9
Các làn thu phí hướng Bắc - Namcó những thời điểmkhôngmột bóng ô tô đi qua.
Ảnh: TẤNVIỆT
Xin dời điểm mở dải
phân cách giữa Quốc lộ 1
Công ty CPXây dựng công trình
545 vừa có văn bản gửi Bộ GTVT
xin đóng điểmmở dải phân cách
giữaQuốc lộ 1 tại Km944+250, dự
kiến mở mới điểm mở dải phân
cách giữa tại Km944+470.
Đơnvị này chohaydo lưu lượng
xe đi trênQuốc lộ 1 rẽ vào các khu
dân cư mới tại Km944+250 làm
tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao
thông. Đồng thời, việc này cũng
gópphầnngănchặncácxenétrạm
thu phí, đảmbảo khả năng thanh
toán nợ vay cho dự án hoàn vốn
đúng thời gian quy định.
trạm thu phí Bắc Quảng Nam có một
khu đô thị nhỏ do tư nhân đầu tư.
Các con đường trong khu đô thị này
cũng phải gánh hàng trăm lượt ô tô
né trạm mỗi ngày.
Cơ quan chức năng đã lắp biển cấm
ô tô đi vào, người dân trong khu đô
thị dùng nhiều vật dụng chặn đường
ngăn ô tô. Thế nhưng từ năm 2020
đến nay, khu dân cư mới ở hướng đối
diện được bàn giao, các con đường
ở đây trở thành “điểm trung chuyển”
cho ô tô lách trạm.
Tăng cường tuần tra xử phạt
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân
Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện
Bàn, cho biết sau khi nghiệm thu hạ
tầng, nhận bàn giao khu dân cư nói
trên thì địa phương phải mở đường
lưu thông.
“Nguyên tắc đường làm ra để đi
nhưng do khu vực này đông dân cư
nên phải lắp biển báo hạn chế tải trọng
trên 6 tấn. Địa phương cũng nhiều lần
khắcphụcđường sáhưhỏng.Thời gian
tới sẽ tăng cường biển báo, lắp đặt hệ
thống đèn giao thông trên đường 33
m giao nhau với khu dân cư. Đồng
thời chỉ đạo lực lượng chức năng tăng
cường tuần tra, kiểm soát tất cả thời
điểm trong ngày” - ông Hà cho hay.
Theo ông HồAnh Sơn, Phó Giám
đốc Công ty CPXây dựng công trình
545 (chủ đầu tư dự án BOT và khai
thác trạm thu phí Bắc Quảng Nam),
thời gian thu phí hoàn vốn dự án bắt
đầu từ ngày 1-1-2016. Thời gian đầu
nguồn thu tương đối ổn định, đảm
bảo thanh toán các khoản nợ gốc, lãi
vay ngân hàng đúng theo phương án
tài chính của hợp đồng BOT đã ký
với Bộ GTVT.
Tuy nhiên, những nămgần đây tình
hình thu phí thực tế qua trạm liên tục
sụt giảm. Ngoài các tác động khách
quan, nguyên nhân chính là lượng
xe thực tế qua trạm thấp hơn so với
tính toán trong phương án tài chính
(giảm tới 80%).
“Trước khi triển
khai dự án, chúng
tôi đã làm việc và
thống nhất với địa
phương vị trí đặt
trạmthuphí xakhu
dân cư và không
rơi vào vùng quy
hoạch để đảm bảo
TẤNVIỆT
N
gười dân ở khu dân cư mới
gần trạm thu phí Bắc Quảng
Nam (thị xã Điện Bàn, Quảng
Nam) cho biết từ năm 2020 đến nay
họ phải hứng chịu cảnh nắng bụi,
mưa lầy bởi đủ loại ô tô nối đuôi
nhau chạy vào các con đường dân
sinh để né trạm thu phí này.
Đường sá hư hỏng,
người dân bất an
ÔngHồAnhSinh (ngụphườngĐiện
ThắngTrung) phải bịt khẩu trang quét
bụi từ trong sân nhà mình ra ngoài.
Bụi trắng mù mịt, mỗi ngày ông Sinh
phải quét mấy lượt rồi xịt nước phía
ngoài cổng chính để giảmbớt ô nhiễm.
“Từ ngày con đường này thông ra
Quốc lộ1, xe lớn lũ lượt kéoquađể lách
trạm thu phí. Giờ cao điểm hoặc ban
đêmthì lượng xe càng khủng khiếp, có
cả xe tải trọng lớn đi qua dù là đường
cấm xe trên 6 tấn. Đường cứ sửa rồi
lại hư vì xe quá nhiều. Học sinh phải
đi đường khác đến trường tránh nguy
hiểm, trẻ con thì không ai dám cho
ra đường chơi” - ông Sinh than thở.
Ghi nhận của PV những ngày gần
đây tại trạm thu phí Bắc Quảng Nam,
các làn thu phí hướng Bắc - Nam có
những thời điểm tịnh không có chiếc
ô tô nào đi qua. Bởi ngay phía bắc
trạm là đường quy hoạch 33 m cắt
ngang Quốc lộ 1, ô tô chạy vào đây,
len lỏi qua các con đường dân sinh để
ra Quốc lộ 1.
Khoảng 11 giờ, đủ loại ô tô tải
trọng lớn nhỏ chạy trên Quốc lộ 1
theo hướng Nam - Bắc rẽ trái vào
đường dân sinh để lách trạm. Cảnh
hỗn loạn, ùn tắc giao thông thường
xuyên xảy ra. Mặt đường nhựa hư
hỏng trồi sụt, nhấp nhô vì không chịu
nổi tải trọng xe.
Theo tìm hiểu của PV, từ trước
năm 2020, bên cạnh nhà điều hành
Đủ loại ô tô
lớn nhỏ nối
đuôi nhau đi
vào đường
dân sinh để
lách trạm
thu phí. Ảnh:
TẤNVIỆT
an toàn giao thông” - ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, hầu hết các loại xe
container, xe tải nặng chạy hướng
Nam - Bắc đều rẽ qua tuyến đường
ĐH8 để đi ra Khu công nghiệp Điện
Nam - Điện Ngọc và cảng Tiên Sa.
Phần lớn các loại xe con, xe khách
dưới 16 chỗ và xe tải nhỏ đều rẽ vào
khu dân cư mới tại Km944+250 (địa
điểm PV ghi nhận).
Được biết giá vé qua trạm thu phí
này thấp nhất là 40.000 đồng, cao
nhất là 200.000 đồng. Theo hợp
đồng BOT, thời gian thu phí hoàn
vốn đến năm 2042, tức mỗi ngày
trạm này phải thu khoảng 700 triệu
đồng. Tuy nhiên, số liệu thực tế hiện
nay mỗi ngày trạm chỉ thu hơn 200
triệu đồng.
“Hiện nguồn thu của dự án sau
khi trừ đi các khoản chi phí không
đủ trả nợ gốc, lãi
vay ngân hàng.
Dự án có nguy cơ
bể phương án tài
chính do thời gian
thu phí hoàn vốn
kéo dài mà không
trả được nợ” - ông
Sơn cho hay.•
Chủ đầu tư cho biết đã
làm việc và thống nhất
với địa phương vị trí
đặt trạm thu phí xa khu
dân cư và không rơi vào
vùng quy hoạch để đảm
bảo an toàn giao thông.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận, vừa ký công văn
gửi Bộ GTVT đề nghị điều chỉnh vị trí ga
Mương Mán thuộc dự án đường sắt tốc độ
cao trên trục Bắc - Nam, đoạn đi qua địa
phận tỉnh Bình Thuận. Đồng thời kiến nghị
xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Vĩnh
Hảo - Phan Thiết vào trung tâm TP Phan
Thiết. Theo đó, vị trí ga Mương Mán thuộc
xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam
tại Km1397+000 (lý trình đường sắt tốc độ
cao) cách ga Bình Thuận của đường sắt hiện
hữu khoảng 0,4 km, cách trung tâm TP Phan
Thiết khoảng 13,2 km.
Hành khách xuống ga đường sắt tốc độ
cao di chuyển về trung tâm Phan Thiết
thông qua Quốc lộ 1 - Mương Mán hoặc
theo đường ĐT.718. Tuy nhiên, hiện trạng
mặt đường Quốc lộ 1 - Mương Mán và
tuyến ĐT.718 khá nhỏ hẹp (5,5-7 m), nhà
dân sinh hai bên tuyến rất đông đúc.
Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hai tuyến
đường trên với quy mô là trục giao thông
kết nối hệ thống giao thông quốc gia (đường
bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao) đến trung
tâm Phan Thiết sẽ rất khó khăn, chi phí đầu
tư lớn do phải thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng, di dời nhà cửa và bố trí tái
định cư cho nhiều hộ dân.
Trong khi đó, theo quy hoạch, tuyến
đường kết nối từ đường bộ cao tốc vào
trung tâm TP Phan Thiết khi thực hiện sẽ có
chiều dài khoảng 10,6 km với điểm đầu giao
cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại khoảng
Km225+120 thuộc xã Hàm Hiệp, huyện
Hàm Thuận Bắc; điểm cuối kết nối vào
đường Lê Duẩn (trước ga đường sắt Phan
Thiết thuộc xã Phong Nẫm, TP Phan Thiết).
Tuyến đường này có quy mô đường cấp
II-III, 4-6 làn xe, đã được cập nhật vào Quy
hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt ngày 27-12-2023.
Tuyến kết nối đường bộ cao tốc đến
trung tâm TP Phan Thiết dự kiến giao cắt
với đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -
Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận
tại khoảng Km1393+000 và cách vị trí ga
Mương Mán đường sắt tốc độ cao theo
phương án đã thỏa thuận khoảng 4 km.
Do đó, để thuận lợi cho việc kết nối từ ga
Mương Mán vào trung tâm TP Phan Thiết,
UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ GTVT
xem xét, chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu
điều chỉnh vị trí ga Mương Mán đường sắt
tốc độ cao trên trục Bắc - Nam từ lý trình
Km1397+000 về khoảng Km1393+000,
điều chỉnh vị trí trạm bảo dưỡng theo ga
Mương Mán cho phù hợp. Đồng thời, thực
hiện tuyến đường kết nối cao tốc Vĩnh Hảo
- Phan Thiết vào trung tâm TP Phan Thiết
theo kế hoạch.
PHƯƠNG NAM
Quảng Nam: Xe né trạm thu phí
làm hỏng đường dân sinh
Ô tô, xe tải nối đuôi nhau chạy vào đường dân sinh để né trạm thu phí Bắc Quảng Nam
khiến các tuyến đường tại đây bị hư hỏng, thường trực nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Kiếnnghị kết nối cao tốcVĩnhHảo - PhanThiết vào trung tâmTPPhanThiết
Cao tốc VĩnhHảo - PhanThiết. Ảnh: PHƯƠNGNAM