014-2024 - page 16

16
ĐĂNGKHOA
H
ơn ba tháng, xung đột
giữa Israel với hai nhóm
vũ trang Hamas (Dải
Gaza, Palestine) và Hezbollah
(Lebanon) vẫn đang hết sức
quyết liệt. Các nhómdân quân
ở Iraq và Syria tấn công hàng
chục cuộc nhắm vào các vị
trí quân sự của Mỹ ở những
nước này.
Tuần rồi TrungĐông chứng
kiến thêm diễn biến cực
nóng. Mỹ và Anh với sự hỗ
trợ hậu cần của nhiều đồng
minh không kích vào hàng
chục mục tiêu của nhóm vũ
trang Houthis ở Yemen, đáp
trả việc nhóm này tấn công
tàu di chuyển trên Biển Đỏ.
Lưuý, cảHamas,Hezbollah,
Houthis, các lực lượng dân
quân ở Iraq và Syria nói trên
đều là các nhóm ủy nhiệm
được Iran bảo trợ, được xem
là “trục kháng chiến” của Iran
trong khu vực. Với những
diễn biến ngày càng nóng ở
Trung Đông thì nhân tố Iran
và các động thái từ nước này
rất được chú ý quan sát.
Iran vẫn đang
“chừng mực”
Có thể thấy trong hơn ba
tháng Israel đánh Hamas,
Hezbollah và các nhóm dân
quân thân Iran ở Syria, Iran
vẫn kiềm chế chưa có động
thái nóng. Vụ Mỹ tấn công
Houthis, ngày 12-1, BộNgoại
giao Iran “lên án mạnh các
cuộc tấn công quân sự doMỹ
và Anh thực hiện nhắm vào
một số TP ở Yemen”. Theo
Iran, “những cuộc tấn công
này rõ ràng là vi phạm chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Nhà phân tích Gregory
Brew tại Công ty tư vấn rủi
ro chính trị Eurasia Group
(Mỹ) cùng quan điểm rằng
Iran sẽ cảnh giác với việc mở
rộng xung đột vì không muốn
“trực tiếp hứng chịu nguy cơ
bị trả đũa”. Theo ông Brew,
“khả năng sẽ có phản ứng từ
các lực lượng ủy nhiệm của
Iran ở khu vực nhưng việc
Iran leo thang mạnh để đáp
trả những cuộc tấn công này
(của liên quân Mỹ dẫn đầu)
là khó xảy ra”.
Nói cách khác, Iran đang
cố gắng duy trì vị thế trong
khu vực nhưng không muốn
bị cuốn trực tiếp vào cuộc
xung đột toàn diện.
Về phía Mỹ, chính quyền
ôngBiden hiểu được điều này.
TạiWashinton, có ý kiến cứng
rắn rằng phải leo thang quân
sự, chính quyền ông Biden
hiểu rằng làm như vậy có thể
giúp củng cố sự lãnh đạo của
Tehran. Iran có thể không dễ
vượt qua một cuộc tấn công
toàn diện từ Mỹ và các đồng
minh nhưng nước này có cơ
hội với một cuộc chiến ủy
nhiệm rộng hơn, thậm chí thu
lợi từ nó. Còn đối với Mỹ, để
giành chiến thắng dứt khoát
trong một cuộc chiến như
vậy sẽ phải trả giá đắt về mặt
quân sự, ngoại giao, kinh tế và
chính quyền ông Biden không
có ý định lôi kéo nước này
vào một cuộc xung đột khác
ở Trung Đông.•
Quốc tế -
ThứBa16-1-2024
củaYemen cũng như vi phạm
luật pháp quốc tế”. Ngoài
tuyên bố phản đối này, Iran
chưa đi bước quyết liệt.
Dù thế, theo tờ
Washington
Post
, Mỹ phải cân nhắc rất kỹ
nhân tố Iran. Trả lời phỏng
vấn độc quyền tờ
Newsweek
tuần rồi, Đại sứ Amir Saeid
Iravani, đại diện thường trực
của Iran tại Liên hợp quốc,
cảnh báo “bất kỳ quốc gia nào
tham gia vào cuộc xâm lược
quân sự này hoặc các hành
động thù địch sau đó đều có
thể gặp nguy hiểm tiềm tàng”.
