16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Tư10-4-2024
Công nghệ AI không thể
thay thế khả năng phán đoán
và thẩm định của luật sư. Họ
cần kiểm tra tính chính xác và
độ tin cậy của những thông
tin mình nhận được từ những
công cụ này.
PGS ngành luật quản trị
ROB NICHOLLS
,
ĐH Sydney (Úc)
Nhiều chuyên gia luật lo rằng sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo có thể đặt ra thách thức cho tính công bằng,
minh bạch và đạo đức của hệ thống pháp lý.
AI và rủi ro tiềm ẩn với hệ thống
pháp lý
CHÍ THANH
S
ự bùng nổ của trí tuệ nhân
tạo (AI) những năm gần
đâymang đến nhiều thay
đổi tích cực cho đời sống xã
hội. AI giúp con người làm
việc hiệu quả, năng suất hơn,
là “trợ thủ đắc lực” của con
người trong nhiều lĩnh vực
như y tế, giáo dục..., góp
phần nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Tuy nhiên, việc lạmdụngAI
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc
biệt đối với hệ thống pháp lý,
theo tờ
TheConversation
.Mới
đây,GS luậtMichaelLegg,ĐH
New SouthWales (Úc), cảnh
báo rằng AI có khả năng viết
luật tinh vi đến mức đánh lừa
cả luật sư và thẩm phán. Việc
lợi dụng khả năng này không
chỉ vi phạm đạo đức mà còn
đặt ra nhiều thách thức cho
tính công bằng và minh bạch
của hệ thống pháp luật.
AI và những lùm xùm
“thật - giả”...
Vụ kiện “Mata vàAvianca”
(xảy ra hồi tháng 5-2023) là
một trong những vụ lùm xùm
liên quan công nghệAI được
nhiều người biết tới, theo
The
Conversation
.
Vụ việc nói về một luật sư
tên Steven Schwartz, đại diện
thân chủ Roberto Mata viết
hồ sơ khởi kiện hãng hàng
không MỹAvianca, cho rằng
hãng hàng không này vô tình
làm ông bị thương trong một
chuyến bay nhưng không chịu
bồi thường.
Luật sư Schwartz sau đó đã
dùngAI để viết ra một tập hồ
sơ khởi kiện hãngAvianca dài
hơn 10 trang, nội dung trong
đó liệt kê những lần các hãng
máy bay trên thế giới làm bị
thương hành khách và phải
bồi thường để làm dẫn chứng
Ngày 8-4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA
LHQ) họp kín về đơn của Palestine đề nghị được gia nhập
LHQ và chuyển đơn này tới ủy ban của HĐBA, theo hãng
tin
Reuters
. Quá trình xem xét tư cách thành viên của
Palestine sẽ diễn ra trong tháng 4.
Palestine đã nỗ lực hơn một thập niên tìm kiếm tư cách
thành viên đầy đủ của LHQ. Năm 2011, Tổng thống
Palestine Mahmoud Abbas gửi đơn đăng ký trở thành
thành viên thứ 194 của LHQ, song thất bại vì không nhận
được sự ủng hộ cần thiết của 9/15 thành viên, theo hãng
tin
AP
. Năm 2012, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị
quyết nâng cấp vị thế Palestine tại tổ chức này từ “thực
thể quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên”, được
tham gia các cuộc họp nhưng không có quyền bỏ phiếu tại
Đại hội đồng.
Lần nỗ lực này của Palestine nhận được tín hiệu tích
cực, nhiều nước ủng hộ Palestine gửi thư tới HĐBA đề
nghị xem xét đơn của Palestine. Theo
AP
, các quốc gia
này bao gồm 140 nước đã công nhận nhà nước Palestine.
Tuy nhiên, nỗ lực của Palestine có thể vấp phải phản
đối từ phía Mỹ - đồng minh thân cận của Israel. Mỹ nhiều
lần nói rằng tư cách thành viên đầy đủ của LHQ phải
theo thỏa thuận hòa bình được đàm phán giữa Israel và
Palestine.
