XUAN-2023 - page 46

XuânQuýMão
48
ĐỗNgọc
T
ừ tháng 10,
nước lũ về tràn
đồng ở miền
Tây. Ruộng
đồng mênh
mông, mặt nước liền bờ
với kênh mương và sông
lớn. Mùa nước nổi, mùa
độc đáo nhất trong năm đã
đến.
Nước lũ về mang theo
tôm, cá, phù sa bồi đắp
ruộng đồng thêm màu mỡ
cùng hàng chục loài hoa,
rau dại, nguồn thực phẩm
độc đáo chỉ mùa nước nổi
mới có. Đi chơi miền Tây
mùa nước nổi cũng là đặc
sản du lịch. Có hẳn những
tour chú trọng giới thiệu
ẩm thực hay “du hoa” mùa
nước nổi.
Điều đặc biệt là các loài
hoa rau mùa nước nổi rất
đẹp, ít hoặc không thấy ở
những nơi khác như bông
điên điển, súng ma, nhĩ cán
vàng...
.
Bông điên điển mọc
hoang dại ở bờ kênh, ven
đồng, có nhiều vào mùa
nước nổi. Người dân thu
hoạch bông điên điển
thường chèo xuồng đi hái
bằng tay hoặc lấy dầm bơi
xuồng đập trên ngọn hoặc
cành để hoa rụng xuống
xuồng rồi gom lại. Bông
điên điển dùng nấu canh
chua, xào tép đồng hoặc
trộn gỏi rất ngon.
Nông dân thường tính
toán, canh thu hoạch lúa
trước khi lũ về. Sau vụ gặt,
những đồng lúa bỗng biến
thành biển nước mênh
mông gợn sóng theo gió
mùa. Rồi tự nhiên cả một
đồng súng ma dần hiện
ra, lan khắp mặt nước, trổ
bông đỏ, trắng, hồng, tím...
như phép thần.
Gọi là súng ma vì bông
súng này mọc tự nhiên, đến
mùa “mầm mống” theo
con nước về hoặc ẩn mình
trong đất từ mùa trước để
rồi trồi lên, lan rộng, bung
nở đẹp nhất lúc đỉnh lũ.
Những năm gần đây, đôi
chỗ xuất hiện những cụm
súng tím giống Thái bông
nở to, cánh hoa dày. Có
nơi bà con nông dân gom
súng Thái về nuôi trồng
trong kênh rạch hay góc
ruộng nhà mình, vừa thu
hoạch bán như rau vừa
đón du khách tham quan
và thưởng thức những món
ngon miệt đồng.
Cá linh non ngon nhất
gần đỉnh lũ, chiên giòn hay
nấu lẩu ăn được nguyên
con, cả xương mềm; lớn
hơn chút thì chiên giòn
cuốn lá sen non cùng tép
đồng xào bông điên điển.
Lá sen non còn cuộn sâu
kèn, ngắt lá trước khi ăn,
đặt con cá linh chiên giòn
vào giữa lá, thêm muỗng
tép đồng xào bông điên
điển, kèm ít lá húng quế
và đồ chua, cuộn tròn rồi
nắng vàng rực rỡ.
Thích nhất là cùng nông
dân chèo xuồng ba lá đi
hái hoa, chụp ảnh, học
nông dân cách làm hoa, bó
thành từng lọn lớn. Bông
súng ma nở đẹp vào sáng
sớm, chừng 10 giờ bắt đầu
khép cánh.
Nông dân gieo trồng sen
lấy hạt xen kẽ giữa các vụ
lúa hoặc canh tác lâu dài,
sáu tháng một vụ. Mỗi
đồng sen ở Đồng Tháp
Mười thường rộng hàng
chục hecta. Cây sen thật
hữu dụng: Hoa cắm bình
làm đẹp cho các ngôi nhà;
hạt sen, ngó sen, củ sen, lá
sen, tim sen dùng làm thực
phẩm, vị thuốc, làm trà.
Chưa hết, mùa nước
chấm nước mắm me chua
ngọt, ngon thôi là ngon!
.
Mỗi mùa nước nổi nhóm
bạn chúng tôi thường về
huyện Mộc Hóa (Long
An) dạo chơi đồng sen,
đồng súng.
