010-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm11-1-2024
Thu 1.200 tỉ từ bán “không khí”
và cơ hội mới của Việt Nam
ANHIỀN
N
ăm2020,BộNN&PTNT
và Ngân hàng Thế giới
(WB) được Quỹ Đối
tác carbon lâm nghiệp ủy
thác chi trả giảm phát thải
khí nhà kính cho vùng Bắc
Trung Bộ.
Tín chỉ carbon giúp
kinh tế phát triển
xanh, bền vững
Theo thỏa thuận này, Việt
Namsẽ chuyển nhượng lượng
giảmphát thải là 10,3 triệu tấn
CO
2
ởBắcTrungBộ giai đoạn
2018-2024 cho Quỹ Đối tác
carbon lâm nghiệp thông qua
WB. Đơn giá chuyển nhượng
là 5 USD/tấn, tương đương
51,5 triệu USD, tức khoảng
1.250 tỉ đồng.
Đáng chú ý, lượng giảm
phát thải chuyển nhượng là
lượng giảmphát thải được tạo
ra từ rừng tự nhiên giai đoạn
2018-2019. Đây là cơ hội để
Việt Nam tiếp cận bán tín chỉ
carboncho thị trườngcarbon tự
nguyện, tạo ra nguồn tài chính
cho công tác bảo vệ và phát
triển rừng vùngBắcTrungBộ.
Đến tháng 8-2023, WB đã
thanh toán tiền tín chỉ carbon
đợt 1 là 41,2 triệuUSD, tương
đương 997 tỉ đồng. Hiện tại,
Việt Nam cũng đã chuyển
giao đủ lượng tín chỉ carbon
còn lại, phía WB đang thực
hiện thủ tục để thanh toán
10,3 triệu USD (gần 250 tỉ
đồng) còn lại.
Nguồn tiền này sẽ chi trả
cho các chủ rừng, UBND cấp
xã và các tổ chức... được giao
trách nhiệm quản lý rừng tự
nhiên. Ngoài ra, một phần
tiền chi cho các nhóm khác
có hoạt động liên quan đến
phát triển và giảm mất rừng,
suy thoái rừng, nâng cao thu
nhập, cải thiện sinh kế cho
người dân làm nghề rừng.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lê Văn Thanh,
Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng Việt Nam,
đơn vị tiếp nhận số tiền thanh
toán đợt 1 để chi trả cho các
chủ rừng, cho biết: Từ tháng
10-2023, cơ quan này đã
thực hiện điều phối hơn 962
tỉ đồng cho Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng sáu tỉnh Bắc
Trung Bộ.
Trong đó, tỉnh Thanh Hóa
nhận được gần 163 tỉ đồng;
tỉnh NghệAn nhận được gần
283 tỉ đồng; tỉnh Hà Tĩnh
nhận được gần 123 tỉ đồng;
tỉnh Quảng Bình nhận được
hơn 235 tỉ đồng; tỉnh Quảng
Trị nhận được hơn 51 tỉ đồng;
tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận
được hơn 107 tỉ đồng.
“Việc tham gia thị trường
mua bán tín chỉ carbon rừng
giúp các chủ rừng, những
nông dân trực tiếp giữ rừng có
thêmnguồn thu nhập. Các địa
phương cũng có thêm nguồn
tài chính để phục vụ công tác
quản lý, bảo vệ rừng, nâng
cao chất lượng hệ sinh thái
rừng trên địa bàn tỉnh” - ông
Thanh cho biết.
Có thể thu hàng chục
ngàn tỉ đồng nhưng
doanh nghiệp
chưa dám đầu tư
ÔngLêVănThanhthôngtin:
Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha
rừng, tỉ lệ che phủ hơn 42%,
trong đó có hơn 10 triệu ha
rừng tự nhiên. Ước tính trong
giai đoạn 2021-2030, Việt
Nam sở hữu khoảng 40-70
triệu tín chỉ carbon rừng có
thể bán cho thị trường tín chỉ
carbon thế giới.
Với khoảng 40-70 triệu tín
chỉ carbon rừng, trong tương
laiViệtNamcó thể thuvề hàng
chục ngàn tỉ đồng từ chuyển
nhượng tín chỉ carbon rừng.
Quan trọng hơn, môi trường
sinh thái của Việt Nam sẽ
ngày càng tốt hơn nhờ vào
việc giữ rừng, phát triển rừng,
để Việt Nam đạt được mục
tiêu đưa mức phát thải ròng
về “0” vào năm 2050 như đã
cam kết tại COP26.
“Theo cập nhật mới nhất,
hiện nay bên cạnh thỏa thuận
chi trả giảm phát thải khí nhà
kính vùng Bắc Trung Bộ mà
chúng ta đang triển khai thí
điểm thì một số tổ chức quốc
tế, công ty nước ngoài đã tiếp
cận, đề xuất với Việt Nam để
đàm phán mua bán, trao đổi,
chuyển nhượng tín chỉ carbon
của rừng” - ông Thanh tiết lộ.
Đơn cử Việt Nam dự kiến
chuyển nhượng 5,15 triệu tín
chỉ carbon rừng khu vực Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ
giai đoạn 2022-2026 với đơn
giá là 10 USD/tấn CO
2
. Hiện
Bộ NN&PTNT đang tích cực
chuẩn bị các tài liệu và điều
kiện để tiến hành đàm phán
và đi đến ký kết thỏa thuận
của chương trình này.
Ngoài ra, mhiều địa phương
cũng đã chủ động xây dựng đề
án, đề xuất Thủ tướng Chính
Thương mại hóa
tín chỉ carbon rừng
buộc doanh nghiệp
chủ động chuyển
sang công nghệ
sạch trong sản xuất,
kinh doanh, hướng
đến phát triển nền
kinh tế xanh, sạch,
bền vững.
phủ cho phép thí điểm dịch
vụ hấp thụ và lưu giữ carbon
của rừng.
Như vậy có thể thấy nhu
cầu trao đổi, chuyển nhượng,
thươngmại hóa tín chỉ carbon
rừng trong nước đang có xu
hướng phát triển mạnh. Tuy
nhiên, Việt Nam còn thiếu
các quy định, hướng dẫn cụ
thể, chưa có quy định về thị
trường liên thôngquốc tế; thiếu
sàn giao dịch hạn ngạch phát
thải khí nhà kính và tín chỉ
carbon... Điều này sẽ khiến
các doanh nghiệp chưa dám
mạnh dạn đầu tư.
Ông Trần Quang Bảo, Cục
trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ
NN&PTNT), cho hay hiệnBộ
Tài chính, Bộ TN&MT đang
hoàn thiện đề án thành lập thị
trường carbon trong nước.
Bộ NN&PTNT cũng đang
trình Chính phủ dự thảo Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 156/2018,
trong đó có đề xuất bổ sung
nội dung về thí điểm chi trả
dịch vụ hấp thụ và lưu giữ
carbon của rừng, giảm phát
thải khí nhà kính từ hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng,
quản lý rừng bền vững, tăng
trưởng xanh.
 “Chúng tôi hy vọng sau
khi Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị
định 156/2018 được ban
hành, cùng với kết quả thí
điểm ban đầu về thỏa thuận
chi trả giảm phát thải khí nhà
kính vùng Bắc Trung Bộ sẽ
tạo ra hành lang pháp lý, cơ
sở quan trọng để triển khai
thành công dịch vụ hấp thụ
và lưu giữ carbon của rừng
trên cả nước. Đây sẽ là tiền
đề cơ bản giúp nhanh chóng
kết nối, thích ứng khi sàn
giao dịch tín chỉ carbon được
vận hành chính thức vào năm
2028” - ông Bảo chia sẻ.•
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra dự báo
năm 2024 tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu
hướng phục hồi. Theo đó, khoảng 68.000
doanh nghiệp (DN) sẽ quay lại hoạt động
trong năm 2024.
Tuy nhiên, diễn biến bất lợi của nền
kinh tế thế giới tiếp tục tác động đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu, thu hút đầu tư của Việt Nam. 
Để DN phục hồi, phát triển trong năm
2024, Nhà nước cần tập trung thực hiện
các giải pháp điều hành chính sách tiền
tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Tháo gỡ khó khăn cho DN, huy động và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Tiếp tục
triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp
cận vốn tín dụng của DN, người dân.
Tranh thủ các cơ hội mới từ sự dịch
chuyển chuỗi cung ứng sản xuất, thương
mại, đầu tư toàn cầu và khu vực. Thu
hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực
chip bán dẫn, linh kiện… 
Thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín
dụng xanh, phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế. 
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh dự báo
tổng số DN đăng ký thành lập mới năm
2024 đạt khoảng 162.500 DN, tăng 2% so
với năm 2023.
Dự kiến hơn 178.000 DN rút lui khỏi
thị trường, tăng khoảng 3,5% so với cùng
kỳ năm ngoái.
TÚ UYÊN
Dự kiến hơn 162.000 doanh nghiệp thành lập mới
Việt Namvừa nhận gần 1.000 tỉ đồng đầu tiên từNgân hàngThế giới chi trả cho việc chuyển nhượng
tín chỉ carbon rừng.
Tiêu điểm
Tín chỉ carbon là giấy phép
cho phép mỗi cơ sở sản xuất,
kinh doanh phát thải khí CO
2
.
Mỗi tín chỉ carbon được xác
nhận là 1 tấn CO
2
hoặc 1 tấn
khí nhà kính khác quy đổi ra 1
tấn CO
2
gọi chung là 1 tấn CO
2
(viết tắt là CO
2e
).
Tín chỉ carbon rừng được
xác định từ lượng CO
2
hoặc
CO
2e
được tạo ra từ hoạt động
giảm phát thải từ mất rừng và
suy thoái rừng (REDD+). Chủ
rừng có thể quy đổi diện tích
rừng ra lượng hấp thụ khí CO
2
,
ra tín chỉ carbon và có thể bán
tín chỉ này.
Tại cuộc họp về Đề án thành lập thị trường
tín chỉ carbon tại Việt Namngày 8-1 vừa qua,
Thứ trưởng BộTài chính Lê Tấn Cận cho biết:
Một trong những mục tiêu của thị trường
tín chỉ carbon là góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam;
hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp
và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại
Việt Nam gồm hai loại: Hạn ngạch phát thải
khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ TN&MT
xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch
của thị trường tín chỉ carbon trong nước.
Từ thực tế nhiều nước đã thành lập sàn
giao dịch tín chỉ carbon, Bộ Tài chính đề
xuất thực hiện mô hình này tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon của
Việt Nam phải kết nối với thế giới để các
doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư
sản xuất, kinh doanh.
Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia
ViệtNamcóhơn14,7 triệuha rừng, tươngđươngkhoảng40-70 triệu tínchỉ carbon rừng
có thểbánvới giáhàngchụcngàn tỉ đồng. Trongảnh: TỉnhQuảngBìnhnhậnđượchơn235 tỉ đồng
từbán tínchỉ carbon. Ảnh: TL
Dự kiến năm2024 có 162.500 doanh nghiệp đăng ký
thành lậpmới, tăng 2%so với năm2023. Ảnh: TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook