3
Thời sự -
ThứBa16-1-2024
NHÓMPHÓNGVIÊN
C
hiều 15-1, Quốc hội
(QH) thảo luận về dự
án Luật Các tổ chức
tín dụng (sửa đổi). Đây là
dự luật có nhiều điểm quan
trọng, nhiều đại biểu (ĐB)
QH có ý kiến trong các kỳ
họp trước nhưng chưa thống
nhất được.
Tỉ lệ sởhữukhôngphải
là nguyên nhân dẫn
đến “sở hữu chéo”
ĐB Võ Mạnh Sơn (đoàn
Thanh Hóa) cũng như nhiều
ĐB khác nêu ý kiến về giới
hạn tỉ lệ sở hữu tại Điều 63
của dự luật cómục đích “được
suy đoán là nhằm chống lại
tình trạng sở hữu chéo”, cải
thiện tính minh bạch, giảm
xung đột lợi ích khi cấp tín
dụng và tăng tính an toàn cho
hệ thống ngân hàng.
Theo ông, tỉ lệ sở hữu tối
đa ở mức 5%, 15% và 20%
hiện nay tương đối thấp so
với nhiều quốc gia trên thế
giới. Dù vậy, tình trạng cấp
tín dụng tập trung cho một số
nhómkhách hàng vẫn thường
xuyên diễn ra, làm tăng rủi ro
cho hệ thống. Dẫn kết luận
của Thanh tra Chính phủ hồi
tháng 7-2023, ôngSơn nói tình
trạng cấp tín dụng tập trung
vẫn diễn ra ở một số ngân
hàng. Tỉ lệ sở hữu của một
số cổ đông cao không phải
là vấn đề trực tiếp gây mất
an toàn hệ thống ngân hàng.
“Tỉ lệ sở hữu cao dẫn đến
xung đột lợi ích khiến hoạt
động cấp tín dụng thường
ngân hàng liên quan đến cổ
đông lớn và không áp dụng
hồi tố với các trường hợp đã
sở hữu trước ngày luật này
có hiệu lực.
ĐB Đoàn Thị LêAn (đoàn
Cao Bằng) cũng đánh giá việc
khống chế tỉ lệ sở hữu không
quan trọng bằng việc giám
sát thực thi quy định, chưa
kể còn có thể ngăn cản dòng
vốn FDI chảy vào hệ thống
ngân hàng nội.
Từcác sai phạmtrongngành
ngân hàng, tương tự như vụ
SCB vừa qua, bàAn cho rằng
cần xemxét quy định thật chặt
chẽ về điều kiện, thủ tục cấp
tín dụng cho khách hàng liên
quan cổ đông, có hệ thống
giámsát chéo. Đồng thời, thiết
Đại biểu kỳ vọng giải quyết được sở
hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
được điều hướng vào trong
một số khách hàng có liên
quan đến cổ đông lớn mà
không dựa trên nguyên tắc
và chuẩn mực phù hợp, từ
đó gây mất an toàn cho ngân
hàng” - ông Sơn nói.
Ôngcũngđềnghịgiữnguyên
tỉ lệ sở hữu, quy định chặt chẽ
hơn thủ tục cấp tín dụng cho
lập một khung pháp lý cụ thể
trong lĩnh vực tài chính để làm
rõ cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu
thực và trách nhiệmgiải trình,
xử lý nghiêmminh với những
trường hợp cố ý làm trái.
Can thiệp sớm,
kiểm soát đặc biệt
phải thế nào?
Nhiều ĐB đề cập đến biện
pháp can thiệp sớm và kiểm
soát đặc biệt đối với các tổ
chức tín dụng (TCTD) khi
xảy ra những vấn đề như
lỗ, rút tiền hàng loạt, thanh
khoản kém…
ĐB Phạm Đức Ấn (đoàn
Hà Nội), Chủ tịch HĐTV
Agribank, đồng ý với ĐB Lã
Thanh Tân (đoàn Hải Phòng)
Chính tâm lý người
gửi tiền rút tiền từ
ngân hàng này gửi
vào ngân hàng khác
đã khiến một tổ chức
tín dụng yếu kém
cũng có thể tăng
trưởng tín dụng.
Các đại biểu cho rằng việc cấp tín dụng tập trung chomột số nhómkhách hàng vẫn thường xuyên
diễn ra và làm tăng rủi ro cho hệ thống.
về việc khi phát hiện một
TCTD có vấn đề thì Ngân
hàng Nhà nước (NHNN)
chỉ cần gửi văn bản đề nghị
thực hiện các yêu cầu để khắc
phục, để TCTD đó quay lại
hoạt động bình thường cùng
thời hạn cụ thể.
Khi hết thời hạn mà TCTD
đó đã khắc phục được thì các
yêu cầu đó cũng chấm dứt.
Nếu quy định như dự thảo
là phải có văn bản can thiệp
sớm và văn bản chấm dứt can
thiệp sớm thì có khi sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến TCTD.
Theo ông Ấn, pháp luật các
nước cũng không coi can
thiệp sớm là một giai đoạn
xử lý mà là một cơ chế để
các TCTD giải quyết vấn đề.
“Nếu trong trường hợp can
thiệp sớm mà doanh nghiệp,
TCTD đi vào rủi ro hơn thì
khi đó sẽ là quyết định về
kiểm soát đặc biệt và nó trở
thành một quyết định chính
thức” - ông Ấn nói.
Ở góc độ vĩ mô hơn, ĐB
Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng
Tháp) nhận định với việc hạn
chế tăng trưởng tín dụng,
thời gian qua có những ngân
hàng thậm chí phải kiểm soát
đặc biệt mà lại tăng trưởng
tín dụng.
“Tại sao tăng trưởng tín
dụng nhiều? Huy động cao
nhất tất cả ngân hàng khác
cho nên ai cũng ùn ùn đi rút
tiền ngân hàng này đưa vào
ngân hàng đó để có lãi suất
cao” - ĐB Hòa nói và phân
tích thêm tâm lý của người
gửi tiền đã khiến một TCTD
yếu kém cũng có thể tăng
trưởng tín dụng.
Trong khi đó, chính TCTD
đó đã bị NHNNkiểm soát đặc
biệt nhưng người dân không
biết, khách hàng không biết.
Vì vậy, ĐB Hòa đề nghị cần
kết hợp cả việc kiểm soát đặc
biệt với hạn chế tăng trưởng
tín dụng với các TCTD có
vấn đề...•
Kỳhọpbất thường lần thứ5 xemxét 4nội dungquan trọng
Sáng 15-1, kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội
(QH) khóa XV đã khai mạc trọng thể với sự tham dự
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ nhấn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực
tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban
Thường vụ (UBTV) QH quyết định triệu tập kỳ họp bất
thường lần thứ năm để xem xét, quyết định bốn nội dung
quan trọng.
Trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi), một dự án luật lớn,
có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống
chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
môi trường của đất nước. Đây cũng là dự án luật có tác
động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp; đồng thời cũng là dự án luật rất khó và
phức tạp.
Chủ tịch QH cho hay dự án luật đã được các cơ quan
liên chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua
nhiều vòng, nhiều bước. Dự luật được cho ý kiến tại ba kỳ
họp QH, hai hội nghị đại biểu QH hoạt động chuyên trách,
sáu phiên họp chính thức của UBTVQH và được chỉnh lý,
tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên
12 triệu lượt ý kiến của nhân dân.
Sau kỳ họp thứ sáu, dự luật đã được tiếp tục nghiên cứu,
tiếp thu, hoàn thiện và được UBTVQH cho ý kiến tại hai
phiên họp.
Hiện dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16
chương và 260 điều (bỏ 5 điều, chỉnh lý 250 điều so với
dự thảo luật trình QH tại kỳ họp thứ sáu).
“Đến nay, dự thảo luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế
hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết 18/2022 của
Hội nghị lần thứ năm Trung ương Đảng khóa XIII, phù
hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp
luật, đủ điều kiện để trình QH tại kỳ họp này” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh.
Ông đề nghị các đại biểu QH phát huy tinh thần trách nhiệm
cao, tiếp tục cho ý kiến về dự án luật, đảm bảo chất lượng cao
nhất và xem xét, biểu quyết thông qua tại kỳ họp này.
Ngoài Luật Đất đai (sửa đổi), kỳ họp thứ năm cũng xem
xét các nội dung quan trọng khác, gồm dự án Luật Các tổ
chức tín dụng (sửa đổi); một số cơ chế, chính sách đặc thù
đối với các chương trình mục tiêu quốc gia; cho ý kiến
và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài
chính, ngân sách…
“Những nội dung được QH quyết định tại kỳ họp này
có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả
nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài” -
Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Ông đề nghị các đại biểu QH đóng góp các ý kiến tâm
huyết, trách nhiệm, chất lượng để kỳ họp hoàn thành
toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng
thuận cao.
NHÓM PV
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại phiên khai mạc
kỳ họp sáng 15-1. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Không cấm ngân hàng làm bảo hiểm
Tại phiên họp, nhiều ĐB cũng nêu những tồn tại của bảo
hiểm nhân thọ và đề nghị chấm dứt liên kết ngân hàng -
bảo hiểm.
ĐB PhạmĐức Ấn cho rằng việc liên kết này các đại lý bảo
hiểmcủa ngân hàng quốc tế đều làm. Ủy banThường vụQH
cũng giải trình việc này sẽ thực hiện theo quy định của pháp
luật bảohiểmvàphùhợpvới quy định của thốngđốcNHNN.
“Chúng ta không nên vì những chuyện nọ chuyện kia rồi
cấm mà cần phải có cơ chế để giám sát” - ĐB Ấn nói.
Ủy ban Thường vụ QH cũng đã tiếp thu, giải trình, chỉnh
lý dự luật theo hướng này. Theo đó, khoản 2 Điều 113 của
dự luật quy định ngân hàng thương mại được thực hiện
hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại
lý bảo hiểm theo quy định của thống đốc NHNN.
Đại biểu VõMạnh Sơn (đoàn ThanhHóa) và đại biểu PhạmVănHòa (đoànĐồng Tháp)
tại phiên thảo luận chiều 15-1. Ảnh: PHẠMTHẮNG