075-2024 - page 13

13
THẢOPHƯƠNG
M
ới đây, Bệnh viện
(BV) Quân y 175
(TP.HCM) tiếp nhận
cấp cứu bệnh nhân NVN (58
tuổi, ngụ TP.HCM) với các
dấu hiệu đột quỵ sau khi ngủ
trưa trong xe ngoài trời nắng.
Tưởng chỉ mệt,
ai ngờ đột quỵ
Theo lời ôngN, sau khi ngủ
dậy ông thấy bị tê tay phải và
chân, méo miệng nhưng vẫn
cố chạy xe về nhà ngủ tiếp vì
cho rằng mình chỉ mệt mỏi.
Sáng hôm sau, ông có biểu
hiện yếu tay và liệt chân phải,
nói khó. Khi người nhà ông
ra quầy thuốc Tây mua thuốc,
nhân viên bán thuốc nghe triệu
chứng bệnh khuyên nhanh về
đưa ông đến BV.
ÔngNnhậpBVQuân y 175
vào tối 23-3, được chẩn đoán
nhồi máu não giờ thứ 27. Do
đã quá các thời điểm cửa sổ
điều trị tái thông (giờ vàng)
nên bác sĩ tích cực điều trị,
tránh tái phát cho ông.
Trường hợp tiếp theo là
ông NTH (70 tuổi, ngụ Bình
Dương) bị liệt hoàn toàn nửa
bên người phải. Khai thác
bệnh sử ghi nhận buổi sáng
ông H sinh hoạt bình thường,
đến trưa sau khi đi xemáy đến
nhà con trai thì có biểu hiện
đột ngột yếu nửa tay và chân
bên phải. Nghi ông H bị đột
quỵ, người nhà nhanh chóng
đưa đến BV Quân y 175.
Tại đây, các bác sĩ khoa
Nội thần kinh xác định ông
H bị nhồi máu não, thời điểm
tiếp nhận cấp cứu là sau 3 giờ
từ lúc xuất hiện triệu chứng.
Ông H nhập viện trong tình
trạng liệt hoàn toàn nửa bên
người phải, có tiền sử nhồi
máu cơ tim và tăng huyết áp
10 năm nay.
Sau hai tuần điều trị tích
cực, hiện ông H đã được xuất
viện, phục hồi sức cơ tay và
chân phải, có thể đi lại với sự
hỗ trợ của người nhà.
Nhiệt độ càng tăng,
nguy cơ đột quỵ
càng cao
Theo ThS-BS Hoàng Tiến
TrọngNghĩa, Chủ nhiệmkhoa
Nội thần kinh (BV Quân y
175), các nghiên cứu đã chỉ
ra mối liên hệ nhiệt độ ngoài
trời liên quan đến tăng nguy
cơ đột quỵ và mức độ nặng
của đột quỵ. Một nghiên cứu
vào năm 2022 đã chỉ ra nhiệt
độ môi trường tăng lên 1 độC
thì gia tăng khoảng 10%nguy
cơ mắc đột quỵ.
BSCKIIHuỳnhTấnVũ,BV
ĐHYDược TP.HCM (Cơ sở
3), cho biết có nhiều nguyên
Một bệnh nhân đột quỵ đang được điều trị tại BVQuân y 175, TP.HCM. Ảnh: NVCC
Cácdấuhiệucảnhbáođột quỵđối với người
đang hoạt động ngoài trời nắng là đột ngột
mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt
độ cơ thể có thể lên đến 40-41 độC hoặc hơn;
đổnhiềumồhôi;daẩmướt;yếunửangười(liệt
tay, chân, méo mặt...); không cử động được;
không nói được hoặc khó nói; nói ngọng;
không xác địnhđược thời gian và khônggian.
Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng
của đột quỵ, đầu tiên người bệnh sẽ có triệu
chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi
quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da
toàn thân, có cảmgiác nghẹt thở, thở nhanh
và nông, có khi đau bụng và nôn ói, choáng
váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút.
Sauđó thânnhiệt tăng kèmcác triệu chứng
như lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở
yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt
tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút.
Cuối cùng người bệnh sẽ có các biểu hiện
tổn thương thần kinh như li bì, giãy giụa, mê
sảng, hônmê, tử vongnếu không cấp cứu kịp.
Khi thânnhiệt quá cao làmsuy tim, suy thận
và tổn thươngnão. Bệnhnhânđột quỵ không
được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng hôn
mê trong vài phút, thậm chí tử vong.
BS CKII
HUỲNH TẤNVŨ
,
BV ĐH Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3)
Tiêu điểm
Nhiễm vi khuẩn não mô cầu,
bé 6 tuổi nguy kịch
Ngày 9-4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP
(TP.HCM) cho biết nơi đây vừa tiếp nhận, điều trị cho bé
gái HNK (sáu tuổi, ngụ Tây Ninh) bị nhiễm khuẩn huyết
do tác nhân vi khuẩn não mô cầu nhóm B.
Trước đó, bé K nhập viện vào ngày thứ hai của bệnh.
Theo người nhà, bé bắt đầu sốt cao, đau mình, đau bụng,
nổi ban từ mặt lan khắp thân mình. Ngày thứ hai bé được
đưa đến BV địa phương và được chẩn đoán theo dõi
nhiễm khuẩn huyết.
Sau khi được điều trị kháng sinh, bé được chuyển đến
BV Nhi đồng TP trong tình trạng lừ đừ, môi tái, chi mát,
mạch quay bắt nhẹ, huyết áp tụt, bụng mềm, cổ mềm.
