3
Ngày 9-4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã
làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân
đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên
cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của
Tập đoàn Viettel.
Tại hội nghị, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, đã báo cáo kết quả
thực hiện chương trình T-09 và một số nhiệm vụ trọng
tâm được giao trong thời gian qua nhằm nâng cao tiềm lực
quốc phòng của đất nước.
Cụ thể, Tập đoàn Viettel đã làm chủ thiết kế hệ thống,
làm chủ tích hợp hệ thống và làm chủ các công nghệ lõi
của sản phẩm quốc phòng công nghệ cao, sản xuất thành
công và bàn giao một số sản phẩm chiến lược nhằm trang
bị trong quân đội.
Tập đoàn Viettel đã nhận được chỉ đạo, định hướng trực
tiếp từ Thủ tướng, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng
Bộ Tổng tham mưu.
Các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng đã phối hợp,
hiệp đồng hiệu quả, hướng dẫn, hỗ trợ Tập đoàn Viettel
triển khai các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng tính năng kỹ
chiến thuật, đầu tư, mua sắm, đánh giá, nghiệm thu sản
phẩm. Các bộ, ban ngành cũng đã tham gia, hỗ trợ Bộ
Quốc phòng trong việc hình thành nên các cơ chế, chính
sách đột phá.
Ghi nhận và biểu dương những kết quả thực hiện nhiệm
vụ của Tập đoàn Viettel, Thủ tướng Phạm Minh Chính
đánh giá cao những bước phát triển đột phá của đơn vị
trong thời gian qua. Sau một năm kể từ chuyến thăm và
làm việc tại tập đoàn vào năm 2023, Thủ tướng Phạm
Minh Chính nhận xét Tập đoàn Viettel đã có năm điểm
hơn. Cụ thể, kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, chuyên nghiệp
hơn, sản phẩm sản xuất tốt hơn, chất lượng nguồn nhân
lực chất lượng cao tốt hơn.
Những sản phẩm do Tập đoàn Viettel tự nghiên cứu và
phát triển, đặc biệt là các sản phẩm chiến lược đã, đang và sẽ
góp phần tạo nền móng để xây dựng nền công nghiệp quốc
phòng Việt Nam chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng,
hiện đại; phát huy nội lực là yếu tố quyết định; gắn kết chặt
chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Viettel phát huy những kết
quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm
vụ được giao. Đặc biệt, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ
cho Tập đoàn Viettel cần phát triển ngành công nghiệp
chip bán dẫn hiệu quả và phong phú hơn...
Tiếp thu, Thiếu tướng Tào Đức Thắng khẳng định Tập
đoàn Viettel quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
được giao, góp phần hiện đại hóa quân đội, trở thành mũi
nhọn của công nghiệp quốc gia như tinh thần Nghị quyết
08/2022 của Bộ Chính trị.
VIẾT THỊNH
vi phạm pháp luật. Ngư dân
mong muốn được hỗ trợ để
chuyển đổi nghề thích hợp”.
Trước khi giải đáp các băn
khoăn của ngư dân, Bộ trưởng
đánh giá thời gian qua ngư dân
tỉnh Bình Định đã chấp hành
và thực hiện rất tốt Luật Thủy
sản 2017. Bà con ngư dân có
đóng góp quan trọng vào sự
phát triển kinh tế cũng như
góp phần bảo vệ, giữ vững chủ
quyền biển, đảo của đất nước.
“Không có tàu cá vi phạm,
chỉ có người điều khiển con
tàu đó vi phạm. Đó là bạn bè,
hàng xóm, người thân của
chính bà con ở đây. Chúng
ta biết họ làm sai mà vẫn im
lặng là dung túng cho họ. Cái
xấu không đáng sợ bằng sự
im lặng của người tốt” - Bộ
trưởng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, không có
sự tuyên truyền, vận động
nào tốt hơn việc ngư dân nói
cho nhau nghe. “Bà con ngư
dân gặp nhau trên tàu, nói
với nhau về chống khai thác
IUU. Bà con có thể lập nhóm,
cảnh báo, nếu có thông tin về
tàu vi phạm hãy kịp thời báo
với chính quyền địa phương
để xử lý” - “Tư lệnh” ngành
nông nghiệp gợi ý.
Cơ hội giúp định vị
ngành thủy sản
Việt Nam
Làm việc với tỉnh Bình
Định, Bộ trưởng Lê Minh
Hoan cho hay chống khai
thác IUU là câu chuyện của
cả nước, không riêng gì tỉnh
BìnhĐịnhhaymột địa phương
ven biển nào.
Bộ trưởngkhẳngđịnhkhông
phải vì tháo gỡ thẻ vàng IUU
mà Việt Nam (VN) mới thực
hiện cấm đánh bắt trái phép.
Thực tế Luật Thủy sản 2017
đã có những quy định này.
Thẻ vàng của EC giúp chúng
ta thực thi nghiêm Luật Thủy
sản, đó là cơ hội tốt để VN
định vị lại ngành thủy sản.
“Xuhướngbâygiờkhai thác
nghề cá bền vững thì không
cho phép tồn tại kiểu khai thác
tận diệt. Mỗi ngư dân, doanh
nghiệp đều phải đồng hành để
lấy lại hình ảnh của VN trên
trường quốc tế” - Bộ trưởng
Lê Minh Hoan chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, khai thác
bền vững song hành với việc
ổn định cuộc sống cho ngư
dân. Ngư dân yêu biển, giữ
gìn, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vậy thì bộ, ngànhTrung ương,
địa phương phải có chính sách
phù hợp giúp ngư dân có thể
bámbiển theo nhiều cách khác
nhaunhưkhaithác,nuôibiển…
S
áng 9-4, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Lê Minh
Hoan cùng đoàn công
tác đã có buổi làm việc tại
tỉnh Bình Định về tình hình,
kết quả chống khai thác IUU,
thực hiện các khuyến nghị
của Ủy ban châu Âu (EC) và
chuẩn bị kế hoạch đón, làm
việc với Đoàn thanh tra của
EC lần thứ năm.
Bà con ngư dân đóng
góp quan trọng trong
phát triển kinh tế
Trước khi làm việc với tỉnh
BìnhĐịnh, Bộ trưởngLêMinh
Hoan đã có buổi đối thoại với
ngưdânhuyệnPhùCát để lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của
bà con ngư dân.
Báo cáo với Bộ trưởng, ngư
dân Dương Duy Sử (xã Cát
Khánh, huyện Phù Cát) cho
biết: Thông qua các hoạt động
tuyên truyền, hướng dẫn, bà
conngưdân chấphành các quy
định của Luật Thủy sản 2017.
Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản
giảm, một số tàu cá của ngư
dân còn vi phạm, điều này ảnh
hướng rất lớn tới ngưdân. Ông
Sử đề nghị Bộ trưởng cho biết
hướng giải quyết để ngăn chặn
tình trạng này.
Đồng tình, ngư dân Ngô
Thanh Long (khu phố Trung
Lương, thị trấnCátTiến, huyện
PhùCát) cho rằng: “Bộ, ngành
Trung ương cùng với tỉnh nên
có giải pháp trong việc bảo
vệ nguồn lợi thủy sản. Với
việc đánh bắt như hiện nay,
nguồn lợi thủy sản cạn kiệt
dễ dẫn tới những việc làm
Ngư dânNgô Thanh Long kiến nghị bộ, ngành và địa phương nên có giải pháp khôi phục nguồn lợi
thủy sản, giảmkhai thác và chuyển đổi nghề phù hợp. Ảnh: THUDỊU
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đối thoại
với ngư dân Bình Định
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT LêMinhHoan cho rằng việc phát hiện các ngư dân vi phạmkhi đánh bắt thủy sản
rất cần sự chung tay của chính các ngư dân.
Thủ tướngPhạmMinhChính chỉ ra5điểmhơn củaTậpđoànViettel
Bình Định giảm khai thác,
tăng nuôi trồng
Tỉnh Bình Định có đội tàu lớn (5.311 chiếc), trong đó có
3.215 tàu cá khai thác xa bờ. Giải pháp của tỉnh là sắp tới tập
trung vào chuyển đổi nghề. Theo đó, tỉnh đầu tư khoảng
300 tỉ đồng hỗ trợ di chuyển toàn bộ tàu cá từ khu vực cảng
cá Quy Nhơn ra cảng Đề Gi; cải tổ đội tàu theo hướng giảm
khai thác, tăng nuôi trồng để giữ nguồn lợi; chuyển đổi
nghề gắn với sinh kế cho người dân. Đào tạo nghề, phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng bờ, nuôi biển.
Thời sự -
Thứ Tư 10-4-2024
Với riêng tỉnh Bình Định,
từ cuối năm 2023 đến nay
có năm tàu cá vi phạm vùng
biển nước ngoài. Gần nhất là
vào ngày 14-3, một tàu cá của
tỉnh này xuất phát ở tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu bị Malaysia
bắt giữ.
“Chúng tôi đã nỗ lực và
làm tất cả biện pháp có thể
song tàu cá vi phạm vẫn còn
xảy ra. Đáng nói là tàu cá này
của người dân địa phương
song cả tàu và chủ tàu đều
chuyển tới địa phương khác
sinh sống, xuất bến ở nơi
khác” - ông PhạmAnh Tuấn,
Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Định, thông tin.
Ông Tuấn cho biết sau buổi
làm việc này, tỉnh đề nghị Bộ
NN&PTNT xem xét tổ chức
hội thảo nuôi biển, trong đó
mời các chuyên gia hiến kế
cho tỉnh Bình Định mô hình
nuôi biển phù hợp. “Đây là
điều mà tỉnh tha thiết để có
hướng cho bà con ngư dân an
tâm chuyển đổi nghề” - ông
Tuấn bày tỏ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan
đánh giá cao tỉnh Bình Định
trong việc thực hiện cơ cấu
ngành thủy sản. Trong đó, tập
trung vào cơ cấu lại đội tàu
thamgia khai thác; mở hướng
nuôi trồng thủy sản gắn với
chế biến sâu, áp dụng công
nghệ cao; nuôi biển.
“Trước mắt tỉnh nên có báo
cáocụthể,đềxuấtvàcácvướng
mắcgửi chobộ. Chúng tôi xem
xét, mời chuyên gia làm việc
trước với bộ và tỉnh trước khi
tổ chức hội thảo về nghề nuôi
biển. Ở giai đoạn này, chúng
ta cần hành động quyết liệt để
EC thấy được nỗ lực từ phía
VN trong tháo gỡ thẻ vàng
IUU” - Bộ trưởng nhấnmạnh.•
Thủ tướng
thămxưởng
sản xuất sản
phẩmcơ khí
công nghệ
cao của Tập
đoànViettel.
Ảnh: VGP
“Không có tàu cá
vi phạm, chỉ có
người điều khiển
con tàu đó vi phạm.
Đó là bạn bè, hàng
xóm, người thân
của chính bà con ở
đây. Chúng ta biết
họ làm sai mà vẫn
im lặng là dung
túng cho họ. Cái
xấu không đáng sợ
bằng sự im lặng của
người tốt.”
THUDỊU