7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư10-4-2024
NGỌC SƠN
H
ôm nay (10-4), TAND tỉnh Quảng
Ninh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự mua bán hóa
đơn, đưa - nhận hối lộ, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản đối với 13 bị cáo, trong
đó có cựu giám đốc Công an TP Hải
Phòng Đỗ Hữu Ca.
Thu lợi bất chính
hơn 41,2 tỉ đồng
Để phục vụ phiên xử, tòa còn triệu
tập 21 người với tư cách nhân chứng
của vụ án. Phiên tòa dự kiến kéo dài
trong ba ngày.
Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Hữu Ca,
cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng,
bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Hai bị cáo Trương Xuân Đước,
Nguyễn Thị Ngọc Anh bị đưa ra xét
xử về các tội mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước và tội đưa hối lộ.
Bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu chi
cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát
Hải và bị cáo Đỗ Thanh Hoài, cựu cán
bộ thuế của Chi cục Thuế huyện Cát
Hải, bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ.
Hai bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà
Thị Bích Nhàn bị đưa ra xét xử về tội
mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước.
Các bị cáo Hà Thị Trang, Đỗ Thị
Đua, Vũ Ngọc Tú, Chu Thị Thu Hiền,
Nguyễn Hiền Tài, Ngô Văn Tuyên bị
đưa ra xét xử về tội trốn thuế.
Theo cáo trạng, năm 2005, Trương
Xuân Đước (53 tuổi, trú quận Hải An,
TP Hải Phòng) thuê dịch vụ thành lập
Công ty CPKhánh Dung để hoạt động
mua bán trái phép hóa đơn kiếm lời.
Năm 2007, Đước kết hôn với Nguyễn
Thị Ngọc Anh và cùng vợ quản lý,
điều hành Công ty CP Khánh Dung
hoạt động mua bán trái phép hóa đơn
giá trị gia tăng.
NgọcAnh có vai trò là kế toán trưởng
của công ty và được Đước giao nhiệm
vụ quản lý bộ phận kế toán kê khai báo
cáo thuế, hợp thức hóa hồ sơ và làm
các thủ tục thành lập các công ty để
hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.
Từ năm 2014 đến 2021, vợ chồng
Đước sử dụng CCCD của cả hai và
CMND, CCCD của các cá nhân là
người thân, người quen, bạn bè hoặc
nhân viên làm thuê để thành lập thêm
các công ty hoạt động mua bán trái
phép hóa đơn kiếm lời.
Từ năm 2005 đến khi bị bắt giữ,
Sau2 lầnhội ý,
hoãnphiên tòaxử
cựu chủ tịchVimedimex
Ngày 9-4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị
cáo Nguyễn Thị Loan (cựu chủ tịch Vimedimex) và 10
bị cáo khác về các tội vi phạm quy định về hoạt động
đấu giá tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng.
Có khoảng 20 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho
các bị cáo. Để chuẩn bị cho phiên tòa, HĐXX cũng triệu
tập hơn 60 người là những người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan và người tham gia tố tụng khác đến phiên xử.
Đại diện UBND và đại diện Sở TN&MT TP Hà Nội có
mặt tại tòa với tư cách là người liên quan.
Bị cáo Nguyễn Thị Loan có năm luật sư bào chữa
nhưng 4/5 luật sư vắng mặt nên bị cáo Loan đã đề nghị
hoãn phiên tòa.
Luật sư của bị cáo Loan cũng đề nghị hoãn phiên tòa
và đề nghị HĐXX triệu tập thêm Công ty Thẩm định giá
VNG.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để đảm
bảo quyền và lợi ích của bị cáo. Sau khi hội ý, HĐXX
quyết định tiếp tục phiên tòa vì cho rằng các luật sư của
bị cáo vắng mặt mà không có lý do. Hơn nữa, tội danh
mà bị cáo Loan bị truy tố thuộc nhóm tội danh không bắt
buộc phải có luật sư.
Theo cáo buộc, ngày 28-2-2020, UBND huyện Đông
Anh (Hà Nội) phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng
đất năm 2020, trong đó có dự án xây dựng hạ tầng kỹ
thuật khu đất phía đông nam thôn Cổ Dương, xã Tiên
Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh
được giao nhiệm vụ tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng
đất. Khi xác định giá khởi điểm, các bị cáo Trần Công
Tuyên, cựu trưởng phòng và Vương Thị Thu Thủy, cựu
cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp, đã yêu cầu các bị cáo
là thẩm định viên hạ giá trị khu đất.
Nhóm bị cáo thẩm định viên của Công ty Tư vấn thẩm
định giá và đầu tư Hà Nội đã không thực hiện đúng quy
định, điều chỉnh, hạ giá trị khu đất thẩm định, ban hành
chứng thư thẩm định với giá trị thấp.
Việc này đã tạo điều kiện cho các công ty đấu giá của
bị cáo Loan trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại
cho ngân sách nhà nước với số tiền 135 tỉ đồng.
Mặt khác, quá trình tham gia đấu giá khu đất phía
đông nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, Nguyễn Thị
Loan còn dùng pháp nhân của ba công ty đều do Loan
điều hành hoạt động để tham gia đấu giá, thống nhất với
các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để
được bốc thăm và công ty nào trúng đấu giá thì dự án
vẫn thuộc của bị cáo Loan.