Ngoài ra, họng bé đỏ, xuất huyết dạng chấm, tử ban mặt,
ngực, lưng, bụng, tứ chi, rải rác toàn thân.
Bé K được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
huyết tối cấp do não mô cầu. Bé được đưa vào phòng cách
ly, điều trị tích cực đặt nội khí quản, thở máy, truyền dịch
chống sốc, vận mạch dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn
và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm; điều trị kháng sinh phổ
rộng, an thần, điều chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm.
Kết quả xét nghiệm cho ra tác nhân gây bệnh là vi
khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis (còn gọi là
meningococcus). Các mẫu thử đã được chuyển đến Viện
Pasteur TP.HCM để thực hiện PCR phân tích, kết quả xác
định tác nhân gây bệnh là não mô cầu serogroup B.
Sau gần hai tuần điều trị, sức khỏe bé K dần cải thiện,
tỉnh táo, cai được máy thở, hết sốt. BV Nhi đồng TP đã
thông báo đến Sở Y tế TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, cơ
quan y tế địa phương nơi bệnh nhi sinh sống để phát hiện ổ
dịch, khoanh vùng, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.
G.THANH
Ho 3 tháng, đi khám thấy hạt hồng xiêm
trong phổi
Ngày 9-4, thông tin từ Bệnh viện (BV) đa khoa Hà
Đông (Hà Nội) cho biết mới tiếp nhận, điều trị cho bệnh
nhân NKT (nam, 75 tuổi) trong tình trạng sốt cao, ho
khạc ra đờm đục và máu.
Khai thác tiền sử bệnh và qua thăm khám, bệnh nhân
cho biết trước đó đã đi khám tại BV khác do bị ho kéo dài,
khó thở, được chẩn đoán viêm phổi, phải nhập viện điều
trị một tuần. Sau đó, bệnh nhân được về nhà điều trị ngoại
trú theo đơn.
Sau hai tuần ra viện, bệnh nhân lại xuất hiện triệu chứng
khó thở, ho nhiều, ho ra máu nên đến khám tại BV đa
khoa Hà Đông. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, các
bác sĩ nội soi phế quản phát hiện trong phế quản thùy dưới
phổi trái của bệnh nhân có dị vật màu đen. Sau khi gắp ra,
thấy dị vật là một hạt hồng xiêm. Hiện sức khỏe của bệnh
nhân đã ổn định.
HX
Xử trí nhanh,
tránh mất giờ vàng
Khi một người có các dấu
hiệu như hoa mắt, choáng
váng trong thời tiết nóng cần
nhanh chóng đưa họ vào nơi
mát, thoánggió, nới lỏngquần
áo và nghỉ ngơi. Nếu thấy họ
đổ mồ hôi nhiều, môi nhợt,
thở nhanh và dốc, có các biểu
hiện lú lẫn cần nhanh chóng
đưa đến BV.
Trường hợp người bệnh có
các dấu hiệu đột quỵ bao gồm
đột ngột yếu hoặc tê bì, dị cảm
tay hoặc chân, méomiệng, nói
khó…phảiđưangườibệnhđến
BV có khả năng cấp cứu đột
quỵ gần nhất. Tuyệt đối tránh
chích máu đầu ngón tay, bấm
huyệt... vì sẽ làmmất đi cơ hội
và thời gian vàng trong điều
trị đột quỵ.
ThS-BS
HOÀNGTIẾNTRỌNG NGHĨA
,
Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh
(BV Quân y 175)
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 10-4-2024
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ
đột quỵ mùa nắng nóng
Nhiệt độ ngoài trời cómối liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ vàmức độ nặng của đột quỵ,
nếu nhiệt độmôi trường tăng lên 1 độC sẽ gia tăng khoảng 10%nguy cơmắc bệnh này.
nhân gây đột quỵ trong thời
tiết nắng nóng. Đơn cử như
cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây
mất nước, nồng độ máu trong
cơ thể giảm, độ kết dính trong
máu tăng cao làm tăng huyết
áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, nắng nóng khiến
hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim
hoạt động kém kèm theo giãn
mạch dẫn đến thiếu máu nuôi
não, đặc biệt ở người có tiền
sử xơ vữa động mạch, cao
huyết áp. Thời tiết nắng nóng
còn làm suy giảm chức năng
các cơ quan, gây mất ngủ,
rối loạn giấc ngủ... dễ xảy
ra đột quỵ.
“Trời nắng nóng khiến mọi
người có xu hướng tránh nóng
bằng cách vào siêu thị, trung
tâm thương mại hay sử dụng
điều hòa với nhiệt độ quá thấp.
Điều này dẫn tới giảm thân
nhiệt đột ngột, khiến mạch
máu bị co lại gây nguy cơ
đột quỵ” - BS Vũ nói thêm.
Để phòng ngừa đột quỵ,
ThS-BS Nghĩa khuyến cáo
khi làm việc trong thời tiết
nắng nóng nên có chế độ nghỉ
ngơi hợp lý, tránh làm việc
quá lâu trong thời tiết bất lợi.
Cạnh đó, cần bổ sung nước,
năng lượng đầy đủ cho cơ thể,
không thay đổi nhiệt độ đột
ngột (từ ngoài nắng vào ngay
phòng lạnh và ngược lại)…•
Thời tiết nắng nóng
làm suy giảm chức
năng các cơ quan,
gây mất ngủ, rối
loạn giấc ngủ...
dễ xảy ra đột quỵ.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Bé K khi được điều trị tại BVNhi đồng TP. Ảnh: BVCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook