8
Đô thị -
ThứBa16-1-2024
rất nhiều vấn đề về giao thông khi
nhà ga T3 (đang xây dựng) đi vào
hoạt động. Còn sau này nếu có nhà
ga T4 thì sẽ nằm ở phía sân golf.
Phải hiểu đô thị sân bay không
chỉ nằm trong sân bay mà là một
quy hoạch bao gồm sân bay và khu
lân cận sân bay, đặc biệt là trong
vòng bán kính 1 km quanh sân bay.
Nó sẽ hình thành một tổ hợp quy
hoạch như mô hình sân bay Changi
(Singapore) hiện nay.
Lúc trước thường có quan niệm
sân bay là thực thể tách rời của
đô thị, thành ra quy hoạch đô thị
không gắn vào sân bay được (như
nếu chúng ta gắn quy hoạch tốt thì
tuyến metro số 2 phải chạy ngầm
vào sân bay luôn).
Bây giờ chúng ta đưa ra chiến
lược đô thị sân bay trong lần điều
chỉnh quy hoạch chung TP.HCM
này là rất đúng.
TS
NGUYỄN HỮU NGUYÊN
,
Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam:
Cần xác định yếu tố
phát triển
Nếu ta lấy sân bay Tân Sơn Nhất
làm trung tâm và xác định quanh sân
bay sẽ phát triển cái gì. Tôi nghĩ là
nên phát triển các hoạt động dịch
vụ cho sân bay này và giải quyết
bài toán hạ tầng giao thông vì trước
nay việc ùn ứ, ách tắc quanh sân bay
diễn ra thường xuyên. Nhất là khi
chúng ta sắp có nhà ga T3 (đang
được xây dựng) thì phải tính toán
các hướng ra, hướng thoát xe cho
sân bay này.
Về hình thành đô thị quanh sân
bay Tân Sơn Nhất, chúng ta phải
xét đến cả bốn hướng. Hướng nam
và đông là đường Trường Sơn tới
Công viên Gia Định thì đô thị hóa
đã định hình với nhà hàng, trung
tâm thương mại, chung cư kéo dài.
Hướng tây là phần cuối đường Cộng
Hòa giao đường Trường Chinh gần
như cũng có các dịch vụ, khu đô thị
và cứ để cho nó phát triển theo thời
gian, không cần phải xáo trộn hay
điều chỉnh.
Còn hướng bắc, có sân golf và còn
quỹ đất, việc này cũng đã được nhắc
đến từ lâu, lợi ích kinh tế - xã hội
như thế nào. Việc để sân golf hay
quy hoạch làm gì cũng cần nghiên
cứu, cân nhắc của cơ quan chức năng
nhưng lưu ý dù phát triển gì ở khu
vực này thì cũng làm thấp tầng do
đây là đường lên xuống của máy bay.
Ông
TRẦN QUANG THẮNG
,
Viện trưởng Viện Kinh tế và quản
lý TP.HCM:
Có hai quan điểm về
sân golf Tân Sơn Nhất
Bài toán quy hoạch lại sân golf
Tân Sơn Nhất vẫn cần có thời gian
để đi đến kết luận cuối cùng do chưa
thống nhất được hai luồng quan điểm.
Cụ thể, một bên cho rằng sân golf
Tân Sơn Nhất chiếm diện tích lớn,
gây lãng phí đất đai và ảnh hưởng
đến an ninh hàng không. Do đó, bên
này đề nghị tái cấu trúc sân golf để
dành đất cho các dự án phát triển đô
thị, như mở rộng sân bay, xây dựng
nhà ga, trung tâm thương mại, khu
dân cư, công viên hay bệnh viện.
KIÊNCƯỜNG
B
áo cáo cuối kỳ Đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung TP.HCM
đến năm 2040, tầm nhìn đến
năm 2060 (đang được lấy ý kiến
các chuyên gia và cộng đồng) nêu
tiềm năng phát triển quận Tân Bình.
Trong đó, việc phát triển mô hình
đô thị sân bay và tái cấu trúc khu
vực sân golf Tân Sơn Nhất thành
một trung tâm thương mại dịch vụ
lớn đang nhận được sự quan tâm
của các chuyên gia.
TSKH - kiến trúc sư
NGÔ VIẾT
NAM SƠN
,
chuyên gia quy hoạch
đô thị:
Quy hoạch sân bay
nên gắn với quy hoạch
đô thị
Từ khoảng chục năm nay, tôi và
một số chuyên gia cũng tư vấn cho
TP về phát triển đô thị sân bay Tân
Sơn Nhất. Bây giờ chúng ta đưa vào
quy hoạch hướng phát triển đô thị
sân bay cũng là rất tốt. Đô thị sân
bay là việc tổ chức lại về nhà ga sân
bay, logistics, hệ thống giao thông
công cộng kết nối với metro, có cả
trạm xe buýt trung tâm, có đường
vành đai quanh sân bay…
Mặt khác, nếu chúng ta làm tốt các
vấn đề trên thì sẽ giải quyết được
Phát triểnmô hình đô thị sân bay, tái cấu trúc khu vực sân golf Tân SơnNhất đang nhận được nhiều quan tâm
của các chuyên gia. Ảnh: PHONGĐIỀN
Bên còn lại cho rằng đây là một
sân golf đẹp, hiện đại và sang trọng,
thu hút nhiều du khách và doanh
nhân trong và ngoài nước. Điều
này góp phần phát triển du lịch,
thể thao, kinh tế của TP.HCM và
cả nước. Mặt khác, việc tái cấu trúc
sân golf sẽ gây thiệt hại cho nhà
đầu tư và người chơi golf.
Còn về mô hình đô thị sân bay,
Sở QH-KT TP.HCM đã chủ trì,
phối hợp với UBND các quận và
sở, ngành liên quan, nghiên cứu,
xem xét định hướng phát triển dài
hạn khu vực quanh sân bay Tân
Sơn Nhất.
Các quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú
Nhuận cũng cần bổ sung các nghiên
cứu, đề xuất về mô hình phát triển
thương mại, dịch vụ phù hợp với
thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội tại khu vực.
Đối với việc hình thành đô thị
sân bay, cần phải xem xét tổng thể
các yếu tố như kết nối giao thông
đường bộ, đường thủy, đường sắt,
metro, đường hàng không, công
trình công cộng, vui chơi giải trí…
Bên cạnh đó cũng lưu ý yếu tố
tập trung ngành nghề phù hợp,
phát triển du lịch, logistics, giới
thiệu lịch sử, văn hóa đặc thù. Từ
đó nâng cao chất lượng sống, làm
đẹp môi trường cảnh quan quanh
sân bay này.•
Các chuyên gia cho rằng
nên phát triển các hoạt
động dịch vụ cho sân bay
và giải quyết bài toán hạ
tầng giao thông vì việc
ách tắc quanh sân bay
diễn ra thường xuyên.
Chuyên gia
góp ý về đô
thị sân bay
và sân golf
Tân Sơn Nhất
Các chuyên gia đồng tình việc đưa vào
quy hoạch hướng phát triển đô thị sân bay
ở TP.HCM là cần thiết trong bối cảnh
hiện nay.
Dự án cải thiện môi trường nước tại tỉnh Bình Dương vừa
được Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) phê duyệt có
quy mô hơn 33.000 ha với tổng mức đầu tư hơn 311 triệu
USD.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam,
cho biết tại Việt Nam, những thách thức như nước thải chưa
qua xử lý và hệ thống thoát nước chưa phù hợp gây tổn
hại đến sức khỏe của người dân và nguy cơ làm giảm GDP
3,5%/năm tính đến năm 2035.
“Dự án này là một bước quan trọng trong nỗ lực tạo ra
môi trường sạch hơn, lành mạnh hơn cho người dân ở tỉnh
Bình Dương, đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát
triển bền vững” - bà Carolyn Turk nói.
Cũng theo bà Carolyn Turk, dự án được đầu tư sẽ giúp
mở rộng đáng kể các dịch vụ này, mang lại lợi ích trực tiếp
cho khoảng 550.000 người dân tại tỉnh Bình Dương vào
năm 2032. Dự án cũng sẽ giúp tăng tỉ lệ nước thải qua xử lý
từ dưới 10% lên 32% tại TP Tân Uyên và từ 17%-19% lên
45% tại hai TP Thuận An và Dĩ An.
Thiết kế kỹ thuật của dự án đã tính toán, dự trù trước
những biến đổi khí hậu trong tương lai, đảm bảo cơ sở hạ
tầng có khả năng phục hồi, thích ứng và bền vững về lâu
dài, bao gồm việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm
năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh đó, dự án cũng lồng ghép các nguyên tắc kinh
tế tuần hoàn, chú trọng tính bền vững cũng như hiệu quả
của việc sử dụng tài nguyên.
NGỌC DIỆP
Bình Dương có dự án cải thiện môi trường nước hơn 300 triệu USD
Trước đó, liên danh tư vấn gồm Viện Quy hoạch đô
thị và nông thôn quốc gia (VIUP), Viện Quy hoạch miền
Nam, Công ty TNHH Không Gian Xanh và Công ty EnCity
có báo cáo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 (đồ án) cho thấy
hiện trạng, tiềm năng phát triển trong tương lai của các
quận, huyện trên địa bànTP.HCM, trong đó có vai trò của
khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình.
Theo đó, liên danh tư vấn đề xuất tái cấu trúc khu vực
sân golf Tân Sơn Nhất thành một trung tâm thương mại
dịch vụ lớn. Trung tâm này có tính chất chính là thiết kế,
trình diễn, hội chợ thời trang quốc tế.
Ngoài ra, liên danh tư vấn cũng cho biết cần nghiên
cứu mô hình đô thị sân bay Tân Sơn Nhất để có các định
hướng phát triển, kiểm soát sử dụng đất phù hợp với xu
thế phát triển thị trường. Từ đó đón đầu cơ hội đầu tư
cũng như cung cấp các giải pháp hạ tầng khung chiến
lược để dẫn dắt mô hình phát triển đô thị.
Đề xuất chuyển sân golf Tân Sơn Nhất thành trung tâm thương mại