Theo
Washington Post
, việc
Mỹ có “phản ứng được điều
chỉnh cẩn thận trước hành
động gây hấn của Houthis
là hợp lý” nhưng Tổng thống
Joe Biden nên đảm bảo rằng
phản ứng này không vượt khỏi
tầm kiểm soát, vì một cuộc
chiến tranh rộng lớn hơn sẽ
là thảm họa.
Giới quan sát cũng lo ngại
chuyện sẽphức tạp, đặcbiệt khi
Tổng thốngBiden cuối tuần rồi
lên tiếng dằn mặt thẳng rằng
việc Mỹ tấn công Houthis là
thông điệp cảnh cáo Iran.
Viễn cảnh thế nào?
Iran hiện vẫn tích cực ủng
hộ mạng lưới đồng minh từ
Địa Trung Hải đến vùngVịnh
được gọi là “trục kháng chiến”,
song hãng tin
Reuters
dẫnmột
số nguồn tin Iran cho biết
nước này không muốn trực
tiếp tham gia vào xung đột.
Trường hợp Houthis, theo
một quan chức cấp cao của
Iran, “Houthis tự đưa ra quyết
định, chúng tôi ủng hộ nhưng
Tehran khôngmuốnmột cuộc
chiến toàndiện trongkhuvực”.
Trường hợp Hamas, sau
khi Hamas tấn công Israel
và xung đột bùng phát rộng
ở Dải Gaza, Iran “đã lùi lại
một bước” khi vẫn khẳng định
ủng hộ chính nghĩa của người
Palestine nhưng loại trừ việc
mở rộng cuộc chiến thay mặt
cho Hamas.
TheoôngAliVaez, nhà phân
tích cấp cao về Iran tại tổ chức
phi lợi chuận International
Crisis Group (Bỉ), “Iran khó
có thể trực tiếp tham gia vào
cuộc chiến chừng nào nước
này chưa bị nhắm trực tiếp
vào lãnh thổ của mình”.
Biểu tình ủng hộHouthis và phản đối các cuộc không kích do liên quânMỹ dẫn đầu vào cácmục tiêu
Houthis ở Yemen vào ngày 12-1, tại Sanaa (Yemen). Ảnh: AP
Lực lượng Houthis (Yemen) thực hiện 27
cuộc tấn công nhắm vào tàu ở Biển Đỏ kể
từ ngày 19-11-2023, theo thu thập của trang
tin
The Hill
.
Tháng 12-2023, Mỹ lập lực lượng đặc
nhiệm hàng hải bảo vệ các tàu ở Biển Đỏ.
Các cuộc tấn công của Houthis vẫn tiếp tục.
Ngày 1-1, Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo
luận với các cố vấn an ninh quốc gia cấp
cao về hành động quân sự. Lệnh không kích
được ông Biden đưa ra khoảng 24 giờ sau
khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông
qua nghị quyết lên án Houthis về các cuộc
tấn công ở Biển Đỏ.
Tờ
New York Times
dẫn đánh giá ngày
12-1 của Trung tướng Douglas Sims, Giám
đốc hoạt động của Bộ Tham mưu liên quân
Mỹ, rằng các cuộc không kích đã đạt được
mục tiêu làm tổn hại khả năng tấn công bằng
máy bay không người lái (UAV) và tên lửa
của Houthis nhắm vào tàu trên Biển Đỏ.
Song
New York Times
cũng dẫn lời hai
quan chức Mỹ ngày 13-1 rằng các cuộc
không kích do liên quân Mỹ dẫn đầu nhắm
vào các mục tiêu Houthis ở Yemen trong
hai ngày 11 và 12-1 chỉ gây thiệt hại hoặc
phá hủy khoảng 20%-30% khả năng tấn
công của Houthis.
Một lý do, theo hai quan chức này là vì
việc tìm kiếm các mục tiêu của Houthis khó
hơn dự đoán. Những năm qua các cơ quan
tình báo Mỹ và phương Tây không ưu tiên
thời gian và nguồn lực thu thập dữ liệu về
vị trí của hệ thống phòng không, trung tâm
chỉ huy, kho đạn dược, cơ sở lưu trữ và sản
xuất UAV và tên lửa của Houthis. Sau khi
Houthis tấn công các tàu thương mại đi qua
Biển Đỏ, các nhà phân tích Mỹ gấp rút theo
dõi và lập danh mục thêm các mục tiêu của
Houthis.
