077-2024 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Sáu12-4-2024
MINHCHUNG
T
rên số báo trước,
Pháp
Luật TP.HCM
có bài viết
“Xe gửi quá hạn nằm la
liệt, chủ bãi khóc ròng”
, liên
quan đến vấn đề này, ThS Liên
Đăng Phước Hải, giảng viên
Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM, cho
biết hiện nay việc xử lý các
xe máy bị “bỏ quên” trong
thời gian dài khiến các bến,
bãi giữ xe gặp nhiều khó khăn
xuất phát từ các hạn chế trong
quy định của pháp luật. Mặt
khác, cũng do ý thức tự bảo
vệ mình của chủ các bến, bãi
giữ xe khi nhận giữ xe.
Giữ xe là quan hệ
dân sự
ThS Liên Đăng Phước Hải
lý giải trước hết phải hiểu
quan hệ giữa người gửi xe
và bên nhận giữ xe là quan
hệ dân sự, cụ thể là hợp đồng
gửi giữ tài sản được quy định
trong BLDS. Trong đó, bên
giữ nhận tài sản của bên gửi
có nghĩa vụ phải bảo quản và
trả lại tài sản đó cho bên gửi
khi hết hạn hợp đồng. Ngược
lại, bên gửi phải trả tiền công
cho bên giữ.
Do là quan hệ hợp đồng nên
các quyền và nghĩa vụ sẽ do
các bên thỏa thuận. Trong đó,
bao gồmcả quyền xử lý đối với
trường hợp bên gửi tài sản vi
phạm nghĩa vụ như không lấy
xe trong thời hạn hoặc không
thanh toán phí gửi xe.
Thực tế cho thấy đa phần
hợp đồng gửi giữ xe hiện nay
chỉ được xác lập dưới dạng
hành vi. Phổ biến là bên gửi
xe mang xe vào nơi giữ xe và
bên nhận gửi xe đưa vé, thẻ
xe cho người gửi làm bằng
Ngày 11-4, UBND quận 1, TP.HCM tổ chức tập huấn,
tuyên truyền, phổ biến một số công nghệ mới, tiên phong
trong xử lý nước thải và tổ chức tiếp xúc, đối thoại với
doanh nghiệp chuyên đề “Luật bảo vệ môi trường và các
quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn” năm 2024.
Qua buổi tiếp xúc, đối thoại, các doanh nghiệp, người
dân đã được cung cấp thêm thông tin về Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020 và các quy định pháp luật về xử lý nước
thải, quản lý rác thải...
Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Trưởng phòng TN&MT
quận 1, cho biết thời gian qua, quận đã triển khai thực hiện
dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài
nguyên nước cấp độ 3, 4 đối với các hồ sơ cấp giấy phép
môi trường. Theo đó, 100% hồ sơ được giải quyết đúng quy
định, không có hồ sơ trễ hạn.
Riêng về lộ trình thực hiện phân loại, thu gom và vận
chuyển rác sinh hoạt sau phân loại theo quy định của Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020, quận đã đề ra kế hoạch cụ
thể. Theo đó, từ ngày 1-7 sẽ triển khai thực hiện tuyên
truyền, vận động đến tất cả hộ gia đình kinh doanh dịch vụ
ăn uống, các tổ chức, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ trên địa bàn quận ký cam kết thực hiện phân loại
riêng chất thải thực phẩm.
Đến ngày 30-9, 100% hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn
uống, các tổ chức, đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ trên địa bàn quận ký cam kết thực hiện chuyển giao
chất thải thực phẩm cho các đơn vị thu mua làm thức ăn gia
súc hoặc tận dụng làm phân bón hữu cơ.
Từ ngày 1-10, toàn quận triển khai thí điểm thực hiện
phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt sau
phân loại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm
2020. Ngày 31-12, toàn quận triển khai chính thức thực
hiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt sau
phân loại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm
2020.
“Kế hoạch đến ngày 1-1-2025, hộ gia đình, cá nhân
không phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt
tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng theo quy định của pháp
luật. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra việc chấp hành
quy định pháp luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường của
quận 1 đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả” - ông
Nguyễn Thanh Nguyên nói.
NGUYỄN CHÂU
Sẽ xửphạt cánhânkhôngphân loại rác vàođầunăm2025
Thu gom
rác thải
trên địa
bàn quận
1. Ảnh: NC
Khu vực để xe quá hạn tại nhà xe trong sân bay Tân SơnNhất. Ảnh: NHƯNGỌC
“Bên giữ xe cần phải
quy định minh bạch
về nội quy giữ xe.
Trong đó, cần nêu rõ
thời hạn giữ xe, cách
thức xử lý đối với xe
khi quá thời hạn
quy định (như bán,
xử lý).”
Có thể quay video làm bằng chứng
rồi “giải quyết”
Luật sư Đặng Thành Trí, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
cũng đồng tình và cho rằng việc giữ xe ở sân bay hay bến xe là
quan hệ dân sự - hợp đồng gửi giữ tài sản thông qua phiếu giữ
xe. Theo đó, bên giữ tài sản có quyền bán tài sản giữ có nguy cơ
bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi.
Tuy nhiên, cần báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi
khoản tiền thu được từ việc bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp
lý để bán tài sản. Nhìn nhận thực tế, việc trả lại chi phí cho bên
gửi với tình trạng bỏ quên xe nhiều năm như hiện nay thì chi
phí bán xe khó có thể bù đắp chi phí gửi xe, đặc biệt là khu vực
sân bay bởi chi phí này rất lớn. Theo đó, một trong những giải
pháp giải quyết phương tiện này là đơn vị giữ xe cần quay clip
các xe bị “bỏ quên” để làm bằng chứng, lên phương án giải
quyết phương tiện theo quy định và đây cũng là cách để tự
bảo vệ mình.
Mặt khác, trong tương lai, đơn vị giữ xe cũng phải tự bảo vệ
mình bằng cách nêu các thông tin trên thẻ, vé xe như thời gian
lấy xe, nếu hết thời hạn cần liên lạc với bên gửi để gia hạn việc
giữ xe. Trường hợp quá thời hạn nêu trên, bên giữ xe có thể
tiêu hủy, bán xe theo nội quy bên giữ đã đề ra.
ĐÀO TRANG
Xe “bỏ quên” ở bãi xe, sân bay:
Đơn vị giữ xe có thể bán?
Các chuyên gia cho rằng chủ bãi giữ xe, nhà xe có thể bán các xe quá hạn để bảo vệ quyền lợi củamình.
chứng. Vì không xác lập thỏa
thuận bằng văn bản, bên nhận
giữ xe sẽ rất khó để chứng
minh được các thỏa thuận về
việc xử lý xe nếu bên gửi xe
vi phạm nghĩa vụ.
Trong trường hợp không
có thỏa thuận, để xử lý, bên
nhận giữ xe phải tìmkiếm, xác
định được người gửi xe. Sau
đó, các bên có thể trao đổi để
tìm ra phương án giải quyết.
Trường hợp nếu không đạt
được thỏa thuận, bên giữ xe
có thể khởi kiện ra tòa để yêu
cầu chấm dứt hợp đồng và bồi
thường thiệt hại. “Tuy nhiên,
giải pháp tố tụng sẽ tốn kém
thời gian, công sức, chưa tính
đến việc sẽ gặp các khó khăn
trong việc tìm kiếm và xác
định thông tin của người gửi
xe để khởi kiện” - ThS Liên
Đăng Phước Hải nói.
Thực tế, pháp luật cũng dự
liệu và trao quyền của bên
giữ tài sản trong việc bán tài
sản gửi giữ có nguy cơ bị hư
hỏng hoặc tiêu hủy. Qua đó
nhằm bảo đảm lợi ích cho
bên gửi, báo việc đó cho bên
gửi và trả cho bên gửi khoản
tiền thu được do bán tài sản,
sau khi trừ chi phí hợp lý để
bán tài sản (khoản 4 Điều
558 BLDS).
Tuy nhiên, bên giữ xe cũng
có nghĩa vụ phải chứng minh
được tài sản có nguy cơ bị
hư hỏng hoặc cần phải tiêu
hủy, đồng thời phải thực hiện
việc thông báo cho bên gửi
xe. Ngoài ra, trình tự, thủ tục
và giá bán như thế nào cũng
không được hướng dẫn trên
thực tế.
Trường hợp nếu không liên
lạc hoặc xác định được chủ sở
hữu, bên giữ xe có thể thông
báo đến cơ quan có thẩm
quyền và áp dụng các quy
định về việc xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản bị người
khác đánh rơi, bỏ quên trong
BLDS để giải quyết.
Quy định minh bạch
về nội quy gửi giữ xe
Theo ThS Liên Đăng Phước
Hải, vì đây là quan hệ hợp đồng
nên trước hết, bên nhận giữ
xe cần phải tự bảo vệ mình
bằng các thỏa thuậnminh bạch
về việc xử lý đối với tài sản
được giữ với các bên gửi xe.
Cụ thể, bên nhận giữ xe cần
phải quy định minh bạch về
nội quy giữ xe. Trong đó, cần
nêu rõ thời hạn giữ xe, cách
thức xử lý đối với xe khi quá
thời hạn quy định (như bán,
xử lý). Các nội quy này cũng
có thể được ghi nhận trong thẻ
giữ xe để đảm bảo rằng bên
giữ xe đã hiểu các quyền và
nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh đó, pháp luật của
một số quốc gia cho phép bên
có quyền được xác lập quyền
cầm giữ đối với các tài sản mà
mình đang nắm giữ hợp pháp
là đối tượng trong hợp đồng
song vụ nếu bên có nghĩa vụ
không thực hiện.
Đồng thời, bêncầmgiữ, trong
nhiều trường hợp, còn được
quyền xử lý tài sản cầm giữ
(như có thể quy ra tiền hoặc
bán đấu giá và nhận ưu tiên
bồi thường từ khoản tiền bán
được) để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình sau một thời hạn
nhất định. Đây là hướng mà
Việt Nam có thể tham khảo
trong việc sửa đổi các quy
định pháp luật.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook