6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư10-4-2024
Thông tin tại buổi họp báo quý I, Phó Chánh án TAND
tỉnh Quảng Ngãi Phan Ngọc Minh cho biết ngày 16-4 sẽ đưa
ra xét xử vụ án môi giới, đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Trung
tâm Pháp y tỉnh này.
Theo ông Minh, cựu giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh
Quảng Ngãi Phạm Ngọc Phượng đã có những sai phạm liên
quan đến việc giám định để hoãn thi hành án các vụ án có
bản án và chấp hành án phạt tù.
“Những can phạm này yêu cầu giám định sức khỏe của họ
để được hoãn thi hành án và ông Phượng đã làm sai lệch kết
quả giám định có lợi cho các can phạm” - ông Minh thông
tin.
Phó chánh án TAND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho hay hồ sơ
vụ án đến nay đã cơ bản hoàn tất. TAND tỉnh đã thu thập các
thông tin, chứng cứ trên cơ sở yêu cầu của VKSND Tối cao.
Vụ án này có đến 15 trường hợp có liên quan đều từ kết
quả giám định xin hoãn thi hành án. Bước đầu xác định có
xảy ra tình trạng giám định không đúng, giám định sai để các
can phạm trong một số vụ án khác được hoãn thi hành án.
Theo ông Minh, quá trình thu thập, xem xét các tình tiết
liên quan đến vụ án này rất gian nan vì diễn ra trong thời gian
dài, khoảng 10 năm, qua nhiều cấp tòa xét xử.
Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp giám định
192 vụ trong số 253 vụ án được giám định.
Thông tin thêm về vụ án này, Phó Chủ tịch thường trực
UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cho hay ngoài cá
nhân ông Phượng vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng còn
phát hiện đối tượng “cò” chạy án.
Trước đó, ngày 25-2-2023, Cơ quan điều tra VKSND
Tối cao đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Phạm Ngọc
Phượng (54 tuổi, trú TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), giám
đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi, về tội nhận hối lộ.
Ngoài bị can Phượng, cơ quan điều tra đã bắt giữ Đỗ Văn
Thương về tội môi giới hối lộ và Mai Văn Học về tội đưa hối
lộ; khởi tố Nguyễn Thành Tín (ngụ tỉnh Quảng Ngãi) về tội
đưa hối lộ nhưng Tín bỏ trốn khỏi nơi cư trú và bị truy nã.
Đến ngày 7-4-2023, cơ quan điều tra đã phối hợp với
Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM bắt giữ Tín khi
đang lẩn trốn tại TP.HCM.
Trong vụ án này, bị can Phượng với vai trò là giám đốc
Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi đã nhận tiền để làm sai
lệch kết quả giám định
pháp y liên quan đến các
vụ việc thi hành án hình sự.
Bị can Phượng đã làm
thay đổi bản chất trong việc
chấp hành án hình sự của
người phạm tội.
THANH NHẬT
Bị can Trịnh
VănQuyết bị
truy tố cùng
49 bị can
khác.
Ảnh: NV
Truy tố bị can
Trịnh Văn
Quyết cùng
49 người
khác ra tòa
Bị can Trịnh VănQuyết bị cáo buộc dùng
thủ đoạn gian dối, nâng khống vốn điều lệ
của Công ty Faros; sau đó phát hành, niêm
yết số cổ phiếu trên sànHOSE, lừa dối
các nhà đầu tư lầm tưởng là cổ phiếu
có giá trị thật.
BÙI TRANG
V
KSND Tối cao vừa ban hành
cáo trạng truy tố bị can Trịnh
Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập
đoàn FLC) và 49 bị can khác về
các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
thao túng thị trường chứng khoán;
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ; cố ý công bố
thông tin sai lệch hoặc che giấu thông
tin trong hoạt động chứng khoán.
Chiếm đoạt 3.621 tỉ đồng
Theo cáo buộc, với mục đích
chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư
để sử dụng vào mục đích riêng, bị
can Trịnh Văn Quyết đã sử dụng
Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo
các bị can khác thực hiện hành vi
gian dối, tăng khối vốn góp chủ sở
hữu tại công ty này từ 1,5 tỉ đồng
lên 4.300 tỉ đồng.
Sau đó, hoàn thiện các thủ tục để
niêmyết cổphiếu tươngứngvới giá trị
vốngópkhống củaCông tyFaros trên
sàn chứng khoán; sử dụng sànHOSE
làmcôngcụ,phươngtiệnbáncổphiếu,
chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Bị can Trịnh Văn Quyết
bị truy tố về hai tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản
và thao túng thị trường
chứng khoán.
Ba anh em cùng bị truy tố
Trong vụ án này, ngoài Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế thì một em
gái khác của Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga cũng bị truy tố.