Đợt tấn công đầu tiên do Mỹ dẫn đầu
đêm 11-1 nhắm vào 60 mục tiêu được
hoạch định trước ở 16 địa điểm với hơn 100
quả bom và tên lửa dẫn đường chính xác.
Khoảng 30-60 phút sau đó, đợt tấn công thứ
hai nhắm vào 12 mục tiêu của Houthis.
Đợt không kích bằng tên lửa hành trình
Tomahawk của Mỹ nhắm vào một cơ sở radar
ởYemen hôm 12-1 là một cuộc “tấn công lại”
mục tiêu ban đầu vốn đã bị không kích hôm
11-1 nhưng chưa bị phá hủy thỏa đáng.
Một người phát ngôn của Houthis nói
với
Reuters
rằng các cuộc tấn công của liên
quân Mỹ không tác động đáng kể đến khả
năng của Houthis trong việc ngăn chặn các
tàu liên kết Israel đi qua Biển Đỏ và biển Ả
Rập. Houthis vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục tấn
công các tàu ở Biển Đỏ. Tướng Sims và hai
nguồn tin quan chức Mỹ ngày 13-1 thừa
nhận rằng Mỹ đang chuẩn bị cho khả năng
này.
THIÊN ÂN
Chấm dứt chiến sự ở Dải Gaza
mới ngăn được xung đột khu vực
Xung đột lan rộng khu vực vẫn là viễn cảnh gây lo ngại.
Nhiều nhà quan sát cho rằng nguy cơ này liên quan đến
diễn biến xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza, đóng góp
giải pháp để ngăn chặn viễn cảnh này.
Theo ông Ali Vaez - nhà phân tích cấp cao về Iran tại tổ
chức phi lợi nhuận International Crisis Group (Bỉ),“hoàn toàn
có thể thấy trước rằng cuộc chiến ở Dải Gaza càng kéo dài
thì nguy cơ leo thang và xung đột trong khu vực càng cao”.
Về giải pháp, theo chuyên gia Hassan El-Tayyab về
chính sách Trung Đông tại Friends Committee on National
Legislation (tạm dịch là Ủy ban Bạn bè về pháp luật quốc
gia - tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái trụ sở ở Mỹ),“đầu
tiên hãy ngừng bắn ởDải Gaza ngay và sau đó hợp tác ngoại
giao để giải quyết những vấn đề khác”. Bởi theo ông,“chiến
tranh không phải là câu trả lời”.
Phỏng vấn Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Iravani,
Newsweek
đặt câuhỏi liệuhànhđộngquânsựcủaMỹvàAnhcócải thiện
tìnhhìnhanninh cho vận tải thươngmại ởBiểnĐỏ và ởTrung
Đôngkhông.Trảlời,ôngIravaninhắc“câutụcngữkhônngoan
khẳngđịnh rằngngười ta không thể rửa sạchmáubằngmáu”.
Theo vị đại sứ Iran, điều thiết yếu là phải nhận thức được Biển
Đỏmất an toàn từ khi nào và những yếu tốnàogópphầnđưa
tới điều này, đó là cuộc chiến đang diễn ra ở Dải Gaza. Những
longạivềantoànxungquanhBiểnĐỏcómốiliênhệmậtthiết
với những diễn biến ở Dải Gaza.
Những diễn biến ăn miếng
trả miếng hiện tại vẫn ở dưới
ngưỡng một cuộc chiến tranh
khu vực toàn diện -
CNN
.
Tiêu điểm
Iran muốn duy trì
vị thế trong khu vực
nhưng không muốn
bị cuốn trực tiếp
vào cuộc xung đột
toàn diện.
Lực lượngHouthis bắt giữ và lên tàu chở hàng
Galaxy Leader ở BiểnĐỏ vào ngày 19-11-2023.
Ảnh: Trung tâmtruyền thôngHouthis/AP
Khó lường nhân tố Iran trong
chuỗi diễn biến nóng Trung Đông
Với những diễn biến ngày càng nóng ở Trung Đông thì nhân tố Iran và các động thái từ nước này
rất được chú ý quan sát.
KhảnăngHouthis không suy suyểnnhiều
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook