8
Sở Công Thương TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND
TP.HCM về đề án phố đêm Chợ Lớn gắn với phát triển du
lịch tại quận 6.
Theo Sở Công Thương, địa điểm làm phố đêm trên địa
bàn quận 6 sẽ khai thác không gian trên vỉa hè của bốn
tuyến đường Nguyễn Hữu Thuận, Tháp Mười, Lê Tấn Kế,
Trần Bình (trước mặt chợ Bình Tây, từ đường Nguyễn Xuân
Phụng đến đường Chu Văn An).
Trong đó, khu vực phố đêm Chợ Lớn sẽ chia thành
sáu khu, cụ thể như sau: Khu A - khu sáng tạo (đường
Nguyễn Hữu Thuận) sẽ bố trí gian hàng xe tải kinh doanh
thực phẩm. Khu B - khu bản sắc Sài Gòn - Chợ Lớn (vỉa
hè đường Tháp Mười, từ đường Nguyễn Hữu Thuận đến
đường Trần Bình), bố trí gian hàng xe đẩy tay mini. Khu
C - khu năng động (vỉa hè đường Tháp Mười từ đường Lê
Tấn Kế đến đường Nguyễn Hữu Thuận) bố trí gian hàng xe
đẩy tay.
Khu D - khu sân khấu (dọc sân trước chợ Bình Tây). Khu
T - khu gian hàng cố định và bãi tập kết xe đẩy (vỉa hè xanh
trước chợ Bình Tây, tiếp giáp đường Tháp Mười). Khu P -
khu bãi giữ xe (vỉa hè các đường Nguyễn Xuân Phụng, Chu
Văn An, Tháp Mười, Trần Bình và Lê Tấn Kế).
Bên cạnh đó còn có khu vực tiểu cảnh, ánh sáng nghệ
thuật, không gian cộng đồng, văn nghệ đường phố, quảng
trường trung tâm, tổ chức sự kiện tổng hợp và nghệ thuật
cộng đồng. Ngoài ra còn có nhà vệ sinh và ban quản lý.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay với đề án phố
đêm Chợ Lớn, các sở, ngành cũng đã có góp ý. Trong đó,
Sở GTVT TP.HCM cơ bản thống nhất với chủ trương xây
dựng đề án kinh tế đêm gắn với phát triển du lịch tại quận
6. Tuy nhiên, phía Sở GTVT TP cho rằng cần đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn giao thông.
Vì vậy, Sở GTVT đã đề nghị UBND quận 6 nghiên cứu
bổ sung một số đoạn đường nội bộ, giao thông khu vực, hạn
chế thực hiện kinh doanh ẩm thực và hoạt động phụ trợ trên
đường trục đường liên quận. Từ đó nhằm hạn chế thấp nhất
việc ảnh hưởng đến mạng lưới giao thông TP.
Bên cạnh đó, Sở GTVT cho biết quận 6 chưa có đánh giá
tác động giao thông. Từ đó chưa có đề xuất phương án tổ
chức giao thông thay thế phù hợp trong thời gian tổ chức
phố đêm Chợ Lớn, chưa tính toán việc ảnh hưởng đến các
phương tiện vận tải hành khách công cộng đi qua khu vực.
Đặc biệt, quận 6 cũng cần tính toán diện tích đậu xe đáp
ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là lượng ô tô.
Tương tự, Sở Du lịch cũng thống nhất với đề án phố đêm
Chợ Lớn, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn quận, đa
dạng hóa sản phẩm du lịch của TP, gắn liền với bản sắc địa
phương. Từ đó gia tăng sức hấp dẫn trên địa bàn quận 6.
Đồng thời cần có phương án bố trí từng gian hàng cho phù
hợp với việc lưu thông, thoát hiểm, cứu nạn và chữa cháy
nếu có sự cố.
ĐÀO TRANG
Đô thị -
ThứBảy 13-1-2024
DựkiếnphốđêmChợLớn,quận6sẽcósáukhuchongườidânvuichơi,
muasắm.Ảnh:TÚUYÊN
TP.HCMsẽ cóphốđêmChợLớn, quận6
8.200 tỉ đồng thực hiện dự án
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến
Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và hai tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn) đi qua bảy quận, huyện của
TP.HCM. Dự án có tổngmức đầu tư gần 8.200 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn
ngân sách trung ương là 4.000 tỉ đồng, vốn ngân sách TP là 4.200 tỉ đồng.
Dự án có tổng chiều dài 32 km với mục tiêu đảm bảo tiêu thoát nước,
chống ngập cho diện tích 14.900 ha, giải quyết ô nhiễm môi trường, kết
nối hạ tầng giao thông.
NGUYỄNCHÂU
N
gày 12-1, UBND quận Gò
Vấp, UBNDquận 12, TP.HCM
cùng Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM
(chủ đầu tư) tổ chức lễ bàn giao mặt
bằng gói thầu XL10 - gói thầu cuối
cùng của dự án xây dựng hạ tầng
và cải tạo môi trường kênh Tham
Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Theo đó, trong năm 2023 đã có
9/10 gói thầu của dự án được khởi
công xây dựng.
Nỗ lực công tác bồi thường
Tại buổi lễ, ông Võ Trung Trực,
Phó Trưởng ban Chỉ đạo bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư TP.HCM, Phó
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM,
cho biết dự án triển khai thực hiện
từ năm 2013. Trong suốt những năm
qua, các địa phương có liên quan đã
nỗ lực thực hiện công tác bồi thường.
Dự án này trước đây do Ngân
hàng Thế giới tài trợ. Tuy nhiên,
trong quá trình hợp tác có gặp một
số vướng mắc nên vào năm 2016,
UBNDTP.HCM quyết định sử dụng
vốn ngân sách để thực hiện.
Tháng 11-2023, chủ tịch UBND
TP.HCM chỉ đạo về thi đua 60 ngày
đêm giải ngân vốn đầu tư công năm
2023 trên địa bàn. Trong đó có yêu
Sẽ xong dự án
môi trường 8.200 tỉ ở
TP.HCMđúng kế hoạch
Hiện dự án xây dựng hạ tầng và cải tạomôi trường kênhTham
Lương - Bến Cát - rạchNước Lên đã khởi công 9/10 gói thầu.
cầu chủ tịch UBND các địa phương
rà soát đẩy nhanh tiến hành bàn giao
mặt bằng đối với 79 dự án để giải
ngân vốn thi công xây lắp. Trong đó
có dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo
môi trường kênh Tham Lương - Bến
Cát - rạch Nước Lên.
“Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư TP.HCMđã tích cực phối
hợp hỗ trợ UBND các quận 12 và Gò
Vấp trong giải quyết các khó khăn,
vướng mắc đối với công tác thu hồi,
bồi thường, tái định cư của dự án.
Ban chỉ đạo cũng đã hướng dẫn
UBND quận 12 thực hiện thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo hai giai đoạn. Từ đó đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án bàn giao mặt
bằng cho đơn vị thi công, góp phần
vào việc hoàn thành đúng tiến độ
chung của dự án” - ông Trực nói.
Thời gian qua, hai quận 12 và
Gò Vấp đã tiến hành thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
hai giai đoạn. Đến nay, trên địa bàn
quận Gò Vấp đã tiến hành chi trả
cho 46/46 trường hợp. Riêng trên
địa bàn quận 12 đang triển khai giai
đoạn 1. Quận đã tiến hành chi trả
cho 72/104 trường hợp với số tiền
288,172 tỉ đồng.
Ở giai đoạn 2, quận 12 sẽ ban
hành quyết định thu hồi đất và tiến
hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
dự kiến vào tháng 3-2024, phấn đấu
sẽ bàn giao 100% mặt bằng trong
quý II-2024.
Ông Đậu An Phúc, Phó Chủ tịch
UBNDquận 12, thông tin: “Sau nhiều
tháng tập trung, nỗ lực, quyết tâm
cao, công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng gói thầu XL10 trên địa bàn
quận Gò Vấp và quận 12 đã cơ bản
đủ điều kiện để chính thức bàn giao
cho chủ đầu tư triển khai thi công.
Tất cả trường hợp bị ảnh hưởng
đều đã ủng hộ việc thực hiện cải tạo
con kênh này. Những trường hợp
chưa bàn giao mặt bằng là do phải
rà soát nguồn gốc đất để giải quyết
từng trường hợp cụ thể. Điển hình
như một số trường hợp xảy ra sạt lở
trong quá trình người dân sinh sống”.
Không để tái lấn chiếm
mặt bằng
Ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc
quản lý của dự án, cho biết một trong
những khó khănmà các gói thầu trước
đây gặp phải là quá trình triển khai
thi công đồng loạt đã có một số vị trí
bị tái lấn chiếm. Thời gian qua, chủ
đầu tư đã tích cực phối hợp với các
địa phương, sở, ngành, đơn vị liên
quan để từng bước tháo gỡ, hỗ trợ
đẩy nhanh tiến độ thi công tại những
khu vực bị tái lấn chiếm mặt bằng.
Tại gói thầu cuối cùng của dự án,
ông Võ Trung Trực đề nghị chủ đầu
tư và đơn vị thi công phối hợp chặt
chẽ với địa phương trong việc tiếp
nhận và quản lý mặt bằng, đưa vào
thi công. Không để xảy ra tình trạng
lấn chiếm, tái lấn chiếm mặt bằng.
Tại lễ bàn giao, ôngNguyễnHoàng
Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
đô thị (chủ đầu tư dự án), cho biết
thời gian tới đơn vị sẽ tập trung chỉ
đạo các đơn vị tư vấn, huy động lực
lượng, thiết bị thi công, vật tư, vật liệu
và có kế hoạch chi tiết để thực hiện
dự án. Đồng thời sẽ phối hợp chặt
chẽ với các sở, ngành, địa phương
để đảm bảo hoàn thành dự án theo
kế hoạch, đảm bảo chất lượng công
trình, an toàn lao động và đảm bảo
vệ sinh môi trường.•
Công trường dự án kênh ThamLương - Bến Cát - rạchNước Lên. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Gói thầu cuối cùng của dự án đã được bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện.
Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Những trường hợp chưa
bàn giaomặt bằng cho dự
án là do phải rà soát nguồn
gốc đất để giải quyết từng
trường hợp cụ thể.