9
Bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho
CSGT
Dự kiến từ ngày 26 đến 28-3, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (QH) tổ chức Hội nghị đại biểu QH chuyên trách
thảo luận về một số dự án luật trình thông qua tại kỳ họp
thứ bảy, QH khóa XV, trong đó có dự án Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB). Đáng chú ý,
tại dự thảo luật mới, Chính phủ đã bỏ đề xuất lực lượng
CSGT được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi
phạm hành chính về TTATGTĐB sau khi nộp vào ngân
sách nhà nước.
Hiện tại, khoản 1 Điều 5 dự thảo về chính sách của Nhà
nước về TTATGTĐB chỉ còn quy định “huy động, sử dụng
các nguồn lực để bảo đảm TTATGTĐB. Bảo đảm ngân
sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều
kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của
lực lượng trực tiếp bảo đảm TTATGTĐB”.
Trước đó, tại khoản 1 Điều 5 của dự thảo luật trình phiên
họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ đề xuất
quy định lực lượng CSGT được trích không thấp hơn 70%
khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về TTATGTĐB sau
khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30%
khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào
ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
ĐỨC MINH
14 tuyến xe đưa đón từ trung tâm TP
về sân bay Tân Sơn Nhất
Theo kế hoạch, Công ty Liên danh vận chuyển quốc tế
Hải Vân - Chi nhánh TP.HCM sẽ là đơn vị vận hành các
tuyến đưa đón hành khách từ các điểm dịch vụ, vui chơi,
mua sắm về sân bay Tân Sơn Nhất. Dự kiến có 14 tuyến
xe với 30 điểm dừng ở nội đô TP sẽ được vận hành vào
dịp 30-4.
Theo đề án, Công ty Liên danh vận chuyển quốc tế Hải
Vân sẽ đưa 14 tuyến xe kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất
đến các quận như 1, 3, 4, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, TP Thủ
Đức, 7, 12, 8, Bình Thạnh, huyện Hóc Môn... Xe sẽ phục
vụ 24/24 giờ.
Theo chủ đầu tư, vị trí bố trí các điểm dừng, đón trả
khách sẽ sử dụng các trạm dừng xe buýt dọc tuyến đã có
sẵn. Nhiều điểm cuối tuyến là các khu đô thị, khu dân cư,
điểm tham quan du lịch, trung tâm mua sắm, chung cư… dễ
dàng để người dân tiếp cận. Trong tuần này, công ty sẽ hoàn
thiện hồ sơ công bố các điểm dừng, đón trả khách để gửi Sở
GTVT TP thẩm định.
ĐÀO TRANG
Một tuyến xe buýt đang hoạt động tại sân bay Tân SơnNhất.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Không nên để CSGT
dạy lại
Góp ý cho đề xuất trên, ôngNguyễn
Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận
tải ô tô Việt Nam, cho rằng hiện nay
chương trình đào tạo lái xe được Bộ
GTVT ban hành và áp dụng ở các cơ
sở đào tạo lái xe trên toàn quốc. Nội
dung đào tạo có đầy đủ các môn như
kiến thức pháp luật về giao thông
đường bộ; phòng, chống tác hại của
rượu bia khi tham gia giao thông;
nghiệp vụ vận tải; kỹ thuật lái xe;
đạo đức và văn hóa giao thông…
Với một hệ thống các cơ sở đào
tạo lái xe phủ khắp cả nước và
chương trình học đầy đủ, chủ tịch
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho
rằng các trường hợp vi phạm pháp
luật bị trừ hết điểm bằng lái xe nên
buộc học lại các nội dung đã được
Bộ GTVT ban hành. Việc học cũng
nên diễn ra tại các trường đào tạo lái
xe. Bởi lẽ nếu để lực lượng CSGT
tổ chức học lại kiến thức pháp luật
về TTATGTĐB sẽ thiếu tính thống
nhất về nội dung và thiếu logic trong
công tác quản lý, dẫn đến có thể mỗi
nơi dạy một kiểu.
Trường hợp Chính phủ thấy một
số nội dung đào tạo của Bộ GTVT
chưa phù hợp hoặc thiếu có thể xem
xét sửa đổi, bổ sung vào chương
trình đào tạo lái xe hiện nay. “Theo
đó, tài xế bị trừ hết điểm bằng lái xe
phải bồi dưỡng kiến thức một hay
vài nội dung trong chương trình đào
tạo lái xe, như vậy sẽ hợp lý hơn.
Quy định như thế không phát sinh
thêm nhiệm vụ cho lực lượng công
an và thực hiện được mục tiêu nâng
cao kiến thức và kỹ năng cho tài xế
để họ tham gia giao thông an toàn
hơn…” - ông Quyền góp ý.
Đồng quan điểm trên, đại diện một
cơ sở đào tạo lái xe ở Bắc Giang cho
rằng thời gian qua Bộ Công an khẳng
định lực lượng CSGT hiện nay rất
mỏng, nếu thêm nhiệm vụ này sẽ là
gánh nặng rất lớn đối với lực lượng
này, còn nếu tăng thêm biên chế cho
công tác trên lại không phù hợp trong
bối cảnh tinh giản biên chế. Trong
khi đó, các trường đào tạo lái xe
đang có đầy đủ cơ sở vật chất, con
người và đang làm tốt công tác đào
tạo, cấp bằng lái xe, nếu không giao
cho họ mà “đẻ” thêm một cơ quan
khác thì rất lãng phí.
“Theo tôi, Chính phủ cảm thấy
nội dung đào tạo kiến thức do Bộ
GTVT chưa phù hợp có thể soạn
hẳn một nội dung đào tạo riêng cho
những đối tượng trên và giao cho
VIẾT LONG
D
ự kiến từ ngày 26 đến 28-3,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(QH) tổ chức Hội nghị đại biểu
QH chuyên trách thảo luận về một
số dự án luật trình thông qua tại kỳ
họp thứ bảy, QH khóa XV diễn ra
vào tháng 5, trong đó có dự án Luật
Trật tự, an toàn giao thông đường
bộ (TTATGTĐB).
Tài xế không phải học lại
chương trình của Bộ GTVT
Theo báo cáo gửi đến hội nghị,
Chính phủ đề xuất quy định điểm, trừ
điểm bằng lái xe vào TTATGTĐB.
Cụ thể, bằng lái sẽ có 12 điểm,
nếu tài xế vi phạm giao thông sẽ bị
trừ điểm, mức trừ và hành vi bị trừ
điểm sẽ được Chính phủ quy định
bằng văn bản dưới luật. Dữ liệu về
điểm trừ đối với người vi phạm sẽ
được cập nhật lên hệ thống cơ sở
dữ liệu ngay sau khi hình thức xử
phạt có hiệu lực thi hành và thông
báo cho người bị trừ điểm bằng lái
xe biết. Tài xế sẽ được phục hồi đủ
12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và
không bị trừ điểm trong thời hạn 12
tháng kể từ thời điểm bị trừ điểm
gần nhất.
Đáng chú ý, nếu bằng lái xe bị
trừ hết điểm, người được cấp bằng
lái xe phải tham gia kiểm tra kiến
thức pháp luật về TTATGTĐB do
lực lượng CSGT tổ chức theo quy
định của bộ trưởng Bộ Công an, có
kết quả đạt yêu cầu thì được phục
hồi đủ 12 điểm.
Điều này có nghĩa là tài xế bị trừ
hết điểm bằng lái xe không phải học
và tham gia kỳ thi sát hạch cấp bằng
lái xe theo chương trình đào tạo của
Bộ GTVT hiện nay. Thay vào đó, Bộ
Công an xây dựng một chương trình
và giao CSGT tổ chức lớp bồi dưỡng
kiến thức cho nhóm đối tượng này.
Bằng lái xe sẽ có 12 điểm, nếu tài xế vi phạmgiao thông sẽ bị trừ dần. Ảnh: PHI HÙNG
Đề xuất CSGT đào tạo cho
người bị trừ hết điểm bằng lái
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định bằng lái xe có 12 điểm, nếu bị trừ hết điểm lái xe
phải thực hiện kiểm tra kiến thức pháp luật do lực lượng CSGT tổ chức.
các trường phổ cập lại. Công an làm
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra sẽ phù
hợp hơn…” - vị này cho hay.
Là người từng dạy lái xe nhiều năm,
anh Nguyễn Văn Sơn (ngụ quận Hà
Đông, Hà Nội) cho rằng nên để cho
các cơ sở tổ chức kiểm tra kiến thức
pháp luật về TTATGTĐB. Bởi lẽ đội
ngũ giáo viên ở các trường đang từng
bước được chuẩn hóa, đáp ứng các
tiêu chuẩn về nghiệp vụ sư phạm,
có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề
trở lên, có trình độ về tin học, ngoại
ngữ, có thâm niên bằng lái xe đảm
bảo yêu cầu dạy lái, được tập huấn,
cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy
thực hành và thường xuyên được tập
huấn nâng cao trình độ.
“Vì vậy, tôi cho rằng nên để các
trường đào tạo lái xe tiếp tục nhiệm
vụ phổ biến pháp luật như hiện nay,
bởi họ có đội ngũ giáo viên có nghiệp
vụ sư phạm… CSGT nên tập trung
làm tốt công tác xử phạt vi phạm
giao thông...” - anh Sơn nói.•
Bộ Công an xây dựng
một chương trình và
giao CSGT tổ chức lớp
bồi dưỡng kiến thức cho
nhóm đối tượng này.
Trừ điểm bằng lái xe là cần thiết
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (cơ quan thẩm tra dự luật)
nhất trí với báo cáo của Chính phủ và thấy rằng việc tiếp thu ý kiến của
đại biểu QH bổ sung quy định về điểm, trừ điểm bằng lái xe trong dự luật
là cần thiết.
Bởi lẽ cơ quan thẩm tra nhận thấy hiệnmột số quốc gia tiên tiến đã thực
hiện quy định này. Đây là quy định văn minh, hiện đại để quản lý quá trình
chấp hành luật của tài xế thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ. Thêm vào
đó, nếu so sánh việc xử phạt tài xế bằng biện pháp bổ sung là tước bằng
lái xe như hiện nay với việc trừ điểm phải kiểm tra lại kiến thức trước khi
phục hồi điểm là biện pháp mang tính nhân văn hơn.
Song song đó, việc trừ điểmbằng lái xe vừa quản lý chặt chẽ người được
cấp bằng lái xe, vừa tạo điều kiện cho những người này có cơ hội điều khiển
xe khi người đó cố gắng chấp hành tốt quy định của pháp luật.