11
hiện đại, chi phí đầu tư trang
thiết bị có thể lên tới hàng trăm
triệu đồng chứ không chỉ đơn
thuần là chiếc điện thoại hay
đèn hỗ trợ livestream như các
công ty Việt Nam đang làm.
Nhân viên tại đây hoạt động
liên tục 24/7, tức lúc nào cũng
livestream bán hàng, họ thậm
chí ăn ngủ nghỉ tại chỗ.
Tất cả trong một,
cung cấp đủ thứ
hàng hóa
Tại các tổng kho, nhà bán
(seller) người Trung Quốc
cung cấp gần như mọi sản
phẩm mà người Việt Nam
cần từ đồ ăn, thời trang, mỹ
phẩm, đồ gia dụng, thiết bị
điện tử, đồ gỗ… Điều đáng
nói, theo ông Tâm, giá bán
các sản phẩm này rẻ tương
đương như giá nhập sỉ cho
các seller Việt Nam.
Cũng theo tìm hiểu của vị
giámđốc điều hànhVaithuhay.
com, ở Trung Quốc không
phải chỉ có một tổng kho tại
Hà Khẩu, mà hầu hết ở các
khu biên giới phía Bắc Việt
- Trung đều xuất hiện những
kho tương tự, có cái do Nhà
nước đầu tư cũng có cái do
tư nhân xây dựng.
Cùng trải nghiệm tương tự
như ông Bùi Sơn Tâm, ông
NguyễnMạnhTấn, Giámđốc
điều hànhHaravan, nhìn nhận
khucôngnghiệpTMĐTxuyên
biêngiớiTrungQuốc -ASEAN
(Hà Khẩu) hoạt động theo
mô hình “all in one” - tất cả
trong một. Ở đây có khu vực
bán hàng, khu vực marketing,
khu vực livestream, khu vực
xuất nhập hàng hóa cho lĩnh
vực TMĐT...
Trung Quốc vẫn
mở rộng tìm kiếm
đặc sản Việt
Thực ra khi Trung Quốc đẩy
mạnh xây kho hàng sát biên
giới Việt Namvà bán hàng qua
Việt Namthì họ cũng cónhững
cam kết hợp tác thương mại
song phương. Ví dụ, hiện nay
các công ty Trung Quốc cũng
cam kết thu mua, kinh doanh
các mặt hàng đặc sản hoặc lợi
thế củaViệt Namvà bán thông
qua mô hình livestream vào
quốc gia của họ.
Theoquan sát của tôi,một số
mặt hàng như xoài sấy, mít sấy,
sầu riêng…củaViệt Namđang
bán rất chạy ởTrung Quốc. Dù
vậy tỉ lệ hàngTrung Quốc xuất
quaViệtNamtheophươngthức
TMĐTnhiềuhơnrấtnhiềusovới
hàngViệt bánquaTrungQuốc.
Dù vậy nó cũngmở ra nhiều cơ
hội và con đường cho nhà bán
hàng Việt trong thời gian tới.
Ông
BÙI SƠN TÂM
,
Giám đốc điều hành Vaithuhay.com
hàng nào đang là xu hướng,
hàng nào ưu tiên giao nhanh
nhất… để từ đó có kế hoạch
trữ hàng” - ông Tấn nói.
Thuê người Việt
livestream, dạy
livestream
Không chỉ choáng với quy
mô của các tổng kho hàng hóa,
một trong những điểm đáng
lưu ý khác được ông Bùi Sơn
Tâm, nhà sáng lập kiêmGiám
đốc điều hànhVaithuhay.com,
nhấn mạnh là việc các công
ty Trung Quốc liên tục tuyển
dụng ngườiViệt Namsang các
khunàyđể livestreambánhàng
bằng tiếng Việt. Bởi hiện nay
các tổng kho này chủ yếu phục
vụ cho thị trường Việt Nam.
Cụ thể những người Việt
sang Trung Quốc livestream
bán hàng mỗi tháng được trả
3.000-10.000 nhân dân tệ
(khoảng 10-34 triệu đồng), có
thể sáng đi tối về. Các công
ty Trung Quốc tìm kiếm nhân
sự có kinh nghiệm livestream
qua nhiều kênh khác nhau như
thông qua TikTok, Shopee
hay Douyin.
“Việc thuê người Việt để
livestream nhằm mục đích
đẩy mạnh bán hàng và nội địa
hóa, tiếp cận thêm nhiều tệp
khách hàng mới, cũng như có
thể hiểu về tâm lý tiêu dùng tại
nước mà họ nhắm tới để phát
triển” - ông Tâm nói.
Không những thuê người
Việt livestream, đại diện một
số doanh nghiệpViệt cho biết:
Các công ty Trung Quốc, đặc
biệt ngành hàngmỹ phẩmcòn
nhanh taymời cácKOL(người
có sức ảnh hưởng trên mạng
xã hội), KOC (người tiêu dùng
có sức ảnh hưởng lớn trên thị
trường) có tiếng củaViệt Nam
sang dạy và làmviệc. Streamer
ViruSs ĐặngTiến Hoàngmới
đây tiết lộ anh được mời sang
Trung Quốc để đào tạo các
doanh nghiệp nhỏ thực hành
livestream bán hàng.
“Hiện nay, tại Trung Quốc
đã có những trường học được
cấp chứng chỉ dạy livestream
vàmời chuyên gia nước ngoài
về đào tạo. Trong các khóa học
họ dạy cách nói, lấy hơi, đứng
trước máy quay… Tôi cũng
được họ mời sang đào tạo và
họ yêu cầu các doanh nghiệp
nhỏ tại địa phương thực hành
tại chỗ saumột tuần học” - anh
Hoàng kể.•
Kinh tế -
ThứBa9-4-2024
Nhiều công ty TrungQuốc thông báo thuê người Việt
livestreambán hàng. Ảnh: SƠNTÂM
“Nói về quy mô thì bạn
có thể tưởng tượng gần như
là một đại siêu thị tổng hợp
nhưng chuyên bán online. Dĩ
nhiên phía các công ty Trung
Quốc sẽ không trữ toàn bộ các
mặt hàng ở những kho này
mà họ dựa trên các số liệu
phân tích, thăm dò thị trường
để biết hàng nào bán chạy,
THUHÀ
“C
ác tổng kho thương
mại điện tử (TMĐT)
của Trung Quốc tựa
như các khu công nghiệp của
Việt Nam”. Đây là cảm nhận
mà ông Bùi Sơn Tâm, nhà
sáng lập kiêmGiám đốc điều
hành Vaithuhay.com, chia
sẻ với chúng tôi sau chuyến
công tác hơn một tháng tại
Trung Quốc.
Quy mô như
khu công nghiệp,
tập trung hàng trăm
ngàn người bán
Hồi cuối năm2023, ôngBùi
Sơn Tâm thực hiện chuyến đi
qua biên giới Hà Khẩu (Trung
Quốc) sát Lào Cai (Việt Nam)
để tham quan, khảo sát mô
hình các tổng kho dành cho
TMĐT và bán lẻ tại khu vực
này. Đây cũng chính là khu
côngnghiệpTMĐTxuyênbiên
giới Trung Quốc - ASEAN
(HàKhẩu) được nước này đưa
vào hoạt động ở giai đoạn 1
từ đầu năm 2020.
“Ban đầu tôi hình dung
mình phải đi sâu vào Trung
Quốc mới tới được các tổng
kho hàng nhưng thật ra chúng
chỉ cách biên giới Việt Nam
khoảng 3-4 km. Có nghĩa là
rất gần với chúng ta. Đây là
khu vực được tích hợp kho bãi,
chế biến, xuất nhập khẩu…
tức là nơi thông quan tại chỗ
mà không cần thông qua cửa
khẩu khác với hậu cần hiện
đại, TMĐT xuyên biên giới”
- ông Tâm nói.
Vídụchỉriêngvớikhuthương
mại tọa lạc tại tổng kho hàng
ở biên giới Hà Khẩu - Lào
Cai do tư nhân xây dựng đã
tập trung hàng trăm ngàn nhà
bán hàng. Khu này được chia
làm hai tầng, tầng 1 là kho tập
kết hàng hóa của các doanh
nghiệp, tầng 2 là các phòng
để livestream bán hàng.
“Bạn cứ tưởng tượng nó
như là khu công nghiệp hiện
đại và người bán hàng như là
công nhân” - ông Tâm nhận
xét và lấy ví dụ về một phòng
livestream để thấy quy mô
hoành tráng ra sao. Các phòng
livestream giống như những
studio lớn với trang thiết bị
Các công ty Trung
Quốc liên tục tuyển
dụng người Việt
Nam sang các
tổng kho hàng để
livestream bán hàng
bằng tiếng Việt.
Một tổng kho của TrungQuốc có sức chứa lớn, hiện đại được xây dựng sát biên giới Việt Nam.
Ảnh: SƠNTÂM
Tập trung hàng trăm ngàn
người bán
Các chính sách ưu tiên phát triển thươngmại điện tử và logistics đã tạo động lực cho các tổng
kho quymô lớn của TrungQuốc phát triểnmạnh, thúc đẩy kinh doanh xuyên biên giới.
Những
kho hàng
khủng sát
biên giới
- Bài 1
LTS:
Thời gian gần đây, nhiều tổng
kho thương mại lớn đã được các công
ty Trung Quốc xây dựng sát biên giới
phía Bắc nước ta. Lợi thế của hàng
Trung Quốc là giá rẻ, vận chuyển
nhanh, mẫu mã đa dạng… đang tạo
ra sự cạnh tranh khốc liệt với hàng
Việt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng
việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt
tổng kho khủng sát biên giới Việt Nam,
nhìn một khía cạnh nào đó sẽ thúc đẩy
sự cạnh tranh của các công ty trong
nước, qua đó tự hoàn thiện chính mình
trong cuộc đua giao vận.
Đầu tư khủng để xây kho hàng,
khu trung tâm thương mại
Nhiều chuyên gia, đại diện doanh nhiệpViệt cho hay trên
thực tế, hiện nay chính phủ và các địa phương Trung Quốc
đã ban hành nhiều chính sách để đẩy mạnh hỗ trợ doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT. Đây cũng là lý do
mà ngày càng nhiều kho hàng, khu trung tâm TMĐT mọc
lên sát biên giới Việt - Trung và các quốc gia khác trong
khu vực ASEAN.
Chẳng hạn chỉ riêng huyện Hà Khẩu (Vân Nam, Trung
Quốc), các công ty Trung Quốc đang hoàn thiện giai đoạn
2 của dự án khu thương mại tự do thí điểm Hồng Hà. Dự
án nằm giáp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam, cách Hà Nội chỉ
khoảng 295 km và cách cảng Hải Phòng 416 km.
Dự án có diện tích gần 86.000m
2
, vốn đầu tư khoảng 250
triệu nhân dân tệ (gần 35 triệu USD). Các doanh nghiệp tại
khu vực này dự kiến có thể hoàn thành kiểm tra 50.000 bưu
kiện/ngày, trọng lượng khoảng 800 tấn với khối lượng giao
dịch hằng năm ước tính hơn 2 tỉ nhân dân tệ.
Mục tiêuđầu tưdựán làđểphát triểnxuất nhậpkhẩuTMĐT
xuyên biên giới, TMĐT trong nước, trung tâm livestream,
hậu cần và vận tải xuyên biên giới...
Ngoài huyện Hà Khẩu, tại Đông Hưng (Quảng Tây, Trung
Quốc), cách TP Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ một con sông,
chính quyền tại đây cũng đã thành lập khu TMĐT từ tháng
7-2022. Đồng thời, họ cũngđẩymạnhphát triển khu thương
mại biên giới Đông Hưng thành khu thương mại biên giới
lớn nhất Quảng Tây...
Tiêu điểm