Cụ thể, bị can Trịnh Thị Thúy Nga tham gia cấp khống tiền cho các tài
khoản để Trịnh Thị Minh Huế thực hiện các hành vi thao túng thị trường
chứng khoán đối với năm mã cổ phiếu: AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Cả hai bị can Thúy Nga và Minh Huế bị truy tố về hai tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Nguyễn Thành Tín bị bắt giữ
tại TP.HCM. Ảnh: TN
Sắp xét xử cựugiámđốcTrung tâmPháp yQuảngNgãi tội nhậnhối lộ
Để chiếm đoạt tiền, cựu chủ tịch
Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
giao cho cấp dưới và Trịnh Thị
Minh Huế (em gái) điều hành toàn
bộ hoạt động để hợp thức hóa hồ
sơ nâng vốn khống; trực tiếp nhờ
một số cá nhân đứng tên là cổ đông
nhận chuyển nhượng cổ phần của
Công ty Faros.
Cụ thể, Trịnh Văn Quyết đã chỉ
đạo bị can Trịnh Thị Minh Huế
mượn giấy tờ cá nhân của 45 cá
nhân là người thân, nhân viên thuộc
Tập đoàn FLC và các cá nhân khác.
Trịnh Thị Minh Huế sử dụng các
giấy tờ cá nhân này để thành lập,
đứng tên 20 doanh nghiệp và mở
500 tài khoản chứng khoán đứng
tên các cá nhân, pháp nhân. Trong
đó, Trịnh Văn Quyết đứng tên 23
tài khoản chứng khoán tại 41 công
ty chứng khoán.
Các bị can thuộc Công ty Faros,
công ty kiểm toán, người thân quen
của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị
Minh Huế... đã thực hiện chỉ đạo
của Doãn Văn Phương và Trịnh
Thị Minh Huế ký hợp thức hóa các
thủ tục nâng khống vốn góp và hợp
thức hóa sử dụng vốn góp khống;
ghi nhận thông tin gian dối này vào
báo cáo tài chính kiểm toán, bản cáo
bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết
cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.
Các bị can thuộcVụGiámsát công
ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước; Trung tâmLưu ký chứng
khoánViệt Nam và sàn HOSE đã sử
dụng những thông tin gian dối trên
báo cáo tài chính kiểm toán và hồ
sơ, tài liệu của Công ty Faros cung
cấp để chấp thuận công ty đại chúng,
đăngký chứngkhoánvà niêmyết 430
triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE.
Với động cơ, mục đích, thủ đoạn
nêu trên, Trịnh Văn Quyết đã sử
dụng sàn HOSE làm phương tiện
để bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình
thành từ vốn góp nâng khống cho
30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng
khoán, chiếm đoạt 3.621 tỉ đồng.
Từ đó, Trịnh Văn Quyết bị truy
tố về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản và thao túng thị trường chứng
khoán.
Các cựu lãnh đạo HOSE
biết sai nhưng vẫn làm
Cũng theo cáo trạng, để xảy ra
hậu quả trên có sự tham gia giúp
sức tích cực của các bị can trong vụ
án vào quá trình nâng khống vốn
góp, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác
đầu tư, hợp thức hóa dòng tiền từ
vốn góp khống; xác định vốn góp
khống; chấp thuận niêm yết cổ
phiếu để tạo điều kiện giúp Trịnh
Văn Quyết bán cổ phiếu được hình
thành từ vốn góp chủ sở hữu khống,
chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư
trên sàn chứng khoán.
Trong vụ án này, một số bị can là
người thân quen, nhân viên thuộc
Tập đoàn FLC, công ty con, công
ty liên kết của Tập đoàn FLC biết
rõ không có tiền góp vốn nhưng
vẫn ký các thủ tục như nghị quyết
tăng vốn, ủy thác đầu tư; chứng
từ chuyển tiền; hợp đồng chuyển
nhượng/nhận chuyển nhượng cổ
phần; hợp đồng ủy thác đầu tư...
Từ đó giúp Trịnh Văn Quyết,
Trịnh Thị Minh Huế và các bị can
hợp thức hóa việc góp vốn, sử dụng
vốn góp, tạo dòng tiền để ghi nhận
tăng vốn góp chủ sở hữu trái pháp
luật, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Các bị can thuộc sàn HOSE gồm
Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm
Tuấn Vũ và Lê Thị Tuyết Hằng là
những người có chức vụ, quyền
hạn, biết rõ chưa đủ cơ sở xác định
số vốn thực góp của Công ty Faros
là 4.300 tỉ đồng theo các báo cáo
tài chính kiểm toán và Công văn
số 4298 ngày 1-7-2016 của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.
Tuy nhiên, do bị can Trần Đắc
Sinh (cựu chủ tịch HĐQT) có quan
hệ với TrịnhVăn Quyết nên đã nhận
lời làm nhanh hồ sơ niêm yết của
Công ty Faros, đồng ý niêm yết 430
triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE
trái pháp luật.
VKS truy tố các bị cáo trên về
các tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ; cố
ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán.•