4
Thời sự -
ThứBa9-4-2024
TRÙNGKHÁNH
N
gày 8-4, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Lê Minh
Hoan cùng đoàn công
tác đã có buổi làm việc tại
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình
hình, kết quả chống khai thác
IUU, thực hiện các khuyến
nghị của Ủy ban châu Âu
(EC) và các ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ,
trưởng Ban Chỉ đạo quốc
gia về IUU trên địa bàn tỉnh.
Hành động vì trách
nhiệm với môi trường,
tài nguyên quốc gia
Tại buổi làm việc, Bộ
trưởng Lê Minh Hoan đã có
những chia sẻ về việc gỡ thẻ
vàng IUU của Ủy ban châu
Âu (EC) cũng như việc cấu
trúc lại, hướng phát triển mới
cho ngành thủy sảnViệt Nam
trong tương lai.
Bộ trưởng đánh giá sự cố
gắng, nỗ lực hết mình từTrung
ương tới địa phương và sự
đồng hành của bà con ngư dân
nên hệ sinh thái biển của từng
địa phương đã được cải thiện.
Từ ngành ngư nghiệp truyền
thống manh mún, nhỏ lẻ, tự
phát để hướng tới một ngành
ngư nghiệp minh bạch, trách
nhiệm và bền vững.
TheoBộ trưởng, không phải
chờ tới châuÂuápđặt thẻvàng
IUU với Việt Nam mà Luật
Thủy sản năm2017 đã nghiêm
cấm đánh bắt bất hợp pháp,
không khai báo và không theo
kiểu tận diệt môi trường, đại
dương cũng như xâm phạm
vào vùng biển quốc gia khác.
Trong giai đoạn này, mỗi
chủ tàu, mỗi ngư dân, doanh
nghiệp, nhà vựa, đầu nậu phải
có nghĩa vụ thamgia cùng đất
nước để cải thiện hình ảnh,
để rút thẻ vàng của EC. Bộ
NN&PTNT cũng vừa trình
Chính phủ chủ trương giảm
khai thác, tăng nuôi trồng và
bảo tồn biển. Bộ trưởng cho
rằng so với bình quân trên
thế giới, số tàu đang đánh
bắt ngoài biển ở nước ta rất
đông, muốn giảm thì phải tạo
ra sinh kế khác cho ngư dân.
“Nhiều bà con ngư dân nói
cuộc đời họ gắn với biển,
mấy đời rồi, nghe mùi nước
biển, gió biển quyến luyến
lắm, không nỡ bỏ biển khơi
Việt Nam nguồn lực để phát
triển kinh tế biển bền vững
và hiện đại. “Tư lệnh” ngành
nôngnghiệpkhẳngđịnhkhông
thể tiếp tục với một ngành ngư
nghiệp thiếu bền vững như
hiện nay mà cần tranh thủ hỗ
trợ của EC. Bộ trưởng đồng
thời đề nghị các đơn vị liên
quan cần hành động nhanh
nhất để trong tháng 5 tới có
thể thuyết phục được EC.
Theo ông, đây là cơ hội
của Việt Nam để cấu trúc lại
nghề cá, một ngành thủy sản
minh bạch, trách nhiệm, bền
vững; cân đối giữa khai thác,
nuôi trồng với bảo tồn để làm
sao nguồn lợi thủy sản sinh
sôi, nảy nở.
“Thẻ vàng IUU cũng là
dịp để ta nhìn lại mình, cấu
trúc lại từ trung ương tới địa
phương 28 tỉnh ven biển. Theo
đó, chúng ta cùng thống nhất
hành động để làm sao bà con
ngư dân khai thác có văn hóa
với biển, văn hóa ứng xử tốt
với môi trường” - Bộ trưởng
bày tỏ.
Với riêng tỉnhBà Rịa-Vũng
Tàu, Bộ trưởng tin tưởng sẽ là
địa điểman toàn nhất trong đợt
kiểm tra của EC sắp tới. Ông
Hoan yêu cầu tỉnh có những
quy hoạch, phát triển mới
cho ngành thủy sản theo ba
trụ cột là giảm khai thác, tăng
nuôi trồng và bảo tồn biển.•
Bộ trưởng BộNN&PTNT LêMinhHoan đi thực tế tại cảng Cát Lở Vũng Tàu. Ảnh: TK
quy định. Tuy nhiên, do nhiều
lý do chúng ta làm không tốt
nên EC áp đặt IUU với ngành
thủy sản Việt Nam.
“Lần này chúng ta không
chỉ vì IUU mà còn vì thế hệ
tương lai, vì nguồn sống xanh
của ngườiViệt Nam. Chúng ta
khôngphảiđốiphóvớiIUUnữa
mà hành động vì đất nước, vì
hình ảnh quốc gia trên trường
quốc tế” - Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, nhiều năm
trước đặt trong bối cảnh đất
nước thời điểm đó, Đảng,
Nhà nước khuyến khích bà
con ngư dân ra khơi để làm
nhiệmvụ kép là vừa khai thác
biển làmkinh tế, vừa đảmbảo
chủ quyền quốc gia. Hiện nay,
toàn cầu hướng tới một nền
đại dương xanh, thủy sản xanh
thì không cho phép khai thác
dù nhiều khi biết ra đó nguy
hiểm, rủi ro. Do đó, Chính
phủ cũng có những chính sách
để tạo điều kiện cho bà con
dần dần” - Bộ trưởng chia sẻ.
Ba trụ cột của
ngành thủy sản
Về phía tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Bộ trưởngLêMinhHoan
đề nghị cần quy hoạch những
không gian nuôi biển, đưa ngư
dân tham gia các hợp tác xã,
hướng dẫn nuôi lồng bè để
chủ động hơn, giảm mật độ
đội tàu. Mỗi bến cảng có ban
quản lýbếncảng,Chi cụcThủy
sản, nhà vựa, đầu nậu, doanh
nghiệp và ngư dân xuất, cập
bến làm sao gắn bó, hỗ trợ để
tạo ra hệ sinh thái từng cảng.
Bộ trưởng thông tin phía
EC cũng thống nhất sẽ giúp
Bà Rịa-Vũng Tàu không còn tàu cá
vi phạm bị nước ngoài bắt giữ
Theo tỉnh Bà Rịa-VũngTàu, từ tháng 8-2022 đến nay, tỉnh
không có tàu cá vi phạmbị nước ngoài bắt giữ.Tỉnh đã khắc
phục, xử lý hai tồn tại, hạn chế mà đoàn thanh tra EC đã chỉ
ra trong lần thanh tra thứ tư (tháng 10-2023). Đó là xử phạt
chủ tàu cá không có giấy phép khai thác, mất kết nối giám
sát hành trình (VMS) vẫn hoạt động trên biển với số tiền
hơn 1,3 tỉ đồng và xử phạt tám tàu cá không rõ số đăng
ký ở cảng Phước Hiệp (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền).
Riêngvới đội ngũ tàucá“ba không”(khôngđăngký, không
đăng kiểm, không có) toàn tỉnh hiện có 1.081 tàu. Hiện tỉnh
giao các ngành, địa phương cấp, vẽ số tạm để quản lý, dự
kiến hoàn thành trong tháng 4.
“Lần này chúng ta
không chỉ vì IUU
mà còn vì thế hệ
tương lai, vì nguồn
sống xanh của
người Việt Nam.
Chúng ta không
phải đối phó với
IUU nữa mà hành
động vì đất nước, vì
hình ảnh quốc gia
trên trường quốc tế.”
Suốt năm 2023 đến nay,
báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ
chức chương trình
“Cùng
ngư dân thắp sáng đèn trên
biển”
tại hàng chục tỉnh,
thành có biển. Đoàn công
tác đi khảo sát ở hàng chục
cảng cá, đến thăm và tiếp
xúc với hàng ngàn ngư dân, trao đổi với rất nhiều lãnh
đạo từ trung ương đến địa phương liên quan đến việc
quản lý chống lại hoạt động khai thác hải sản bất hợp
pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Một điểm chung mà chúng tôi ghi nhận từ thực tế đó là:
Nhiều người đến nay cũng không ngờ rằng Ủy ban châu
Âu (EC) lại gắn thẻ vàng với hải sản Việt Nam lâu đến
thế. Đã từng có thời điểm vào năm 2018, EC gia hạn thẻ
vàng thêm sáu tháng, thế mà đến nay đã quá sáu năm, thẻ
vàng vẫn còn đó.
Đến tận các gia đình hoặc ra thăm các cảng cá, rất
nhiều bà con ngư dân, thậm chí các anh biên phòng, các
nhà chức trách quản lý đánh bắt hải sản bộc bạch với
chúng tôi: “Đâu có ngờ họ (EC) làm “căng” đến vậy. Ở
nước mình, bà con hàng trăm năm qua cứ mặc nhiên áp
dụng tập quán đánh bắt thô sơ, đâu có nghĩ điều đó nguy
hại đến môi trường biển đến vậy”.
Hay như có anh ngư dân từng bị lực lượng chấp pháp
Philippines bắt giữ vì “đánh cắp” hải sản trên vùng biển
của họ, phải chịu cảnh tù tội và trắng tay sau chuyến hải
trình phạm pháp cũng nói: “Đâu có ngờ hậu quả lớn đến
vậy. Tôi thấy rất xấu hổ, tởn tới già”…
Còn nhiều chuyện mà trước đây nhiều doanh nghiệp,
hiệp hội, các cơ quan quản lý cũng đâu có ngờ, như thứ
hạng xuất khẩu hải sản trượt dốc, kim ngạch xuất khẩu
bốc hơi hàng trăm triệu USD, hải sản muốn sang thị
trường EU phải rất gian nan, làm đội chi phí, công sức,
thời gian, đã vậy hàng xuất đi cũng không được giá.
Hơn sáu năm qua, thẻ vàng của EC quả thật là một liều
thuốc đắng và may mắn thay “thuốc đắng đã tật”.
Những năm qua, từ trung ương đến địa phương, từ lực
lượng chấp pháp đến các hộ ngư dân đã nỗ lực, nhất là
trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong quản lý chống đánh bắt trái phép.
Quốc hội thông qua Luật Thủy sản 2017; Hiệp hội
Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phát hành
Sách trắng về chống khai thác IUU năm 2018; xây dựng
chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản đến năm 2030 và được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt vào đầu năm 2024; cùng nhiều văn bản pháp lý, các
chỉ thị, chỉ đạo từ Chính phủ, chính quyền các địa phương
trên cả nước.
Trong chuyến khảo sát thực tế trước Diễn đàn “Đáp lời
ngư dân” ở Phú Yên vào cuối năm ngoái, chúng tôi đến
thăm nhiều chủ tàu U-70 và được họ khoe: “Bây giờ tôi ở
nhà chỉ cần bật điện thoại là biết tàu đang ở đâu, không
có chuyện đi nhầm sang biển nước khác”. Bà con ngư dân
ở nhiều địa phương khác cũng cho biết Nhà nước tuyên
truyền và hỗ trợ họ rất nhiều khi bám biển, đồng thời các
cơ quan chức năng cũng giám sát rất chặt, hễ vi phạm là
bị xử rất nghiêm. Hầu hết bà con đều đồng tình ủng hộ, để
con tôm, con cá của họ trở về sau những chuyến ra khơi
dài ngày có thể được xuất qua châu Âu, bội thu hơn, ai
mà không thích.
Bốn đợt thanh tra của EC vào các năm 2018, 2019,
2022 và 2023 là “những viên thuốc rất đắng”, giúp chúng
ta nhận ra và dần điều trị “căn bệnh” của mình.
Giữa năm nay, EC sẽ tiếp tục thanh tra Việt Nam một
lần nữa và mong sao chúng ta tiếp tục nỗ lực để đây sẽ là
“viên thuốc” cuối cùng để ngành hải sản Việt Nam chính
thức “khỏi bệnh”.
ĐỖ THIỆN
Cải tổ ngành thủy sản
không phải vì đối phó EC
Theo bộ trưởng, việc chấn chỉnh ngành thủy sản không phải để đối phó với đoàn kiểm tra EC
mà còn vì tương lai và hình ảnh đất nước.
“Thuốc đắngđã tật” chongànhhải sảnViệtNam
(Tiếp theo trang 1)