8
Đô thị -
ThứBa9-4-2024
HàNội thí điểmlát đá tựnhiênởhồThiềnQuang
Ban quản lý dự án quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết sẽ
lát thí điểm 50 m
2
đá tự nhiên ở vỉa hè góc hồ Thiền Quang,
đoạn ngã tư Trần Nhân Tông - Quang Trung để lấy ý kiến
của nhân dân trước khi triển khai lát đá toàn bộ khu vực ven
hồ tự nhiên này. Loại đá lát thí điểm ở hồ Thiền Quang là
đá granit, được khai thác tại các mỏ đá ở Bình Định, Phú
Yên có tính thẩm mỹ, độ bền cao tương tự loại đá được lát
quanh vỉa hè hồ Hoàn Kiếm.
Đây là một trong những hạng mục thuộc dự án cải tạo,
chỉnh trang toàn bộ khu vực hồ Thiền Quang, đã được quận
Hai Bà Trưng đưa ra lấy ý kiến của nhân dân hồi tháng 2
và khởi công phần hạ ngầm đường điện, cáp viễn thông vào
đầu tháng 4 này.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà
Trưng, toàn dự án chỉnh trang, cải tạo lại hồ Thiền Quang
có tổng mức đầu tư của dự án là hơn 109 tỉ đồng, dự kiến
hoàn thành trước dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà
Nội ngày 10-10. Trong quá trình triển khai hạ ngầm đường
điện, cáp viễn thông, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục lấy ý
kiến của người dân, chuyên gia để hoàn thiện thiết kế việc
chỉnh trang, cải tạo lại toàn bộ cảnh quan hồ Thiền Quang.
Theo đồ án thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền
Quang, tỉ lệ 1/500, khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị
rộng 11,7 ha, nằm trên hai phường Nguyễn Du và Lê Đại
Hành. Phía bắc khu vực này giáp đường Nguyễn Du, phía
tây giáp phố Trần Bình Trọng, phía đông giáp phố Quang
Trung và phía nam giáp phố Trần Nhân Tông.
Đơn vị tư vấn đề xuất thiết kế đô thị với 13 khu vực,
trong đó có năm quảng trường gồm: Quảng trường trung
tâm nằm ở phía đường Trần Nhân Tông, giáp Công viên
Thống Nhất và bốn quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông
được xây ở bốn góc hồ Thiền Quang.
Đồ án cũng nêu định hướng thiết kế đài phun nước ở
giữa hồ; khu biểu diễn nhạc nước gần bờ phía đường Trần
Nhân Tông. Để người dân và du khách có thể nghỉ ngơi,
thư giãn và xem nhạc nước, sát hồ sẽ được xây bậc thềm
ngắm cảnh.
TRỌNG PHÚ
Tỉnhđangbịvướngquyhoạchbauxite
và quy hoạch đất lâm nghiệp. Nếu hai
vướng mắc này không được tháo gỡ,
tỉnh Đắk Nông không còn không gian
để phát triển. Trên diễn đàn Quốc hội,
chúng tôi cũng đã kiến nghị về vấn đề
này. Sau đó, các bộ, ngành đã cử các
đoànvàolàmviệcđểtháogỡvướngmắc,
khókhăncho tỉnhĐắkNông.Tuynhiên,
hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ông
NGÔ THANH DANH
,
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông
Họ đã nói
Khai thác 400 năm mới hết bauxite ở Đắk Nông
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, từ năm 2007, tỉnh này đã quy hoạch 13 mỏ
bauxite; trong đó có chín mỏ được thăm dò, đánh giá trữ lượng.
Tuy nhiên, suốt 15 năm qua chỉ có một mỏ được thăm dò, phê duyệt trữ
lượng, được cấp phép khai thác. Trung bìnhmỗi năm chỉ khai thác khoảng
100 ha để cung cấp quặng bauxite cho Nhàmáy alumin Nhân Cơ tại huyện
Đắk R’lấp có công suất 650.000 tấn/năm.
Theo tính toán của cơ quan chức năng, nếu chỉ cung cấp cho nhà máy
trên thì phải gần 400 nămmới khai thác, chế biến hết trữ lượng, tài nguyên
bauxite ở Đắk Nông. Trong khi đó, theo quy hoạch khoáng sản được Thủ
tướng phê duyệt, tỉnh Đắk Nông có đến hơn 29.000 ha quy hoạch bauxite.
VŨLONG- TIẾNTHOẠI
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông, cho
biết tỉnh đang phối hợp với các bộ,
ngành Trung ương tìm giải pháp gỡ
vướng quy hoạch khoáng sản, trong
đó trọng tâm là quy hoạch bauxite
đang ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế - xã hội tại tỉnh này.
Không còn không gian
phát triển
Theo ôngHồVănMười, hơn 1.000
dự án tại Đắk Nông không triển khai
được trong năm 2023 vì vướng quy
hoạch bauxite là vấn đề rất nóng,
rất khó khăn của tỉnh. Trong đó có
nhiều dự án thuộc các chương trình
mục tiêu quốc gia.
“Chúng tôi cố gắng mở mới những
con đường, phải cố gắng làmvì không
làm không được, không làm là có lỗi
với người dân. Thế nhưng những con
đường liên huyện, liên xã chỗ nào
cũng vướng bauxite” - ôngMười nói.
Tỉnh Đắk Nông đã có rất nhiều
văn bản đề nghị các bộ, ngành gỡ
vướng quy hoạch bauxite. Tỉnh đã
thực hiện theo hướng dẫn từ các bộ,
ngành nhưng đến nay vẫn bế tắc,
chưa giải quyết được.