Theo Hiến chương LHQ, đơn đăng ký
làm thành viên
của LHQ cần nhận được phiếu thuận của 9/15 thành viên
HĐBA và không có phiếu phủ quyết từ năm thành viên
thường trực (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc). Sau
khi HĐBA thông qua, đơn sẽ được trình lên Đại hội đồng
xem xét và cần ít nhất 2/3 số thành viên Đại hội đồng bỏ
phiếu thông qua.
VĨNH KHANG
Palestine tái nỗ lực gianhậpLiênhợpquốc, cánh cửađã rộnghơn
Quan sát
viên thường
trực của
Palestine
tại Liên hợp
quốc Riyad
Mansour.
Ảnh:
EPA - EFE
Chuyên gia
đánh giá
dùmang lại
nhiều lợi ích
song việc sử
dụngAI vẫn
tiềmẩn nhiều
rủi ro, nhất là
trong lĩnh vực
pháp lý. Ảnh:
ADOBE STOCK
“AI có khả năng viết
luật tinh vi đến mức
đánh lừa cả luật sư
và thẩm phán.”
AI tạo ra “luật giả” bằng cách nào?
AI được lập trình bằng những tập dữ liệu khổng lồ, trong
đó có các văn bản pháp lý, theo
The Conversation
.
Theo ông Legg, khi được yêu cầu giải quyết một vấn đề
pháp lý, AI sẽ bắt đầu công tác phân tích dữ liệu, tìm kiếm
thông tin liên quan và đưa ra giải pháp phù hợp.
“Vấn đề xảy ra khi AI không tìm thấy các thông tin cần thiết
trong kho dữ liệu của mình. Lúc này nó sẽ tự tạo ra nội dung
mới để lấp đầy khoảng trống dựa trên tính logic và kho dữ
liệu có sẵn. Điều đáng lo ngại là thông tin mà AI tạo ra có thể
hoàn toàn sai lệch so với luật pháp thực tế” - ông Legg nói.
Ông Legg còn lưu ý do được“ngụy trang”dưới sự chặt chẽ
về mặt hình thức và nội dung, luật giả do AI tạo ra rất tinh vi
và khó phát hiện. Các luật sư, thẩmphán, thậm chí là chuyên
gia pháp lý cũng có thể bị đánh lừa bởi tính logic và sự trôi
chảy của nó.
Theo đó, ông Legg nhấn mạnh rằng việc dùng AI trong hệ
thống pháp luật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng.
Các bản án dựa trên luật giả có thể đổ oan cho người vô tội,
làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành luật và niềm tin của
công chúng vào hệ thống pháp luật .
và củng cố cho lập trường của
mình trước tòa.
Nội dung chặt chẽ của tập
hồ sơ tưởng chừng đã giúp
luật sư Schwartz và thân chủ
giành chiến thắng, tuy nhiên
phía hãng hàng không vô tình
nhận ra điều bất thường trong
hồ sơ khởi kiện. Phần lớn sự
kiện được liệt kê trong hồ sơ
là những thông tin bịa đặt,
không có thật.
Luật sư Schwartz sau đó
thừa nhận đã sử dụng một
ứng dụng AI để tạo ra tập hồ
sơ. Ông này cho biết đã đọc
qua nội dung trước khi nộp
đơn nhưng không nhận thấy
điều gì bất thường và không
phát hiện ra phần lớn thông tin
trong hồ sơ là giả. Hồ sơ khởi
kiện của luật sư Schwartz bị
hủy bỏ. Ông này bị đình chỉ
hành nghề sáu tháng và bị
phạt 10.000 USD vì có hành
vi gian dối.
Một sự kiện khác cũng liên
quanviệc luật sưdùngAI trong
kiện tụng được nhiều người
quan tâm là vụ luật sưMichael
Cohen - cố vấn pháp lý của
cựu Tổng thống Mỹ Donald
Trump có hành vi lừa gạt cơ
quan chức năng.
Cụ thể, tháng 11-2023, ông
Cohen gửi một tập hồ sơ lên
Tòa án quận Manhattan (TP
New York, Mỹ), yêu cầu tòa
chấm dứt các hình thức giám
sát ông vì những cáo buộc liên
quan vi phạmvấn đề tài chính
trong chiến dịch tranh cử của
ông Trump.
Theo báo
The New York
Times
, ông Cohen cũng sử
dụng một ứng dụngAI để tạo
ra danh sách các vụ án tương
tự nhằm củng cố lập luận cho
bản thân. Tuy nhiên, sau khi
phát hiệnnhữngchi tiết “không
có thật” từ các vụ án trong hồ
sơ, thẩm phán Jesse Furman
của Tòa án quận Manhattan
đã yêu cầu ông Cohen giải
trình rõ ràng.
Ông Cohen sau đó thừa
nhận đã nhầm tưởng công cụ
AI là một công cụ tìm kiếm
thông thường và không biết
rằng những nội dung mà nó
cung cấp có thể là giả mạo.
Theo
The New York Times
,
ông Cohen vẫn chịu sự giám
sát của tòa án và có nguy cơ
bị phạt nặng hơn vì hành vi
gửi thông tin sai lệch cho cơ
quan chức năng.
Các vụ việc trên để lại bài
học đắt giá cho giới luật sư và
những người đang dùng AI
trong lĩnh vực pháp lý, song
cũng làm dấy lên lo ngại về
rủi ro khi sử dụng AI trong
ngành luật. Sự việc một lần
nữa nhắc nhở mọi người cần
dùngAI một cách thận trọng,
có trách nhiệm để tránh hậu
quả không mong muốn.
Nhiều nước nóng ruột
quản lý AI
Ý thức được việc lạm dụng
AI có nguy cơ làm xói mòn
niềm tin vào hệ thống pháp lý,
ảnh hưởng tính chính đáng và
đạođức củahệ thốngpháp luật,
thời gian qua nhiều nước đã
ban hành quy định kiểm soát
ứng dụng AI trong kiện tụng.
Một số bang tại Mỹ trong
năm 2023 đã đưa ra các quy
định khác nhau về sử dụngAI
trong pháp luật. Tại California,
giới hành pháp khuyến khích
luật sư sử dụng AI một cách
rõ ràng, minh bạch và có trách
nhiệm, đảmbảo tính chính xác
và không thiên vị. Trong khi
đó,Tòa ánTối caoWashington
lại cấmhoàn toàn việc sử dụng
AI để viết hoặc chỉnh sửa các
văn bản pháp lý vì lo ngại ảnh
hưởng tính chính xác của các
văn bản này.
Để ứng phó với các tác động
mạnh mẽ của AI đối với hệ
thống pháp lý, hiệp hội luật
sư các nước Anh, Canada và
New Zealand cũng đang xây
dựng hệ thống các điều khoản
và hướng dẫn cụ thể cho việc
sử dụngAI vào luật pháp, theo
TheConversation
. Những quy
định này dự kiến sẽ sớmđược
công bố trong năm nay.
Tháng 7-2023, Hiệp hội
Luật sư New South Wales
và Hiệp hội Pháp lý Victoria
của Úc đã hợp tác xây dựng
Bộ quy tắc ứng xử của luật
sư Úc đối với AI nhằm nâng
cao nhận thức của luật sư về
các vấn đề đạo đức liên quan
đến việc sử dụngAI trong thực
hành pháp lý.
BàVickiMcNamara, chuyên
gia nghiên cứu luật tại ĐH
New SouthWales, nhận định
thay vì chỉ đưa ra hướng dẫn
chung, tòa án các nước cần tập
trung vào các điều khoản chi
tiết về việc sử dụng AI trong
kiện tụng.
“Các nước cần quy định
rõ ràng về việc luật sư có thể
hoặc không thể sử dụng AI
trong từng trường hợp. Việc
này giúp luật sư, thẩm phán
và người dân hiểu rõ hơn về
kỳ vọng và giới hạn của AI
trong lĩnh vực pháp lý” - bà
McNamara nhận định.•