9
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống
nhất không tiếp tục định hướng phát
triển mở rộng, không quy hoạch một
số vị trí lấn biển để triển khai dự án tại
khuvựcdọctrụcđườngTrầnPhú-Phạm
VănĐồng, đoạn từkhuvựcHồTiênđến
khu quân cảng Hải quân. Tại các khu
vực này chỉ cho phép cải tạo bãi tắm
phục vụ nhân dân và du khách nhưng
phải đảm bảo yếu tố về môi trường,
biến đổi khí hậu theo đúng quy định.
Điều này cũng được thể hiện trong
Đồ án quy hoạch chung TP Nha Trang
mà tỉnh đang trìnhThủ tướng xemxét,
phê duyệt.
Ông
NGUYỄN TẤN TUÂN
,
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
Địa phương ưu tiên nguồn lực phát
triển kinh tế, quy hoạch phát triển đô
thị về phía biển. Ưu tiên dành những vị
trí tốt,“đất vàng”tại khu vực đô thị, kể
cảởkhuvực trung tâmTPQuyNhơnđể
phát triển công viên, cây xanh, đặc biệt
vùng không gian ven biển phải mở và
dành cho cộng đồng. Tỉnhmuốn“kéo”
đô thị gần với không gian biển bằng
việcmở rộng nhiều con đường hướng
rabiển, giải phóngcác tòanhà, các khối
khách sạn… chắn lối xuống biển. Mở
rộng tuyến đường sát biển - đường
XuânDiệu, xây dựng thêmnhiều công
viên, phố đi bộ dọc biển...
Tỉnh biết trước sẽ có khó khăn khi
thực hiện nhưng quyết tâm làm cho
được. Cónhưvậy, khônggianđô thị nói
chung và của TP Quy Nhơn nói riêng
mới có thể phát triển theohướngnhân
văn, hiệnđại, giàubản sắc vàbền vững.
Ông
NGUYỄN TỰ CÔNG HOÀNG
,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
Họ đã nói
Khách sạn BìnhDương và khách sạnHoàng Yến, hai trong số ba khách sạn
cao tầng phía ven biểnQuy Nhơn phải di dời. Ảnh: THUDỊU
xây dựng toàn khu được khống chế
khoảng 2,17%, mật độ cây xanh sẽ
tăng thêm 25% so với hiện tại, giao
thông được thiết kế thông minh, kết
nối thuận lợi, có nhiều bãi đỗ xe và
trạm trung chuyển.
Một trong những điểm mới của
ý tưởng thiết kế là tạo ra một con
đường đạp xe dài 20 km xuyên suốt
để ngắm cảnh bờ biển Nha Trang.
Đoạn đường từ cầuAn Viên đến khu
vực Vega City với màu sắc và vật
liệu an toàn, tạo nên sự thoải mái
cho người sử dụng.
Sau khi bản thiết kế ý tưởng đô
thị khu vực phía đông đường Trần
Phú - Phạm Văn Đồng được Ban
Thường vụ Tỉnh ủy thông qua,
UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo
UBND TP Nha Trang lập các quy
hoạch phân khu khu dân cư các
phường, xã có phạm vi ranh giới
liên quan, gửi Sở Xây dựng tỉnh
thẩm định và trình UBND tỉnh
phê duyệt.
Bình Định không cấp phép
các khu nhà cao tầng
phía bờ biển
Tương tự, tỉnh Bình Định cũng
đang quy hoạch, di dời các công trình
chắn biển để lấy lại không gian biển
cho cộng đồng.
Bờ biển ở khu vực nội thành TP
QuyNhơn, BìnhĐịnh dài 5 km, đoạn
từ Mũi Tấn (phường Hải Cảng) tới
đường An Dương Vương (phường
Ghềnh Ráng). TheoUBND tỉnh Bình
Định, khu vực này địa phương sẽ
không cấp phép xây dựng các khu
nhà cao tầng phía bờ biển, đồng thời
thực hiện di dời các khách sạn đang
tọa lạc ở phía biển để giải phóng
không gian. Cuối tháng 12-2023,
UBND tỉnh Bình Định đã chi trả
43 tỉ đồng để di dời khách sạn Bình
Dương. Đây là khách sạn đầu tiên
trong ba khách sạn phía ven biển
gồm Bình Dương, Hải Âu, Hoàng
Yến phải di dời.
“Khách sạn Bình Dương chốt
thời hạn di dời, tỉnh bố trí và
chuyển đủ tiền bồi thường, đồng
thời hoán đổi vị trí đất phù hợp
để Binh đoàn 15 xây dựng Nhà
an điều dưỡng cho binh đoàn” -
ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Sở
TN&MT tỉnh Bình Định, nói và
cho biết hai khách sạn còn lại sẽ
được di dời trong thời gian tới.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định chia sẻ
địa phương không rào chắn, cấp
phép cho các dự án xây dựng ở phía
bờ biển; di dời toàn bộ khối nhà cao
tầng phía biển để trả lại không gian
chung cho cộng đồng. Đây là điều
mà chính quyền các cấp tỉnh Bình
Định cam kết thực hiện.
Bình Định cũng cam kết dành
“đất vàng” để phát triển không gian
chung cho người dân. Khắp TPQuy
Nhơn, những quảng trường, hoa
viên, công viên bố trí xen kẽ các khu
dân cư. Quảng trường có trung tâm
thương mại TP Quy Nhơn, Quảng
trường Nguyễn Tất Thành, hệ thống
công viên, hoa viên xanh kéo dài từ
Mũi Tấn tới cuối đường An Dương
Vương; khu vui chơi cho người dân,
phố đi bộ…
Bình Định đưa TP gần hơn về phía
biển bằng việc mở rộng các tuyến
đường hướng ra biển; quy hoạch xây
dựng không gian ngầm phục vụ các
hoạt động kinh tế, dịch vụ - du lịch.
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định
cho biết dự kiến chọn hai vị trí
quy hoạch không gian ngầm ở TP
Quy Nhơn, gồm khu vực công viên
thiếu nhi với diện tích khoảng 5
ha, trong đó phía bắc giáp đường
Xuân Diệu, phía nam giáp khách
sạn Hải Âu, phía tây giáp đường
An Dương Vương và phía đông
XUÂNHOÁT - THUDỊU
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa và
Bình Định cho biết địa phương
đang quyết liệt di dời các công trình
chắn biển, trả lại không gian ven
biển cho cộng đồng.
Khánh Hòa di dời
công trình chắn biển
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch
UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết về
cơ bản, việc quy hoạch bờ biển phía
đông đường Trần Phú - Phạm Văn
Đồng (TPNha Trang) đã hoàn thành.
Hiện một số công trình chắn biển
Nha Trang như Khu du lịch Ana
Mandara đã được di dời, trả lại mặt
bằng cho chính quyền quản lý. Trong
khi đó, một số công trình như Sailing
Club, nhà hàng Louisiane cũng đã
có chủ trương di dời.
“Những công trình còn hợp đồng
thuê đất tỉnh sẽ chấm dứt khi hết hạn,
một số sẽ được tỉnh gia hạn thời gian
ngắn trong lúc chờ quy hoạch TP
Nha Trang được Trung ương duyệt.
Về cơ bản, tỉnh sẽ sắp xếp lại sao
cho mục đích phục vụ cộng đồng,
người dân, du khách được đặt lên
cao nhất” - ông Tuân nói.
Hồi tháng 9-2023, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa thông qua
thiết kế ý tưởng đô thị khu vực phía
đông đường Trần Phú - Phạm Văn
Đồng. Theo đó, khu vực phía đông
đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng
sẽ có một số công trình điểm nhấn
mang yếu tố biểu tượng như: Nhà
hát Đại Dương, cầu An Viên, ngôi
làng ven biển, Khu phức hợp bảo
tàng Yersin…
Công trình Nhà hát Đại Dương
nằm ở Quảng trường Đại Dương và
khu đô thị trung tâm (khu vực sân
bay Nha Trang cũ) là sự kết hợp giữa
Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, nhà hát
trong nhà và ngoài trời. Đây cũng
là trung tâm hội nghị đẳng cấp, trở
thành một biểu tượng mới của TP
Nha Trang.
Đáng chú ý, theo thiết kế ý tưởng
đô thị khu vực phía đông đường Trần
Phú - Phạm Văn Đồng được thông
qua, sẽ có hàng loạt công trình cải
tạo và xây mới hạng mục cảnh quan,
đô thị đẳng cấp phục vụ cộng đồng.
Cụ thể, các công trình này được phân
bố theo bốn khu gồm: Công viên tịnh
dưỡng và du thuyền (khu 1), công
viên di sản văn hóa (khu 2), công
viên bờ biển dài (khu 3) và công
viên thưởng ngoạn (khu 4).
Ngoài ra, các công trình như
Bốn Mùa, Sailing Club, nhà hàng
Louisiane… (khu 3) được đơn vị
tư vấn đề xuất tháo dỡ công trình
kiên cố để cải tạo hiện trạng công
viên, tạo không gian mở, thân thiện
với khu vực xung quanh. Mật độ
Một số công trình chắn biển sẽ được tỉnh KhánhHòa di dời. Ảnh: XUÂNHOÁT
Khánh Hòa, Bình Định lấy lại
bờ biển để phục vụ cộng đồng
KhánhHòa đã di dời một số công trình chắn biểnNha Trang, BìnhĐịnh sẽ di dời các khách sạn đang tọa lạc
ở phía biển để giải phóng không gian.
giáp biển Quy Nhơn. Vị trí thứ
hai nằm ở khu vực Quảng trường
Quy Nhơn, quy mô 3,61 ha, trong
đó phía bắc giáp đường Trường
Chinh, phía nam giáp đường Trần
Thị Kỷ, phía đông giáp đường
Nguyễn Tất Thành và phía tây giáp
đường Lê Duẩn.
Ông Trần Viết Bảo, Giám đốc
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, nói:
“Nghiên cứu thêm những không
gian ngầm để xây dựng các công
trình dịch vụ nhằm phục vụ du lịch.
Việc quy hoạch những không gian
ngầm thế này vừa đảmbảo được mục
tiêu là để không phá vỡ quy hoạch
chung của đô thị Quy Nhơn và đáp
ứng mục tiêu kiến tạo không gian
mở về phía biển, vừa đảm bảo thực
hiện được các hoạt động du lịch về
đêm cho đô thị này”.•
Ông Nguyễn Tấn Tuân,
Chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa, cho biết về
cơ bản, việc quy hoạch
bờ biển phía đông đường
Trần Phú - Phạm Văn
Đồng (TP Nha Trang)
đã hoàn thành.