc vừng
cũng hưởng ứng không khí
thu, rải thảm lá vàng lãng
mạn, cung cấp bối cảnh thơ
mộng cho bức ảnh lung linh.
Không chỉ ở TP lớn nhất
nước này mới cần mảng
xanh. Nhiều đô thị trên cả
nước đang hướng tới nỗ
lực
“mang rừng về phố”
,
gầy dựng thêm màu xanh
và không khí trong lành.
Thỉnh thoảng đến một
phố phường xa lạ, giữa bê
tông cốt thép mọc ra một
khoảng xanh miên man
lại thấy lòng dịu lại, thầm
tôi dành cho cây.
Rồi hẳn là khi tôi già đi,
con tôi bận rộn với cuộc
sống riêng, nơi này lại
dung chứa tôi với những
ngày
“gió heo may”
(***)
thảnh thơi.
.
Nhiều nơi ở TP này,
những mảng xanh đã được
nhân rộng ra thêm, nối
thêm những ngả đường cho
chúng ta về gần với thiên
nhiên.
Một dạo, giới trẻ thường
check in ở con đường được
mệnh danh là đẹp như ở
Singapore, là đoạn bờ kè
kênh Nhiêu Lộc dọc hai
đường Trường Sa, Hoàng
Sa. Đoạn đường này đã
vui vì cuối cùng thì chúng
ta, những người đã từ mẹ
thiên nhiên sinh ra, bám
vào mẹ thiên nhiên mà lớn,
giờ đã bắt đầu quay trở lại
tìm kiếm thiên nhiên, một
sự cứu rỗi thiết thực trong
đời sống ngày càng không
tránh khỏi những ô nhiễm
leo thang, cả ô nhiễm
buồng phổi và ô nhiễm
tâm hồn.
.
Những tòa nhà cao tầng,
đường sá, những cây cầu…
nối nhau ra đời, TP hiện
đại dần lên, đem lại sự tiện
lợi cho nhu cầu sống tiện
nghi của con người. Nhưng
sau rốt, những khi tâm hồn
cần được ủi an thì chỉ có
ngồi dưới bóng cây, bên
một ngọn xanh, bên bông
hoa thản nhiên nở, người
ta mới nhận rõ nhu cầu của
mình chỉ là vậy thôi.
Con người khởi nguồn
từ thiên nhiên và sẽ trở về
cùng thiên nhiên mới tìm
được sự bình an thật sự.
Cám ơn những TP còn có
rừng cây đứng vững giữa
lòng mình.•
(*) “Lá hát như mưa suốt con
đường đi” (
Em còn nhớ hay em đã
quên
- Trịnh Công Sơn)
(**) “Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ,
cho đến bây giờ đã thành đoàn
cổ thụ già” (
Hòn vọng phu 2
- Lê
Thương)
(***)
Gió heo may đã về
- tựa sách
của BS Đỗ Hồng Ngọc
KHI BỤI MỊN PHỦ
DÀY TRÊN NHỮNG
TẦNG CAO, TẦNG
THẤP, KHI CHẤT
THẢI ĐÔ THỊ BAO
VÂY ĐỜI SỐNG,
TÁC ĐỘNG TỚI
CUỐNG PHỔI CỦA
TỪNG NGƯỜI THÌ
THỊ DÂN HIỂU RÕ
HƠN HẾT MÌNH
CẦN LẮM NHỮNG
MẢNG XANH.
NHỮNG KHI TÂM HỒN CẦN ĐƯỢC
ỦI AN, CHỈ CÓ NGỒI DƯỚI BÓNG
CÂY, BÊN MỘT NGỌN XANH, BÊN
BÔNG HOA THẢN NHIÊN NỞ,
NGƯỜI TA MỚI NHẬN RÕ NHU CẦU
CỦA MÌNH CHỈ LÀ VẬY THÔI.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...62
Powered by FlippingBook