010-2024 - page 16

16
Thủ tướng 34 tuổi của Pháp -
biểu tượng sức trẻ và sự tự tin
Ở tuổi 34, ông Gabriel Attal là thủ tướng trẻ tuổi nhất lịch sử nước Pháp và được ví như phiên bản 2.0 của
ông Emmanuel Macron vốn trở thành tổng thống Pháp khi mới 39 tuổi.
THẢOVY
N
gày 9-1, Tổng thống
PhápEmmanuelMacron
bổ nhiệm Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Thanh niên
Gabriel Attal làm thủ tướng,
thay bà Elisabeth Borne từ
chức ngày trước đó. Ở tuổi
34, ôngAttal trở thành người
trẻ nhất trong lịch sử nước
Pháp giữ chiếc ghế quyền
lực thứ hai ở nước này.
Khởi đầu
“ngoạn mục”
Ông Attal xuất thân trong
một gia đình có bốn anh chị
em. Cha là nhà sản xuất phim
kiêm luật sư gốc Do Thái và
mẹ là người theo đạo Chính
thống giáo mang dòng máu
Pháp - Hy Lạp - Nga. Thời
niên thiếu, ông Attal theo
học tại Trường tư thục École
alsacienne, một ngôi trường
danh tiếng ở thủ đô Paris.
Theo tờ
The Guardian
, bạn
bè của ông Attal kể lại rằng
niềm đam mê chính trị của
ông bắt đầu vào năm 2002,
sau khi ông thamgiamột cuộc
biểu tình phản đối việc chính
trị gia cực hữu Jean-Marie
Le Pen được bầu vào vòng
2 trong cuộc đua tổng thống
Pháp năm đó. Đến năm 2006,
cậu thiếu niên 16 tuổi Attal
gia nhập đảng Xã hội (Pháp)
và tham gia nhiều cuộc biểu
tình của giới trẻ nước này.
Năm 2012, ông Attal tốt
nghiệp Trường ĐH Sciences
Po với tấm bằng thạc sĩ quan
hệ công chúng và sau đó làm
việc cho Bộ Y tế Pháp. Đến
năm 2016, ôngAttal rời đảng
Xã hội, gia nhập đảng Phục
hưng, lúc ấy còn khá non trẻ,
của ông Macron.
Từ giai đoạn này, quá trình
thăng tiến của ôngAttal được
tờ
The Guardian
mô tả là
“ngoạn mục”. Tháng 6-2017,
ôngAttal được bầu vào Quốc
hội Pháp và nhanh chóng trở
thành một trong những nghị
sĩ sáng giá nhất. Năm 2019,
ở tuổi 29, ông Attal được bổ
nhiệm làm quốc vụ khanh
của Bộ Giáo dục và Thanh
niên - trở thành thành viên
trẻ nhất của chính phủ Pháp
khi đó.
Từ năm 2020 đến 2022,
ông Attal đảm nhận nhiệm
vụ người phát ngôn chính phủ
dưới thời Thủ tướngPháp Jean
Castex. Đến tháng 7-2023, vị
chính trị gia trẻ tuổi này được
bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Thanh niên Pháp,
trước khi được bổ nhiệm làm
thủ tướng vào ngày 9-1.
Hy vọng của
Tổng thống Macron
ÔngAttal làmột người thân
cận với Tổng thống Macron.
Nhiều người còn cho rằng tân
thủ tướng Pháp giống Tổng
thống Macron - người từng
được mệnh danh là “cậu bé
vàng” của chính trường Pháp
ở sức trẻ, sự năng động và
tham vọng.
“GabrielAttal làôngMacron
2.0. Bằng việc bổ nhiệm ông
Attal, Tổng thống Macron
kỳ vọng sẽ được hưởng lợi
từ sự nổi tiếng, sự mới mẻ,
năng lượng, sự thông minh
và sự đột phá của một chính
trị gia trẻ trung, được giới
truyền thông yêu thích” -
ông Sebastien Maillard, một
chuyên gia củaViện Chatham
House (viện nghiên cứu độc
lập về các vấn đề quốc tế có
trụ sở ở London), nói với tờ
The Washington Post
.
“Mọi người đangnói vềviệc
tổng thống trẻ nhất trong lịch
sử nước Pháp (ông Macron,
đắc cử tổng thống khi mới 39
tuổi) bổ nhiệm thủ tướng trẻ
nhất trong lịch sử. Tôi muốn
xem đây là biểu tượng của sự
táo bạo và tiến bộ. Và hơn hết
là biểu tượng của sự tự tin nơi
giới trẻ” - ôngAttal phát biểu
nhậm chức hôm 9-1.
Tân thủ tướng Pháp cho
biết mục tiêu của ông trong
cương vị mới sẽ bao gồm
đưa an ninh quốc gia thành
“ưu tiên tuyệt đối” và thúc
đẩy các giá trị “thẩm quyền
và sự tôn trọng lẫn nhau”.
ÔngAttal cũng cam kết tăng
cường các dịch vụ công bao
gồm trường học và hệ thống y
tế, đồng thời thúc đẩy “kiểm
soát nhập cư tốt hơn”.
Theo giới phân tích, việc
bổ nhiệm ôngAttal sẽ không
dẫn tới nhiều xáo trộn trong
chính trường Pháp nhưng nó
phản ánh hai mục tiêu của
Tổng thống Macron.
Thứ nhất, vì ông Attal
thuộc phe trung tả nên việc
bổ nhiệm ông Attal cho thấy
ông Macron muốn cân bằng
lại đường lối, sau khi nhiệm
kỳ tổng thống thứ hai của ông
bị đánh giá thiên về cánh hữu
với các chính sách lương hưu
Tân Thủ tướng PhápGabriel Attal. Ảnh: EPA
Cuối tuần qua, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-
Sudani thông báo sẽ thành lập một ủy ban chịu trách
nhiệm chấm dứt vĩnh viễn sự hiện diện của liên minh quân
sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở Iraq, theo hãng tin
Reuters
.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ thực hiện nhiều cuộc tấn
công trả đũa nhằm vào các nhóm được Iran hậu thuẫn ở
Iraq mà Mỹ cho là đã liên tục tấn công lực lượng và các căn
cứ Mỹ ở Iraq. Gần nhất là vụ không kích của Mỹ vào thủ
đô Baghdad (Iraq) tiêu diệt ông Mushtaq Jawad Kazim al
Jawari, thủ lĩnh nhóm dân quân Hashed al-Shaabi.
Một cố vấn chính trị thân cận với Thủ tướng Sudani nói
với
Reuters
rằng sự cứng rắn của Washington đang gây
khó khăn cho ông Sudani. Các đảng theo Hồi giáo dòng
Shiite hùng mạnh thân Iran ở Iraq đang gây áp lực buộc
chính phủ chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq.
Để duy trì sự ủng hộ của các đảng theo Hồi giáo dòng
Shiite, ông Sudani buộc phải kiên quyết hơn với Mỹ. Tuy
nhiên, nhà lãnh đạo Iraq cũng mong muốn giữ quan hệ tốt
đẹp với Washington.
Tờ
Politico
ngày 9-1 dẫn một tài liệu của Bộ Ngoại giao
Mỹ cho biết các cố vấn cấp cao của ông Sudani đã nói với
các quan chức Mỹ rằng việc giải tán liên quân chỉ là “một
nỗ lực nhằm làm hài lòng khán giả chính trị trong nước”
và bản thân ông Sudani “vẫn cam kết” đàm phán về sự
hiện diện trong tương lai của liên minh Mỹ tại Iraq.
Về phía Mỹ, Washington khó có thể nhượng bộ trước
các cuộc tấn công ngày càng tăng của lực lượng thân Iran
vào căn cứ quân đội Mỹ ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, nếu
Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công đáp trả thì khả
năng cao Iraq sẽ yêu cầu giải tán liên quân Mỹ.
Việc duy trì sự hiện diện ở Iraq rất quan trọng với chính
quyền Tổng thống Joe Biden. Theo
Politico
, việc ở lại
Iraq không chỉ giúp Mỹ ứng phó với tổ chức khủng bố
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà còn kiềm chế sự ảnh
hưởng của Iran cũng như tìm cách ngăn xung đột Israel -
Hamas lan rộng trong khu vực.
Lầu Năm Góc cho biết Washington hiện không có kế
hoạch rút quân khỏi Iraq và binh sĩ Mỹ vẫn “tiếp tục tập
trung cao độ vào nhiệm vụ đánh bại phiến quân IS” ở
Trung Đông. Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng sự hiện diện
của Mỹ ở Iraq là theo lời mời của chính phủ Baghdad
vào năm 2014 để đối phó với sự hoành hành của IS vào
thời điểm đó.
LÊ NHI
ChuyệnMỹ rút khỏi Iraq liệusẽ xảy ra?
Phe đối lập ở Pháp bất mãn việc
ông Macron bổ nhiệm ông Attal
Sau khi Tổng thống Macron bổ nhiệm ông Attal làm
thủ tướng, lãnh đạo đảngTập hợpQuốc gia - ông Jordan
Bardella nói:“Bằng cách bổ nhiệmông Gabriel Attal làm
thủ tướng, ông Emmanuel Macron muốn duy trì sự nổi
tiếng của mình trong các cuộc thăm dò dư luận để xoa
dịu nỗi đau mà chính quyền của ông ấy mang lại”.
BàMarine Le Pen của đảngTập hợpQuốc gia cho rằng
người Pháp không thể chờ đợi gì từ“vị thủ tướng thứ tư”
dưới thời ông Macron, đồng thời kêu gọi cử tri ủng hộ
đảng của bà trong cuộc đua Nghị viện châu Âu sắp tới.
Lãnh đạo đảng cực tả France Unbowed (nước Pháp
không khuất phục) - ông Jean-LucMélenchon chế nhạo
rằng ông Attal không phải trở thành thủ tướngmà đang
trở lại vai tròngười phát ngôn chínhphủ. ÔngMélenchon
cho rằngmọi quyềnquyết địnhvẫn thuộc vềôngMacron.
Theomột khảo sát của Công
ty nghiên cứu thị trường IPSOS
công bố vào tháng 12-2023,
ông Attal đã vượt qua cựuThủ
tướng Edouard Philippe để trở
thành chính trị gia được yêu
thích nhất nước Pháp.
Tiêu điểm
Ông Attal được
dự đoán sẽ là người
kế nhiệm ông
Macron trong cuộc
đua tổng thống
Pháp năm 2027.
và luật nhập cư gây tranh cãi.
Thứ hai, ôngAttal là người
được lòng cử tri Pháp nhờ các
cải cách về giáo dục và cũng
nhận được sự ưu ái của truyền
thông nước này. Danh tiếng
của ông Attal có thể tăng cơ
hội cho đảng của Tổng thống
Macron trong việc tìm kiếm
sự ủng hộ từ người dân trong
cuộc bầu cử Nghị viện châu
Âu vào tháng 6 tới.
Bên cạnh đó, theo
The
Washington Post,
dù khởi
đầu của ông Attal có thể khá
“thuận buồmxuôi gió” nhưng
vị tân thủ tướng sẽ phải đối
mặt với những cơn gió ngược
trong những tháng tới khi sát
cánh cùngTổng thốngMacron
đối đầu phe đối lập.
Trước mắt, thử thách lớn
đầu tiên của ông Attal sẽ là
thu hẹp số ghế của đảng Tập
hợp Quốc gia (đảng đối lập
ở Pháp) trong cuộc bầu cử
Nghị viện châu Âu sắp tới.
Đảng Tập hợp Quốc gia do
ông Jordan Bardella đứng đầu
và ông này chỉ mới 28 tuổi,
còn trẻ hơn ông Attal khiến
nhiều người mong chờ cuộc
đối đầu của hai chính trị gia
trẻ tuổi của Pháp.
“Nếu ôngAttal thành công
vượt qua thử thách này, ông ấy
chắc chắn sẽ trở thành người
kế nhiệm của ông Macron
trong cuộc đua tổng thống
Pháp vào năm2027” - chuyên
gia Maillard nhận định.•
Các binh sĩ Mỹ tại căn cứ không quânAl Asad (Iraq)
vào tháng 2-2023. Ảnh: QUÂNĐỘI MỸ
Quốc tế -
ThứNăm 11-1-2024
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook