010-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 11-1-2024
Nam (Công tyMinhKhang) đăng ký
tên cuộc thi là Miss Peace Vietnam.
Công ty Cổ phầnQuảng cáoThương
mại Sen Vàng (Công ty Sen Vàng)
đăng ký tên cuộc thi là Miss Grand
Vietnam. Tuy nhiên, khi dịch sang
tiếng Việt, cả hai cuộc thi đều là
Hoa hậu Hòa bình Việt Nam, gây
nên sự trùng lặp.
Sau một thời gian, Công ty Minh
Khang đã tiến hành các thủ tục khởi
kiện ra tòa.
Theo thông báo thụ lý ngày 1-11-
2023, Công ty Minh Khang khởi
kiện Công ty Sen Vàng và bà Phạm
Thị Kim Dung (Tổng Giám đốc).
Phía Công ty Minh Khang yêu
cầu Công ty Sen Vàng chấm dứt
việc sử dụng nhãn hiệu Hoa hậu
Hòa bình Việt Nam trên các cơ sở,
phương tiện kinh doanh của Công
ty Sen Vàng (website, mạng xã
hội, poster, bảng hiệu, phương tiện
truyền thông…). Đồng thời xóa
bỏ nhãn hiệu Hoa hậu Hòa bình
Việt Nam đã gắn trên các cơ sở
và phương tiện kinh doanh trước
đó... Nguyên đơn cũng yêu cầu
bà Phạm Thị Kim Dung chấm dứt
việc sử dụng nhãn hiệu đang tranh
chấp dưới tư cách cá nhân, xóa bỏ
nhãn hiệu đã gắn trên các cơ sở và
phương tiện dưới tư cách cá nhân
phục vụ cho việc kinh doanh của
Công ty Sen Vàng.
Bên cạnh đó, yêu cầu bị đơn xin
lỗi, cải chính công khai và mở cuộc
họp báo xin lỗi tại TP.HCM.
Kinh nghiệm rút ra
từ vụ việc
Dù vụ việc mới ở giai đoạn thụ
lý, ai đúng - ai sai phải chờ tòa án
có thẩm quyền ra phán quyết. Thế
nhưng, câu hỏi được nhiều người
đặt ra là: Làm sao để có thể bảo vệ
mình và tránh khỏi những rắc rối
pháp lý tương tự?
Để làm rõ điều này,
Pháp Luật
TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với
TS Nguyễn Thái Cường, chuyên
gia luật SHTT, giảng viên Trường
ĐH Luật TP.HCM.
Theo TS Cường, Luật SHTT năm
2005 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy
định “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp
ứng các điều kiện nhất định.
Về điều kiện xác lập quyền, các
đối tượng cần được thông qua thủ
tục đăng ký để xác lập quyền đối
với nhãn hiệu, trừ trường hợp là
nhãn hiệu nổi tiếng.
Điều 6 Luật SHTT quy định
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở
quyết định cấp văn bằng bảo hộ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo thủ tục đăng ký quy định tại
luật này hoặc công nhận đăng ký
quốc tế theo điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên”.
Đáng chú ý, đối với các cuộc thi
về sắc đẹp, có hai vấn đề cần xem
xét là quyền tác giả đối với chương
trình cuộc thi và nhãn hiệu.
Tuy nhiên, cần phân định rõ là
việc cấp giấy chứng nhận quyền
tác giả chỉ có ý nghĩa bảo hộ cho
tác phẩm viết như là một loại hình
tác phẩm thuộc quyền tác giả. Còn
về nhãn hiệu, việc dịch nghĩa ra
tiếng Việt nếu muốn được bảo hộ
dưới danh nghĩa nhãn hiệu thì phải
đăng ký dưới danh nghĩa một đối
tượng riêng.
Thêm vào đó, tên gọi của các tác
phẩm không phải là một đối tượng
độc lập được bảo hộ theo Điều 14
Luật SHTT.
YẾNCHÂU
N
hững ngày gần đây, thông
tin về vụ tranh chấp tên gọi
cuộc thi Hoa hậu Hòa bình
Việt Nam tiếp tục gây xôn xao dư
luận sau khi TAND TP.HCM có
thông báo thụ lý vụ kiện.
Không chỉ liên quan đến việc thi
hoa hậu, vụ kiện này còn được quan
tâm bởi những vấn đề xoay quanh
quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) - điều
mà không phải ai cũng nắm rõ.
Tranh chấp vì tên dịch ra
tiếng Việt giống nhau
Vụ kiện bắt nguồn từ việc tranh
chấp tên gọi Hoa hậu Hòa bình Việt
Nam 2022, có hai đơn vị đều công
bố cuộc thi có tên gọi tiếng Việt là
Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022,
chỉ khác tên tiếng Anh.
Cụ thể, Công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ Minh Khang Việt
Bài học từ vụ
tranh chấp
tên gọi cuộc
thi hoa hậu
Theo TS NguyễnThái Cường, nên đăng
ký đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ đối với
các đối tượng có thể gây nhầm lẫn nhưng
có khả năng dịch ra tiếng Việt…
Khoản 1 Điều 129 của luật này
cũng quy định hành vi sử dụng dấu
hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về
nguồn gốc dịch vụ được thực hiện
mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu.
“Từ đó, có thể thấy nếu chủ thểA
được cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu) thì sau thời điểm này nếu các
cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn
hiệu trùng hoặc tương tự, gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu của chủ thể A có
thể bị xem là hành vi xâm phạm
nhãn hiệu” - TS Cường nói.
