5
Thời sự -
ThứSáu 12-4-2024
Đ.MINH-N.THẢO
T
hay mặt Ban Bí thư,
Thường trực Ban Bí
thư Trương Thị Mai đã
ký ban hành chỉ thị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác chống khai
thác hải sản bất hợp pháp,
không báo cáo, không theo
quy định và phát triển bền
vững ngành thủy sản (chống
khai thác IUU).
Phát triển ngành thủy
sản chưa bền vững
Những năm qua, ngành
thủy sản tiếp tục phát triển,
trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, tổng sản lượnghằngnăm
đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp
khoảng 30%GDP của ngành
nông nghiệp; sản phẩm thủy
sản xuất khẩu đến 170 quốc
gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ
ba thế giới…
Từ năm 2017 đến nay, các
cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo
quốc gia về chống khai thác
IUU đã có nhiều nỗ lực tổ
chức thực hiện chính sách,
pháp luật; xây dựng hệ thống
theo dõi, kiểm soát, giám sát
tàu cá, đẩy mạnh công tác
quản lý nhà nước, giảm dần
số vụ vi phạm.
Tuy nhiên, phát triển ngành
thủy sản Việt Nam chưa bền
vững, chưa gỡ được cảnh báo
thẻ vàng của Ủy ban châu Âu
(EC), chưa tuân thủ đầy đủ
quy định chống khai thác IUU.
Việc triển khai hệ thống
quản lý, giám sát toàn diện
đội tàu; cập nhật cơ sở dữ
liệu tàu cá quốc gia; truy xuất
nguồn gốc thủy sản; xử lý vi
phạm còn hạn chế…
Để đẩy mạnh công tác
chống khai thác IUU, Ban
Ban Bí thư có chỉ thị
về gỡ thẻ vàng IUU
Ban Bí thư nhấnmạnh nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước châu Âu và EU,
tranh thủ sự ủng hộ của các bên để sớmgỡ cảnh báo thẻ vàng.
Bí thư yêu cầu các cấp ủy,
tổ chức Đảng, chính quyền,
MTTQViệt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội tập trung
thực hiện tốt một số nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách, trong
đó tập trung tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, nâng cao
nhận thức của các cấp ủy, tổ
chức Đảng, chính quyền, cán
bộ, đảng viên, doanh nghiệp
và ngư dân về phát triển bền
vững ngành thủy sản, chống
khai thác IUU.
Sớm ký kết phân định
ranh giới trên biển
Ban Bí thư yêu cầu các
cấp chú trọng vận động, nắm
tình hình, kịp thời phát hiện
từ sớm, từ xa, ngăn chặn
ngay từ trong bờ tàu cá và
ngư dân cố ý vi phạm, nhất
là khai thác bất hợp pháp ở
vùng biển nước ngoài.
“Khẩn trương rà soát, hoàn
thiện chính sách, pháp luật, bổ
sung chế tài xử lý nghiêm vi
phạm; khắc phục kịp thời hạn
chế, bất cập, nâng cao hiệu
quả công tác chống khai thác
IUU” - Ban Bí thư nhấnmạnh
và yêu cầu có chính sách hỗ
trợ hiện đại hóa nghề cá, cải
thiện sinh kế, đào tạo nghề,
tạo điều kiện cho ngư dân
vươn khơi, bám biển, nâng
cao đời sống.
Một nhiệm vụ khác mà
Ban Bí thư yêu cầu là tổng
rà soát, thống kê số lượng tàu
cá và thường xuyên cập nhật
cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia;
tăng cường quản lý tàu cá,
tàu công vụ thủy sản, cảng
cá, đội tàu, xử lý dứt điểm
tình trạng tàu cá không giấy
phép, không đăng ký, không
đăng kiểm; thực hiện nghiêm
việc xác nhận, chứng nhận và
truy xuất nguồn gốc thủy sản
khai thác.
“Giám sát được 100% sản
lượng thủy sản khai thác trên
biển, tại cảng; không có sản
phẩm thủy sản bất hợp pháp
xuất khẩu ra nước ngoài” -
Ban Bí thư yêu cầu.
Song song đó, kiện toàn,
nâng caonăng lực, tráchnhiệm
cho lực lượng kiểm ngư và
các cơ quan chức năng quản
lý hoạt động thủy sản, thực
hiện chống khai thác IUU.
Đồng thời tăng cường kiểm
tra, thanh tra, giám sát, thực
thi pháp luật, xử lý triệt để
các hành vi vi phạm.
Đặc biệt phải kịp thời điều
tra, truy tố, xét xử nghiêm
các vụ, việc môi giới, móc
nối đưa tàu cá, ngư dân Việt
Namđi khai thác bất hợp pháp
ở vùng biển nước ngoài, hợp
thức hóa hồ sơ đối với các lô
hàng xuất khẩu…
Cùng với đó, đẩy mạnh
ứng dụng khoa học, công
nghệ tiên tiến, đổi mới sáng
tạo, chuyển đổi số trong nuôi
trồng, khai thác thủy sản, thiết
lập chuỗi sản xuất bền vững,
hệ sinh thái toàn diện, hướng
tới tham gia sâu vào chuỗi
cung ứng toàn cầu...
Ban Bí thư nhấn mạnh
phải nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, nhất là với các
nước châu Âu và EU, tăng
cường biện pháp ngoại giao,
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ
về gỡ thẻ vàng IUU
Tại Nghị quyết 44, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
3-2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương,
Chính phủ yêu cầu các địa phương ven biển cần đẩy mạnh
triển khai các giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp
pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); tăng
cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chống biến
đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Bộ NN&PTNT chủ trì,
phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương ven biển
đẩy mạnh triển khai các giải pháp về chống khai thác IUU,
khẩn trương xây dựng báo cáo về kết quả thực hiện IUU
kể từ sau đợt kiểm tra lần thứ tư (tháng 10-2023) đến nay.
Kết quả phải gửi Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC)
trước ngày 10-4 và chuẩn bị chu đáo để làm việc với Đoàn
thanh tra của EC lần thứnămvàgỡ thẻ vàng trongnăm2024.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Sơn Trà kiểmsoát tàu cá ra vào cảng cá ThọQuang,
kết hợp tuyên truyền chống khai thác IUU. Ảnh: MINHTRƯỜNG
Ngày 11-4, Công an TP.HCM phối hợp với Công an
quận 8 tổ chức buổi họp rút kinh nghiệm vụ cháy tại bãi
vật liệu gỗ cũ ở 206/1/12 Phạm Thế Hiển, phường 2, quận
8, xảy ra hôm 1-4.
Theo Công an quận 8, vụ cháy gây thiệt hại diện tích
470 m
2
; có chín căn nhà bị thiệt hại với tổng số tiền là
1,65 tỉ đồng.
Công an xác định hai kho xưởng gỗ nơi vụ cháy bùng
phát không có giấy phép hoạt động. Sau khi trích xuất
hình ảnh từ hai camera an ninh và thu các lõi dây điện,
mảnh kim loại… thì ban đầu xác định lửa xuất phát từ
kho gỗ, khu vực để máy móc… Nguyên nhân nghi do
chập điện.
Vụ cháy có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về
PCCC nên ngày 8-4, công an đã ra quyết định phân công,
tổ chức điều tra để có hướng xử lý cụ thể theo quy định.
Đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH (PC07), cho rằng nhờ sự chủ động của lực
lượng tại chỗ, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp nên
dập tắt kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại...
Trưởng phòng PC07 nói về các thiếu sót của địa phương
khi chưa lập hồ sơ về nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
là đồ gỗ cũ, tân trang lại để bán nhưng không đăng ký
kinh doanh, không đảm bảo về an toàn PCCC.
Ông Tâm nhận xét đây là một số thiếu sót, tồn tại và
đề nghị phía UBND quận 8 kiểm tra, tạm đình chỉ, đình
chỉ các cơ sở kinh doanh không phép, vi phạm về xây
dựng, hoạt động chui bởi đây là nguy cơ cháy nổ phát
sinh thiệt hại.
Phát biểu tại buổi họp, Thượng tá Trương Thành Lanh,
Phó Trưởng Công an quận 8, đã thông tin những mặt được
và chưa được về công tác PCCC tại địa phương, đồng thời
đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục.
“Thời gian tới, đơn vị sẽ chỉ đạo để có kết quả điều tra
nhanh vụ cháy, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các phường
đảm bảo PCCC tốt hơn” - Thượng tá Lanh nói.
NGUYỄN TÂN
Hiện trường vụ cháy tại bãi vật liệu gỗ cũ xảy ra hôm1-4. Ảnh: NY
Côngan chỉ ramột số tồn tại từvụ cháynhàvenkênhĐôi
tranh thủ sự ủng hộ của các
bên liên quan để sớm gỡ cảnh
báo thẻ vàng.
Đặc biệt không để tàu cá,
ngư dân khai thác bất hợp
pháp tại vùng biển nước
ngoài ảnh hưởng quan hệ
với các nước.
Cơ quan đại diệnViệt Nam
ở nước ngoài có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan chức
năng trong nước thu thập hồ
sơ, tài liệu, bản án, quyết định
xử lý của nước sở tại đối với
tàu cá, ngư dân vi phạm để
phục vụ điều tra, xử lý và bảo
hộ công dân.
Kịp thời đấu tranh ngoại
giao đối với việc tàu cá, ngư
dânViệt Nam không vi phạm
khai thác bất hợp pháp bị lực
lượng chức năng nước ngoài
bắt giữ, xử lý tại những vùng
biển chồng lấn, tranh chấp,
chưa phân định với các nước.
“Thúc đẩy đàmphán, ký kết
phân định ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa
giữa Việt Nam và các nước”
- theo Ban Bí thư.•
Ban Bí thư yêu
cầu kịp thời điều
tra, truy tố, xét xử
nghiêm các vụ, việc
môi giới, móc nối
đưa tàu cá, ngư dân
Việt Nam đi khai
thác bất hợp pháp
ở vùng biển nước
ngoài, hợp thức hóa
hồ sơ đối với các lô
hàng xuất khẩu…