Tại tòa, bị cáo Loan cho rằng “cáo trạng truy tố bị cáo
là oan” và tiếp tục đề nghị hoãn phiên tòa vì các luật sư
vắng mặt, không đảm bảo quyền lợi.
Luật sư cho biết sẽ nộp thêm tài liệu, chứng cứ mới
trong đầu giờ chiều 9-4. Chứng cứ mới liên quan đến
thẩm định giá, so sánh các kết quả thẩm định giá và đề
nghị triệu tập Công ty Thẩm định giá VNG.
HĐXX hỏi bị cáo Trần Công Tuyên (cựu trưởng
phòng Kế hoạch tổng hợp) cáo trạng truy tố bị cáo có
đúng hay không thì bị cáo này trả lời: “Ngay từ khi làm
việc với cơ quan điều tra, bị cáo đã không đồng tình với
kết luận điều tra”.
Trước diễn biến này, HĐXX tiếp tục hội ý lần hai. Sau
khi hội ý, HĐXX xét thấy vắng mặt nhiều luật sư và cần
có thời gian để các luật sư và bị cáo cung cấp thêm một
số tài liệu, chứng cứ mới nên đã quyết định dời ngày xét
xử sang ngày 17-4.
BÙI TRANG
Phiên tòa phải hoãn vàmở lại vào ngày 17-4. Ảnh: CTV
Hôm nay, cựu
giám đốc Công an
Hải Phòng Đỗ Hữu Ca
hầu tòa
Cựu giámđốc Công an TPHải Phòng ĐỗHữu Ca bị cáo buộc
bốn lần nhận tổng số tiền 35 tỉ đồng để chạy án.
Cựu giámđốc Công an TP Hải PhòngĐỗHữu Ca. Ảnh: CTV
Khai tại cơ quan điều tra, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thừa
nhậnNgọcAnhcóđếngặpmình tại nhà riêngnói vềviệcbị điều tra vànhờcứugiúp.
Dù vậy, ông Ca không thừa nhận việc nhận tiền nêu trên để chạy án cho Đước
mà khai rằng“số tiền này là doNgọc Anh chủ độngmang đến để vào trong phòng
khách và phòng ngủ ở tầng 1”. Ông Ca cho rằng bản thân đã nghỉ hưu nhiều năm,
các mối quan hệ không còn nhiều, không còn khả năng chạy án cho Đước và
cũng không tác động, sử dụng số tiền trên để chạy án cho Đước…
Theo cáo buộc, từ tháng
3-2013 đến tháng 5-2022,
vợ chồng Trương Xuân
Đước đã mua bán 15.674
hóa đơn, thu lợi bất chính
hơn 41,2 tỉ đồng.
Đước cùng vợ đã thành lập, quản lý,
điều hành 26 công ty để mua bán trái
phép hóa đơn giá trị gia tăng. Từ tháng
3-2013 đến tháng 5-2022, vợ chồng
Đước đã mua bán 15.674 hóa đơn, thu
lợi bất chính hơn 41,2 tỉ đồng.
Nhận 35 tỉ đồng để chạy án
Đến tháng 10-2022, vợ chồng Đước
biết tin Trương Văn Nam (cháu của
Đước) bị Công an tỉnh Quảng Ninh
bắt, khám xét liên quan đến hành vi
mua bán trái phép hóa đơn, đồng thời
cũng điều tra, xác minh về công ty của
vợ chồng Đước quản lý, điều hành.
Lo sợ bị xử lý liên quan, Đước đã bỏ
trốn và chỉ đạo vợ đến gặp cựu giám
đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu
Ca (đã nghỉ hưu, là người có mối quan
hệ thân thiết với Đước) để nhờ chạy
án. Tổng cộng, Đước và vợ đã bốn lần
đưa tiền cho ông Ca với tổng số tiền
lên tới 35 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong quá trình đưa tiền
nhờ ông Ca chạy án, Đước còn nói con
trai nhiều lần đến nhà riêng của ông Ca
để hỏi han tình hình. Nhưng tất cả các
lần, ông Đỗ Hữu Ca đều trả lời “đang
lo việc, cứ bình tĩnh, yên tâm”.
Con trai của Đước khai trong các lần
đến gặp ông Ca, có lần mang theo bản
chụp tờ công văn của cơ quan điều tra
thu thập hồ sơ liên quan đến các công ty
của Đước để ông Ca xem, lo cho Đước.
Theo cáo trạng, dù Đước đã đưa tiền,
Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Quảng
Ninh vẫn điều tra, xác minh các công
ty của Trương Xuân Đước. Đến ngày
3-2-2023, Đước bị bắt giữ về hành vi
mua bán trái phép hóa đơn.
Sau khi Đước bị bắt, Ngọc Anh đã
đến nhà ông Ca xin lại 35 tỉ đồng. Tuy
nhiên, ông Ca không trả lại tiền và đuổi
Ngọc Anh về.
Tiếp đó, ngày 7-2-2023, Ngọc Anh
bị bắt giữ. Đến ngày 18-2-2023, ông
Đỗ Hữu Ca bị Cơ quan An ninh điều
tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi
tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Trong vụ án này, ông Đỗ Hữu Ca bị
truy tố theo điểm a khoản 4 Điều 174
BLHS (khung hình phạt 12-20 năm
tù hoặc tù chung thân). Ngoài ra, ông
Ca có tình tiết tăng nặng khi phạm tội
nhiều lần do bị cáo buộc bốn lần nhận
tiền chạy án.•