8
Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong đồi Cù dừng thi công
Ngày 10-1, nguồn tin riêng của PV cho biết UBND TP
Đà Lạt đã yêu cầu Công ty Hoàng Gia Đà Lạt dừng thi
công và tháo dỡ những hạng mục xây dựng không phép
của dự án tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong đồi
Cù, TP Đà Lạt.
Đây là công trình xây dựng gây xôn xao dư luận cả nước
khi tòa nhà xây dựng sai cả về khối tích và diện tích này
mọc lên đã che khuất tầm nhìn của TP Đà Lạt hướng về
núi Langbiang.
Theo văn bản thỏa thuận của UBND tỉnh Lâm Đồng, công
trình đang xây dựng là tòa nhà có diện tích 6.120 m
2
, nằm ở
khu vực lỗ golf số 8 trong sân golf Đồi Cù. Nguồn tin
cho biết đến thời điểm hiện tại, Công ty Hoàng Gia Đà
Lạt đã xây dựng một khối công trình có diện tích
3.333 m
2
. Đây là khối công trình có mái che nhiều công
năng, trong đó có nhà hàng và lưu trú với tổng chiều
cao 12 m.
Trước đó, tháng 4-2023, UBND TP Đà Lạt và phường
1 đã lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công. Tuy
nhiên, đơn vị này vẫn tiếp tục thi công, xây dựng từ đó
đến nay.
VÕ TÙNG
Đô thị -
ThứNăm 11-1-2024
CôngtrìnhxâydựngtòanhàCâulạcbộGolfĐàLạtbêntrongđồiCù.
Ảnh:VÕTÙNG
Cần Giờ tiếp tục phát triển du lịch xanh
UBND huyện Cần Giờ tiếp tục phát triển du lịch cộng đồng gắn với du
lịch xanh, bền vững. Cạnh đó, triển khai định hướng cho các điểm đến xây
dựng sản phẩm du lịch xanh, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh
thái rừng, sinh thái nông nghiệp và sinh thái biển. Tiếp đến là tuyên truyền
cho người dân và du khách thực hành các hoạt động tiêu dùng xanh trong
du lịch. Đặc biệt, huyện thường xuyên khảo sát, đánh giá khả năng tiếp
cận, sức chịu tải của hệ thống tài nguyên du lịch... Cuối cùng là quảng bá
hình ảnh của du lịch Cần Giờ nói chung và điểm đến du lịch cộng đồng
Thiềng Liềng nói riêng.
Ông
NGUYỄNVĂN CHÍNH
,
Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin,
UBND huyện Cần Giờ
Cần cải thiện cơ sở vật chất cho du lịch
Mặc dù các chương trình du lịch nội đô xuất hiện và mang nhiều nét
riêng, đặc sắc nhưng vẫn chưa thật sự tiếp cận và phổ biến nhiều đến du
khách trong và ngoài nước.
TP cần cải thiện, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đạt tiêu chuẩn phục
vụ du lịch. Đồng thời, tăng tính đặc sắc cho sản phẩm thông qua kết hợp
câu chuyện được lồng ghép vào sản phẩm và đề cao tính trải nghiệm hơn
nữa cho du khách. Song song đó, đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch di
tích lịch sử - văn hóa trong lòng TP hiện đại, xây dựng hệ sinh thái du lịch
thông minh, ứng dụng công nghệ vào phát triển du lịch.
Ông
TRẦN QUANG DUY
,
CEO Công ty Du lịch Chim Cánh Cụt
THUTRINH
C
hiều 10-1, Sở Du lịch TP.HCM
tổ chức hội nghị tổng kết năm
2023 và triển khai phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm ngành
du lịch TP.HCM năm 2024.
Tại đây, ông Lê Trương Hiền Hòa,
Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM,
cho biết năm 2023, TP.HCM tiếp tục
là đơn vị dẫn đầu cả nước về tỉ lệ
khách, doanh thu và đóng góp cho
ngành du lịch Việt Nam với 5 triệu
lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách
nội địa, tổng thu là 160.000 tỉ đồng.
Phát triển du lịch xanh,
bền vững
Ông Hòa cho hay năm 2024,
TP.HCM đặt mục tiêu đón 6 triệu
lượt khách quốc tế, 38 triệu lượt
khách nội địa, tổng thu của ngành
du lịch đạt tối thiểu 190.000 tỉ đồng.
Phó giám đốc Sở Du lịch nói thêm
ngành du lịch tiếp tục tập trung triển
khai thực hiện chiến lược phát triển
du lịch TP.HCM đến năm 2030.
“TP.HCM xác định mục tiêu năm
2024 là phát triển du lịch xanh, du
lịch bền vững và tạo liên minh kích
cầu du lịch. Cạnh đó, TP ứng dụng
chuyển đổi số, công nghệ thông tin,
giới thiệu nền tảng Metaverse, mở
nền tảng bản đồ 3D/360 trên phạm
vi cả nước” - ông Hòa nói.
Về công tác xúc tiến du lịch, Sở Du
lịch tổ chức quảng bá, xúc tiến đến
các thị trường nước ngoài như hội
chợ IMEX Frankfurt, Roadshow tại
Úc, hội chợ IMEXAmerica, hội chợ
ITBAsia, hội chợ WTM London…
Bên cạnh đó, TP nâng tầm và nâng
chất các sự kiện định kỳ hiện có như
Lễ hội Áo dài, Ngày hội Du lịch, Hội
chợ Du lịch quốc tế, Tuần lễ Du lịch,
phấn đấu đưa sự kiện Lễ hội Sông
nước trở thành sự kiện đặc trưng.
Nên phát triển sản phẩm
đặc trưng
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ
tịch UBND TP.HCM, cho biết mặc
dù lương khach quôc tê đến TP co
tăng trương manh so vơi năm 2022
song chi mơi phuc hôi khoang 60%
so vơi năm 2019, trong khi tỉ lê nay
cua ca nươc la 70%.
Ông Dũng nói thêm: “Lo làm du
lịch vào sâu, nghĩ lâu, ra chậm”.
Có nghĩa là làm sao cho khách du
lịch vào sâu hơn nữa trong vùng đất
Việt Nam, nghỉ lâu để chi tiêu và ra
khỏi đất nước chậm thôi.
Theo ông Dũng, bên cạnh sự chủ
động tham mưu của ngành du lịch
phải có sự chủ động “vào cuộc” quyết
liệt, đồng bộ như “người trong cuộc”
của nhiêu ngành khác. Đồng thời
nêu cao vai trò của hiệp hội, đơn vị
chủ lực ngành du lịch... đầu tư tour
tuyến, sản phẩm giới thiệu du lịch
hấp dẫn làm sao để du khách “nghe
nói ít thôi mà biết nhiều”...
Bên cạnh đó, TP cần một tiêu chí
chuẩn cho du khách mà không cần
phát sinh thủ tục hành chính để doanh
nghiệp thamgia. Đừng để thủ tục hành
chínhmới trở thành rào cản khi doanh
Năm 2024, TP.HCM
đặt mục tiêu thu
190.000 tỉ từ du lịch
Ngành du lịch TP.HCMsẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu, tạo
bước chuyển biến có tính đột phá trong liên kết phát triển du lịch
với các vùng, địa phương khác trên cả nước.
nghiệp tham gia xây dựng sản phẩm.
Ngoài chương trình “Mỗi quận,
huyện co it nhât một sản phẩm du
lịch đặc trưng” thì ngành du lịch có
thể lan toamanhmẽ chương trinh nay
đên cac phương, xa, thi trân theo tinh
thân “Môi phương, xa môt hoat đông
thiêt thưc cho phat triên du lich”.
Để tạo bứt phá, tăng tốc phát triển
nhanhvà bềnvững, ôngNguyễnTrùng
Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc
gia Việt Nam, đề nghị ngành du lịch
TP.HCM bám sát các nghị quyết, chỉ
thị, kết luận của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
các chiến lược của ngành.
Cạnh đó, Sở Du lịch tham mưu
UBND TP chủ động triển khai các
giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp và người lao động
theo Nghị quyết 82 của Chính phủ.
Ông Khánh đề xuất: TP đẩy mạnh
địnhhướngxâydựng, phát triểncác sản
phẩm dịch vụ du lịch mới, sản phẩm
dịch vụ đặc trưng riêng. “Ngành du
lịch TP.HCM phát huy vai trò nòng
cốt, đầu tàu, tạo bước chuyển biến
có tính đột phá, lan tỏa trong liên
kết phát triển du lịch nội vùng Đông
Nam Bộ, liên kết với vùng ĐBSCL
và các vùng, địa phương khác trong
cả nước” - ông Khánh nói.
Ngoài ra, TPxây dựng và triển khai
chương trình xúc tiến du lịch của địa
phương phù hợp với định hướng,
chương trình xúc tiến du lịch quốc
gia. TPnghiên cứu, đề xuất những cơ
chế, chính sách và giải pháp cụ thể
tháo gỡ vướng mắc, phát triển toàn
diện, đồng bộ ngành du lịch (về thuế,
đất đai, tự chủ, cơ chế phối hợp…).
“Bộ VH-TT&DL và Cục Du
lịch quốc gia tin tưởng với sự nỗ
lực và quyết tâm cao, ngành du lịch
TP.HCM s tiếp tục phát huy những
kết quả, thành tựu đạt được, tập trung
thực hiện tốt mọi mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra, góp phần quan trọng vào
sự phục hồi, tăng trưởng du lịch Việt
Nam năm 2024 và những năm tiếp
theo” - ông Khánh tin tưởng.•
Năm2023, TP.HCMthu hút 5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu là 160.000 tỉ đồng. Ảnh: THUTRINH
HuyệnCầnGiờsẽtiếptụcpháttriểndulịchcộngđồnggắnvớidulịchxanh,
bềnvững.Ảnh:THUTRINH
Năm 2024, TP.HCM đặt
mục tiêu đón 6 triệu lượt
khách quốc tế, 38 triệu
lượt khách nội địa, tổng
thu của ngành du lịch đạt
tối thiểu 190.000 tỉ đồng.