14
Do bị va quẹt xe nên gương chiếu hậu bên phải của
xe bị hỏng. Tôi tính sẽ mua gương mới thay vào vì sợ bị
CSGT phạt lỗi không có đầy đủ gương chiếu hậu nhưng
bạn tôi cho biết chỉ cần gương chiếu hậu bên trái là được.
Xin hỏi xe máy chỉ sử dụng gương chiếu hậu bên trái thì
có bị xử phạt không?
Bạn đọc
Nguyễn Thoại
(TP.HCM)
Luật sư
Trịnh Công Minh
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả lời:
Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới khi
tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu và các trang
bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
Tuy nhiên, theo Điều 17 Nghị định 100/2019 (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 123/2021), đối với người điều
khiển mô tô
,
xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe
tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy khi tham
gia giao thông không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có
gương chiếu hậu bên trái nhưng không có tác dụng thì sẽ
bị xử phạt 100.000-200.000 đồng.
Như vậy, việc xe máy thiếu gương chiếu hậu bên phải
sẽ không bị xử phạt nhưng thiếu gương chiếu hậu bên
trái hoặc có gương chiếu hậu bên trái nhưng không có tác
dụng sẽ bị xử phạt, mức phạt như đã nêu trên.
Bên cạnh đó, nếu chỉ lắp gương chiếu hậu bên trái cũng
cần phải chú ý một số yêu cầu kỹ thuật theo Quy chuẩn
QCVN 14:2015/BGTVT.
Theo đó, gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại
gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định. Gương phải
được lắp đặt chắc chắn để người lái điều chỉnh dễ dàng tại vị
trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách
tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái…
HUỲNH THƠ
Bạn đọc -
ThứNăm 11-1-2024
Ngườiđiềukhiểnxesẽbịphạttiềnnếuxekhôngcógươngchiếuhậu
bêntráihoặccónhưngkhôngcótácdụng.Ảnh:HUỲNHTHƠ
Mức đóng BHYT hộ gia đình
Hiện nay, mức đóng BHYT hộ gia đình được quy định bằng 4,5%
mức lương cơ sở hiện hành.
Người thứ nhất: 1,8 triệu đồng/tháng x 4,5% = 81.000 đồng/tháng
(972.000 đồng/năm).
Người thứ hai đóng bằng 70%mức đóng của người thứ nhất = 56.700
đồng/tháng (680.400 đồng/năm).
Người thứ ba đóng bằng 60%mức đóng của người thứ nhất = 48.600
đồng/tháng (583.200 đồng/năm).
Người thứ tư đóng bằng 50%mức đóng của người thứ nhất = 40.500
đồng/tháng (486.000 đồng/năm).
Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất
= 32.400 đồng/tháng (388.800 đồng/năm).
BHXH TP.HCM
kêu gọi mọi người tích cực tham
gia các hoạt động từ thiện, nhân
đạo như một mệnh lệnh từ trái tim.
Mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ các
hoàn cảnh khó khăn, nhân lên những
hành động tử tế, góp phần xây dựng
một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng
nhân ái” - ông Tuấn chia sẻ.
ÔngTrầnDũngHà, PhóGiámđốc
BHXH TP.HCM, cho biết chương
trình đã trao tặng 5.694 thẻ BHYT
với tổng số tiền gần 2,9 tỉ đồng từ
nguồn hỗ trợ của hơn 150 đơn vị,
cá nhân. Trong đó, chương trình đã
tặng 2.172 thẻ BHYT cho những
người thuộc hộ cận nghèo; 2.618 thẻ
BHYT cho học sinh có hoàn cảnh
khó khăn; 904 thẻ BHYT cho người
có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời,
LĐLĐ TP đã vận động tặng 55 sổ
BHXH cho đoàn viên nghiệp đoàn
với số tiền là 196.020.000 đồng.
“Trong năm2024, Ủy ban MTTQ
Việt Nam tiếp tục phối hợp với
BHXH và LĐLĐ TP.HCM phát
động chương trình vận động tặng
sổ BHXH, thẻ BHYT cho người
có hoàn cảnh khó khăn, góp phần
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
trên địa bàn TP. Việc trao tặng thẻ
BHYT cho người có hoàn cảnh
khó khăn là một trong những hoạt
động an sinh xã hội thường niên
của TP.HCM. Thông qua hoạt động
này đã góp phần nâng cao tỉ lệ bao
phủ BHYT, đảm bảo an sinh xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân TP” - ông Hà thông tin.
Có BHYT, đỡ gánh nặng
khi bị bệnh
Cầm thẻ BHYT trên tay, anh Lê
Văn Khứ (ngụ đường Tân Kỳ Tân
Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) vui
mừng cho biết đây là lần đầu tiên
anh được tặng thẻ BHYT miễn phí.
Từ thời điểmnày, anh có thể đi khám
bệnh mỗi khi “trái gió trở trời” mà
không lo không có tiền trả viện phí.
Anh Khứ cho biết: Anh quê ở
An Giang, trước đây anh cùng vợ
ở quê làm ruộng. Bốn năm trước,
vợ chồng anh lên Bình Dương làm
công nhân, tại đây anh được công
ty tham gia BHYT.
Từnăm2022, anh nghỉ việc ởBình
Dương, cùng vợ đến TP.HCM thuê
nhà trọ sinh sống và từ đó anh không
còn tham gia BHYT nữa. Hiện nay
anh làm nghề chạy xe ôm, thường
xuyên dãi nắng dầm mưa nên việc
bị ốm đau là chuyện thường ngày.
“Nghe chủ nhà trọ thông báo vợ
chồng tôi đến chương trình nhận thẻ
BHYTmiễn phí, tôi mừng lắm. Bởi
hai năm nay kinh tế khó khăn, tôi
lo chạy cơm từng bữa nên không
có tiền mua thẻ BHYT. Có những
hôm tôi bị bệnh cảm nặng, chỉ dám
NGUYỄNHIỀN
S
áng 10-1, Ủy ban MTTQViệt
Nam TP.HCM phối hợp với
BHXHTP.HCMvà Liên đoàn
Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức
Hội nghị tuyên truyền chính sách
BHXH, BHYT và chương trình
trao tặng thẻ BHYT cho người dân
có hoàn cảnh khó khăn năm 2023
trên địa bàn TP.
Nguồn kinh phí trao tặng thẻ
BHYT, các phần quà trong chương
trình được hỗ trợ từ các đơn vị, tổ
chức, cá nhân và sự đóng góp của
cán bộ, viên chức, người lao động
BHXH TP.HCM.
Chương trình với mong muốn
nhân lên những giá trị nhân văn,
cao đẹp của chính sách BHXH,
BHYT, lan tỏa tình yêu thương để
Tết ấm sẽ về với người dân còn khó
khăn, chưa có điều kiện tham gia
BHXH, BHYT.
Gần 5.700 thẻ BHYT được
trao cho người khó khăn
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm
Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban
MTTQ Việt Nam TP.HCM, đã ghi
nhận và trân trọng cảm ơn những
tấm lòng quý báu, sự đồng hành của
các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong
công tác tặng thẻ BHYT, sổ BHXH
và quà tặng cho người có hoàn cảnh
khó khăn với mong muốn mang Tết
ấm đến với người nghèo.
Chương trình này không chỉ là sự
chia sẻ về vật chất, mà còn động viên
tinh thần, giúp người có hoàn cảnh
khó khăn giảm bớt gánh nặng về
chi phí khám chữa bệnh khi chẳng
may bị ốm đau, bệnh tật.
“Đối với người được tặng sổ
BHXH, có cơ hội được hưởng lương
hưu khi đủ điều kiện và được cấp
thẻ BHYT miễn phí suốt thời gian
hưởng lương hưu. Đồng thời, qua
chương trình này cũng muốn khơi
dậy tình yêu thương của mỗi người,
Người
dân có
hoàn
cảnh khó
khăn ở
TP.HCM
được
tặng thẻ
BHYT
miễn
phí. Ảnh:
NGUYỄN
HIỀN
đến tiệm thuốc Tây mua thuốc
uống, chứ không dám đến bệnh
viện khám. Nay có thẻ BHYT, tôi
có thể an tâm hơn lo cho sức khỏe
của mình” - anh Khứ chia sẻ.
Bà Nguyễn Ngọc Xinh (ngụ quận
8, TP.HCM) cho biết bà thuộc diện
hộ cận nghèo của phường. Những
năm trước, bà được tặng thẻ BHYT
miễn phí. Vì bản thân mắc nhiều
bệnh như thận, huyết áp cao, gan...
nên tháng nào bà cũng phải vô bệnh
viện khám, điều trị bệnh. Do có
thẻ BHYT nên mỗi lần khám chữa
bệnh, bà chỉ tốn khoảng 200.000-
300.000 đồng. Nhớ lại hồi chưa
có thẻ BHYT, có lần bà phải đóng
viện phí hơn 10 triệu đồng, số tiền
quá lớn so với kinh tế gia đình bà.
“Đối với người có điều kiện thì
chuyện bỏ ra vài triệu đồng để khám
chữa bệnh không lớn nhưng đối với
chúng tôi nó là khoản tiền không hề
nhỏ. Thẻ BHYT giống như “phao
cứu sinh” cho những người khó khăn
nếu chẳngmay bị bệnh tật. Hômnay
tôi đến chương trình để nhận quà,
chứ không phải nhận thẻ BHYTnhư
những lần trước. Bởi cuộc sống gia
đình tôi hiện cũng tạm ổn và có thể
tự mua cho mình thẻ BHYT. Tôi rất
cảm ơn những chương trình trao thẻ
BHYT như thế này vì rất ý nghĩa và
nhân văn” - bà Xinh bày tỏ.•
Thẻ BHYT giống như
“phao cứu sinh” cho
những người khó khăn,
nếu chẳngmay bị bệnh tật.
Xe máy chỉ có 1 gương chiếu hậu bên trái thì có bị phạt?
Xe máy không nhất thiết phải có cả hai gương chiếu hậu nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Thẻ BHYT: “Phao cứu sinh”
cho những người khó khăn
Hơn 150 đơn vị hỗ trợ kinh phí với gần 2,9 tỉ đồng để tặng gần 5.700 thẻ BHYT cho người dân khó khăn
trên địa bàn TP.HCM.