Chúng tôi theo các cô
gái miệt vườn chèo xuồng
đi hái súng ma trên đồng
nước đem ra chợ bán.
Cọng và bông súng dùng
nấu canh chua, trộn gỏi
hay xào tép cũng rất ngon.
Thật khó tả vẻ đẹp của
đồng súng vào mùa nước
nổi. Bình minh, nắng lên
cũng là lúc những bông
súng dần hé cánh và bung
nở khi mặt trời lên cao tỏa
nổi đồng sen còn là phim
trường, ảnh trường của các
nhiếp ảnh gia và du khách
- một sản phẩm của vẻ đẹp
hương hoa đồng nội đầy
bản sắc.
.
Một đặc sản độc đáo
khác của vùng Đồng Tháp
Mười là lúa ma, còn gọi là
lúa trời, mọc tự nhiên, phát
triển mạnh vào mùa nước
nổi. Mực nước lên đến đâu,
cây lúa ma vươn cao đến
đó, sức sống và sự mạnh
mẽ của giống lúa này thật
phi thường.
Nông dân thường săn tìm
lúa ma và đợi thu hoạch
sau mùa nước nổi. Gạo lúa
ma nấu cơm hơi cứng hạt
nhưng khá ngon. Những
năm gần đây nông dân
và Tập đoàn nông nghiệp
LTG đã bắt tay canh tác
lúa ma, còn gọi là lúa mùa
nước nổi, giống Nàng
Tây Đùm, diện tích lớn ở
Long An, một mặt để bảo
tồn giống lúa bản địa quý
hiếm, mặt khác sản xuất
thêm một loại gạo đặc sản
độc đáo.
Chúng tôi như không
tin vào mắt mình khi nhìn
thấy cây lúa ma cao 2,5 m,
to khỏe như cây sậy vươn
cao trên mặt nước đồng
ngày đỉnh lũ. Tự nhiên,
sinh tồn, gen mạnh mẽ
truyền đời của lúa ma cộng
thêm sự cần cù một nắng
hai sương của nông dân,
tri thức của các nhà khoa
học Việt đã tạo nên những
đồng lúa ma năng suất 2
tấn/ha, những bữa cơm đặc
biệt trên bàn ăn của mỗi
gia đình. Ở đó còn chứa
đựng câu chuyện gắn với
lịch sử khẩn hoang mở cõi
của ông cha, của đời sống
và phong vị của miền Tây
Nam Bộ yêu dấu.
.
Khác xưa, mùa nước nổi
được coi như “mùa khổ”
của nông dân miền Tây,
gây cảnh ngập úng, đời
sống khó khăn. Ngày nay,
lũ không về hay về ít mới
thật sự khổ, đồng nghĩa
với việc thiếu vắng tôm, cá
thượng nguồn, hoa và rau
dại mùa lũ, đất không được
thau rửa, bồi đắp phù sa
sau những vụ mùa tận lực.
Điều quan trọng, mùa
nước nổi ở miền Tây còn là
mùa du ngoạn, điểm đến
độc đáo cho những ai quan
tâm và mong được trải
nghiệm, thưởng thức trọn
vẹn vẻ đẹp của một vùng
đất đẹp, hiền hòa, người
dân hiền lành, chất phác
và thân thiện.•
SAU VỤ GẶT,
NHỮNG ĐỒNG
LÚA BỖNG BIẾN
THÀNH BIỂN
NƯỚC MÊNH
MÔNG GỢN
SÓNG THEO
GIÓ MÙA. RỒI TỰ
NHIÊN CẢ MỘT
ĐỒNG SÚNG MA
DẦN HIỆN RA, TRỔ
BÔNG ĐỎ, TRẮNG,
HỒNG, TÍM... NHƯ
PHÉP THẦN.
ĐẶT CON CÁ LINH CHIÊN GIÒN VÀO
GIỮA LÁ SEN NON, THÊM MUỖNG TÉP
ĐỒNG XÀO BÔNG ĐIÊN ĐIỂN, KÈM ÍT
LÁ HÚNG QUẾ VÀ ĐỒ CHUA, CUỘN
TRÒN RỒI CHẤM NƯỚC MẮM ME
CHUA NGỌT, NGON THÔI LÀ NGON!
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...62
Powered by FlippingBook