“Các dự án đều có thời hạn, kinh
phí theo giai đoạn. Thế nhưng khi
triển khai thi công thì các mỏ đất đều
vướng quy hoạch bauxite. Tỉnh Đắk
Nông tính toán rồi nhưng không tìm
đâu ra mỏ đất không vướng bauxite”
- ông Mười lo lắng.
Theo ông Mười, một việc đơn
giản là đất hoàn nguyên, tức đất đã
khai thác bauxite xong, giờ trả lại
cho tỉnh để sử dụng phát triển kinh
tế - xã hội, bố trí tái định cư nhưng
cũng chưa làm được.
“Hiện có khoảng 300 ha đất hoàn
nguyên nhưng chỉ để trồng keo.
Đây là điều cực kỳ bất hợp lý” - ông
Mười nói.
Theo ông Mai Khắc Dương, Phó
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Đắk Nông, tỉnh này có trữ lượng
bauxite lớn nhất cả nước. Tuy nhiên,
quy hoạch về khoáng sản trên địa bàn
tỉnh còn nhiều tồn tại, gây không ít
khó khăn trong việc thực hiện các
dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã
hội, phát triển sản xuất. Thực tế có
nhiều công trình giao thông không
thể triển khai được vì đi qua khu vực
quy hoạch khoáng sản.
“Chúng tôi đề nghị Trung ương
quy hoạch khai thác chỉ nên tiến
hành trên thân quặng đủ hiệu quả
cho khai thác ở quy mô công nghiệp.
Các khu vực không phải thân quặng
thì ưu tiên cho các hoạt động kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng của
địa phương” - ông nói.
Loay hoay tìm giải pháp
tháo gỡ
Tại cuộc làmviệcmới đây với đoàn
công tác của Bộ trưởng Bộ TN&MT
Đặng Quốc Khánh, chủ tịch UBND
tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ TN&MT
hướng dẫn, tháo gỡ những nút thắt
trong quy hoạch bauxite đểĐắkNông
sớmgiải quyết vướngmắc về đất đắp,
tái định cư, triển khai các dự án kịp
Không gỡ vướng
bauxite, Đắk Nông hết
không gian phát triển
Nếu không gỡ vướng quy hoạch, ĐắkNông sẽ hết không gian phát
triển bởi 2/3 diện tích dính quy hoạch đất lâmnghiệp, bauxite.
thời. Tỉnh đề nghị Bộ TN&MT tập
trung hướng dẫn chi tiết về thủ tục
pháp lý, cách làm.
Về cụ thể, tỉnh Đắk Nông kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ,
ngành cho phép Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt Nam giao 70 ha
đất đã hoàn nguyên để tỉnh triển
khai bố trí tái định cư. Đồng thời
kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh
không phải thực hiện thu hồi khoáng
sản bauxite. Tỉnh sẽ thực hiện biện
pháp bảo vệ bauxite ngay tại phạm
vi công trình, dự án để phục vụ việc
phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng
xem xét, tháo gỡ việc chồng lấn hai
quy hoạch cấp quốc gia là quy hoạch
bauxite và quy hoạch phát triển điện
lực tại sáu dự án điện gió trên địa
bàn. Ngoài ra, kiến nghị Trung ương
tháo gỡ khó khăn trong quy hoạch
mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường, quy hoạch chung đô
thị vì vướng quy hoạch bauxite.
Phát biểu tại cuộc làm việc này,
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc
Khánh cũng nhìn nhận: “Đắk Nông
đang ở trong tình trạng động vào
đâu cũng vướng bauxite, loay hoay
không biết làm thế nào”.
Bộ trưởng giao Cục Khoáng sản,
Cục Địa chất phối hợp rà soát, đánh
giá trữ lượng bauxite, đối chiếu nhu
cầu sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông
để có đề xuất phù hợp. Trước mắt,
cần rà soát, đối chiếu, đánh giá, xác
định rõ khu vực nào, trữ lượng ra
sao… Nếu đưa ra khỏi quy hoạch
thì phải có biện pháp dự trữ vì đây
là tài sản quốc gia.
Bộ trưởng BộTN&MTkhẳng định
sẽ tìm giải pháp để hỗ trợ tỉnh Đắk
Nông tháo gỡ các vướng mắc liên
quan đến quy hoạch bauxite. Đối
với những vấn đề vượt thẩm quyền,
bộ sẽ báo cáo Chính phủ để có giải
pháp cụ thể.
“Khai thác mỏ bauxite chỉ lấy phần
quặng, phần đất tơi xốp để lại, vẫn
sử dụng bình thường. Do đó, phần
nào đã hoàn nguyên thì phải xúc tiến
thủ tục đóng mỏ, bàn giao đất ngay
cho địa phương. Sau đó, địa phương
có trách nhiệm sử dụng đất theo quy
hoạch. Cái gì dễ chúng ta phải làm
trước. Vấn đề đóng cửa mỏ phải rà
soát, làm ngay” - Bộ trưởng Khánh
nhấn mạnh.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết Bộ
TN&MT sẽ cử bốn đoàn vào làm
việc, tìm cách gỡ vướng quy hoạch
đất lâm nghiệp, quy hoạch bauxite
cho tỉnh Đắk Nông.•
Mộtmỏ khai thác bauxite ở huyệnĐắk R’lấp, Đắk Nông. Ảnh: TIẾNTHOẠI
Bộ TN&MT sẽ cử bốn
đoàn vào làm việc, tìm
cách gỡ vướng quy hoạch
đất lâm nghiệp, quy
hoạch bauxite cho tỉnh
Đắk Nông.
PhốicảnhthiếtkếhồThiềnQuang.(Ảnhdochủđầutưcungcấp)