Từ đó, theo ông Cường, để tránh
những tranh chấp xảy ra và bảo vệ
tốt nhất quyền lợi của mình, các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên
lưu ý một số nội dung.
Thứ nhất, cần tìm hiểu quy định
chung về các vấn đề liên quan đến
SHTT, việc xác lập quyền đối với
nhãn hiệu và quyền tác giả cũng
như các đối tượng khác của quyền
SHTT liên quan đến các cuộc thi.
Thứ hai, cần đăng ký đầy đủ các
quyền SHTT đối với các đối tượng
có thể gây nhầm lẫn nhưng có khả
năng dịch ra tiếng Việt (cần đăng
ký bảo hộ tên gọi bằng tiếng Việt
dưới danh nghĩa nhãn hiệu hoặc các
đối tượng khác).
Thứ ba, không sử dụng nhãn hiệu
của người khác đã được đăng ký văn
bằng bảo hộ, trừ khi được người đó
ủy quyền sử dụng hợp pháp hoặc
các quyền hợp pháp khác.•
Phía Sen Vàng nói gì?
Sau khi TANDTP.HCM thụ lý vụ án, ngày 6-1-2024, đại diện Công ty Sen
Vàng ra thông cáo báo cáo để phản hồi.
Theo Công ty SenVàng, tính đến thời điểmhiện tại, chỉ có cuộc thi Miss
GrandVietnam do Công ty SenVàng tổ chức có tên tiếngViệt là Hoa hậu
Hòa bình Việt Nam (sau khi tranh chấp xảy ra, phía Công ty Minh Khang
chỉ còn sử dụng tên tiếng Anh).
Công ty Sen Vàng cho rằng chính Công ty Minh Khang mới là bên
đang xâm phạm nhãn hiệu Hoa hậu Hòa bình Việt Nam của họ, gây nên
sự nhầm lẫn đối với công chúng.
Vì vậy, Công ty Sen Vàng sẽ phản tố để chứng minh Công ty Minh
Khang mới là bên đang xâm phạm nhãn hiệu này…
Về nhãn hiệu, việc dịch
nghĩa ra tiếng Việt nếu
muốn được bảo hộ dưới
danh nghĩa nhãn hiệu
thì phải đăng ký dưới
danh nghĩa một đối
tượng riêng.
“Nổ” thânvới cônganđể nhận tiền“chạy án”
Sáng 10-1, TAND
huyện Châu Đức, Bà
Rịa-Vũng Tàu tuyên
phạt Lê Văn Cơ (42 tuổi)
12 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Theo HĐXX, Cơ
dùng thủ đoạn đưa ra
những thông tin gian
dối, sai sự thật là quen
biết nhiều cán bộ công
an để giúp Nguyễn
Thành Trung (41 tuổi)
được nhẹ tội nhưng với
mục đích chiếm đoạt
tài sản để tiêu xài cá nhân.
Một số cá nhân giúp Trung đưa tiền cho Cơ nhưng theo
HĐXX, hành vi của họ không cấu thành tội môi giới hối
lộ. Bởi lẽ Cơ không phải người có chức vụ, quyền hạn và
Cơ cũng không đi gặp ai để lo việc “chạy án” cho Trung.
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên
tòa thì khoảng tháng 12-2022, Cơ nói chuyện với một
người quen tên T thì được biết Trung đang bị khởi tố về
tội cướp tài sản và cố ý gây thương tích.
Do cần tiền tiêu xài cá nhân nên Cơ nảy sinh ý định lừa
đảo, chiếm đoạt tiền của Trung. Dù không quen nhưng Cơ
vẫn nói với T là quen biết với lãnh đạo Công an tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, huyện Châu Đức và nhiều mối quan hệ khác
có thể “chạy án” cho Trung, giúp Trung được nhẹ tội.
Nghe vậy, T xin số điện thoại của Cơ và gọi điện cho
Trung qua ứng dụng Telegram nói: “Em có quen biết anh
Cơ, có kể tình tiết vụ án của anh cho anh Cơ nghe. Anh
Cơ nói là sẽ nhờ người giúp được”. Sau đó, T đưa số điện
thoại của Trung cho Cơ.
Cơ gọi điện qua ứng dụng Telegram cho Trung và nói
cần trước 200 triệu đồng để đi nhờ, giúp Trung được nhẹ
án. Do Trung đang trên đường trốn truy nã nên đã nhờ bạn
(không rõ họ tên, địa chỉ) mang đến nhà một người quen
để đưa cho Cơ 200 triệu đồng. Cơ yêu cầu Trung chia số
tiền này thành hai bì thư rồi đưa đến trước cổng nhà Cơ.
Sau khi nhận tiền, Cơ gọi điện cho Trung xác nhận và
nói từ từ rồi tính. Đến ngày 4-1-2023, để Trung tin tưởng
hơn, Cơ làm giả nội dung tin nhắn của trưởng Công
an huyện Châu Đức với nội dung chuyển thêm tiền để
chuyển vụ việc xuống hành chính, rồi chuyển cho Trung.
Tính đến tháng 4-2023, Trung đã chuyển cho Cơ 450
triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, Cơ không gặp ai để
“chạy án” mà tiêu xài cá nhân. Do nghi ngờ Cơ lừa đảo
nên Trung yêu cầu Cơ trả lại tiền cho mình. Cơ chỉ trả
được 50 triệu đồng, rồi không có khả năng trả nữa nên
Trung đi tố cáo.
PHÚ SƠN - TRÙNG KHÁNH
Bịcáonhậnmứcán12nămtù.Ảnh:PS
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook