014-2024 - page 7

7
Ngày 15-1, TAND tỉnh Nghệ An xử sơ thẩm, tuyên phạt
Cụt Thị Ngọc và Ven Thị Hoài mỗi bị cáo 12 năm tù về
tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Bị cáo Hoài (20 tuổi, trú huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ
An) và bị cáo Ngọc (27 tuổi, trú xã Nậm Nhoóng, huyện
Quế Phong, Nghệ An). Nạn nhân trong vụ án là em VTK
(lúc bị lừa đưa đi bán mới 14 tuổi 3 tháng 21 ngày) và em
MTN (14 tuổi 10 tháng 27 ngày, cùng trú Nghệ An).
Tháng 10-2022, trong quá trình đi làm công nhân ở tỉnh
Thái Bình, Ngọc và Hoài quen nhau. Sau đó, Ngọc nhắn
tin cho Hoài nói mẹ của Ngọc đang ở Trung Quốc, “nếu
Hoài tìm được các cô gái đưa sang Trung Quốc sẽ trả tiền
công hậu hĩnh”. Hoài trả lời “có em gái”. Ngọc nói với
Hoài nếu đưa được em gái sang Trung Quốc sẽ được trả
30 triệu đồng tiền công và gia đình được nhận 120 triệu
đồng.
Ngọc chuyển trước cho Hoài 4,5 triệu đồng “đặt cọc”.
Hoài nhận số tiền này dùng để trả nợ và chi phí đưa đón.
Ngày 29-6-2023, Hoài về quê và nói với em gái “có đi
làm công nhân với chị không”. Em gái trả lời “nếu bố mẹ
đồng ý thì em đi cùng chị”. Người mẹ nghe chị rủ em đi
làm công nhân nên đồng ý cho K đi cùng Hoài. Hôm sau,
trước lúc hai chị em Hoài lên đường thì em MTN (15 tuổi)
cùng mẹ đến nhà Hoài chơi. Lúc này, em N nghe nói hai
chị em Hoài sắp ra Bắc Giang làm việc nên cũng xin “cho
em đi làm công nhân cùng với”.
Hoài đồng ý và gọi điện thoại báo với Ngọc là đã tìm
được hai cô gái và yêu cầu tăng tiền lên gấp đôi. Chiều
1-7-2023, Hoài đưa hai em N và K ra bắt xe khách tuyến
Nghệ An - Hà Nội nhằm đưa hai em sang Trung Quốc
bán. Rất may khi xe khách lăn bánh đến địa phận xã
Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn) thì lực lượng Công an tỉnh
Nghệ An phát hiện, giải cứu kịp thời hai em N và K, bắt
được Hoài. Sau khi biết Hoài đã bị bắt, Ngọc về quê, đến
Công an huyện Kỳ Sơn xin đầu thú.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Ngọc và Hoài thành khẩn khai
báo, thể hiện ăn năn hối cải, xin được giảm nhẹ hình phạt.
ĐẮC LAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-1-2024
NGUYỄNQUÝ
N
hững ngày qua, vụ chủ đất cũ
tự ý đào bứng ba cây mai trên
đất đã bán bốn năm trước mà
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải nhận
được rất nhiều sự quan tâm của
bạn đọc, cũng như của các chuyên
gia pháp lý.
Trước đó, chúng tôi từng phản ánh
chuyện một người ở Khánh Hòa đòi
bồi thường căn nhà trên phần đất
đã bán vì “chỉ bán đất chứ không
bán nhà”. Điểm chung ở cả hai vụ
là không ai có giấy tờ chứng minh
một cách rõ ràng, cụ thể nhất về
quyền sở hữu đối với tài sản trên đất.
Từ đây, vấn đề đặt ra là để tránh
những rắc rối tương tự thì khi mua
bán, chuyển nhượng nhà đất, cần
lưu ý những gì.
Bán đất không mặc nhiên
bán kèm tài sản trên đất
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ThS Ngô Gia Hoàng (Trường ĐH
Luật TP.HCM) cho biết thực tế có
trường hợp đất có nhà, công trình,
cây trồng trên đất nhưng lại không
được ghi nhận quyền sở hữu trên
giấy chứng nhận vì nhiều lý do. Có
thể do các tài sản trên đất được tạo
lập bất hợp pháp (ví dụ xây nhà,
công trình trên đất nông nghiệp…)
nên không được ghi nhận.
Còn đối với tài sản gắn liền với
đất được tạo lập hợp pháp thì cũng
không bắt buộc phải đăng ký quyền
sở hữu mà việc đăng ký này được
thực hiện theo yêu cầu của chủ sở
hữu (khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai).
Chuyển nhượng quyền sử dụng
đất (QSDĐ) khôngmặc nhiên là bán
kèm tài sản trên đất. Theo Luật Đất
đai năm 2013, trường hợp đáp ứng
các điều kiện giao dịch về QSDĐ
thì hộ gia đình, cá nhân được quyền
chuyển nhượngQSDĐ theo quy định
của pháp luật mà không bắt buộc
phải chuyển nhượng đồng thời với
tài sản gắn liền với đất.
Mặt khác, có trường hợp pháp luật
cho phép người sử dụng đất không
có quyền chuyển nhượng QSDĐ
nhưng vẫn có thể bán tài sản thuộc
sở hữu của mình gắn liền với đất,
ví dụ trường hợp bán tài sản trên
đất được Nhà nước cho thuê đất thu
tiền hằng năm.
Điều này xuất phát từ chế độ sở
hữu đối với đất đai và tài sản gắn
liền với đất là khác nhau. Đồng
thời, pháp luật điều chỉnh vấn đề
giao dịch đối với bất động sản được
quy định ở nhiều luật: Luật Đất đai,
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất
động sản, BLDS... nên điều kiện
giao dịch giữa các bất động sản
khác nhau có thể khác nhau.
Xem xét hiện trạng,
thỏa thuận đầy đủ
Góp ý về cách hạn chế rủi ro và
tránh những tranh chấp không cần
thiết, theo ThS Hoàng, người mua
cần xem xét hiện trạng tài sản dự
định nhận chuyển nhượng, đối chiếu
với thông tin trên giấy chứng nhận
xem có thống nhất hay không.
Nếu trên đất có nhà ở, công trình,
cây trồng... nhưng những tài sản
này không được thể hiện trên giấy
chứng nhận (giấy chứng nhận chỉ có
thông tin về đất) thì cần phải thỏa
thuận hướng xử lý đối với những tài
sản này. Ví dụ, bên chuyển nhượng
cam kết bán kèm theo các tài sản
trên đất, hoặc tài sản nào giữ lại
không bán thì phải ghi rõ; đồng thời
phải tự nguyện xử lý, di dời, tháo
dỡ trước hoặc sau khi bàn giao đất
cho bên mua...
Đối với tài sản không phải là nhà,
công trình xây dựng thì các bên có
thể thống nhất làm văn bản thỏa
thuận chuyển nhượng, mua bán riêng
và tự ký, không cần công chứng.
Trường hợp muốn công chứng
hợp đồng này thì có thể thuê thừa
phát lại lập vi bằng để ghi nhận các
tài sản không phải nhà, công trình
ÔngNguyễn Tài Nguyên ở huyện Thới Bình, CàMau lo lắng vì bị chủ đất cũ tự ý đào bứng ba câymai
trên đất đã bán bốn nămtrước. Ảnh: TRẦNVŨ
xây dựng có trên đất để công chứng
viên có căn cứ xác nhận. Hợp đồng
này độc lập với hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ.
Ngoài ra, đối với tài sản là nhà,
công trình xây dựng thì cần kiểm tra
tính hợp pháp. Nếu nhà ở, công trình
được xây dựng hợp pháp, có giấy
phép xây dựng, đã làm thủ tục hoàn
công thì các bên có thể thỏa thuận
làm thủ tục đăng ký biến động bổ
sung thông tin nhà ở, công trình trên
đất trước rồi mới chuyển nhượng;
hoặc thỏa thuận bên nhận chuyển
nhượng sẽ làm thủ tục này sau khi
ký hợp đồng chuyển nhượng.
Việc thỏa thuận này phải lập thành
văn bản riêng, độc lập với hợp đồng
chuyển nhượng QSDĐ, đồng thời
lập biên bản khi bàn giao nhà, tài
sản trên đất.•
Người mua cần chú ý
kiểm tra, xem xét hiện
trạng tài sản dự định
nhận chuyển nhượng, đối
chiếu với thông tin trên
giấy chứng nhận xem có
thống nhất hay không.
Những lưu ý cho người mua
Thứ nhất,
nếu nhà ở, công trình xây dựng ngoài thực địa khác với trên
sổ hồng thì nên yêu cầu bên bán thực hiện thủ tục hoàn công, đăng ký
biến động tài sản trước khi mua. Tức là sau khi toàn bộ nhà ở, công trình
xây dựng đã được cập nhật, bổ sung vào sổ hồng thì mới tiến hành mua
bán tại tổ chức hành nghề công chứng.
Thực tế hiện nay ở TP.HCM có nhiều trường hợp bên mua không thể
sang tên được do nhà đấtmua bán khác hiện trạng giữa giấy tờ và thực tế.
Thứ hai,
đối với cây trồng thì một số loài cây lâu năm sẽ được chứng
nhận quyền sở hữu nếu nằm trong danh mục cây trồng được chứng
nhận của địa phương.
Do đó, khi nhận chuyển nhượng QSDĐ nếu có mua luôn các loài cây
trồng và tài sản khác trên đất thì nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ
ràng và yêu cầu công chứng viên công chứng hợp đồng.
Trường hợp trên giấy chứng nhận không có chứng nhận quyền sở
hữu cây trồng, không thể yêu cầu công chứng thì các bên nên lập hợp
đồng riêng thể hiện việcmua bán các loài cây trồng, tài sản khác trên đất.
Hợp đồng phải được các bên ký tên và lăn tay, đồng thời phải lập biên
bản giao nhận rõ ràng.
Luật sư
NGUYỄN PHƯỚC VẸN
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Bị cáoHoài vàNgọc tại phiên tòa. Ảnh: ĐẮC LAM
Lừa cả emgái ruột củamìnhbán sangTrungQuốc
Nghe bạnmời chào, nữ công nhân về quê lừa cả emgái ruột củamình bán sang Trung Quốc, maymà công an kịp thời phát hiện...
TỪ VỤ “BÁN ĐẤT, KHÔNG BÁN MAI”
Làm gì để tránh rủi ro khi mua
nhà đất?
Xemxét hiện trạng nhà đất so với trên giấy tờ, thỏa thuận đầy đủ việc mua bán các loại tài sản trên đất…
sẽ tránh được rủi ro pháp lý khi nhận chuyển nhượng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook