081-2024 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 17-4-2024
Sẵn sàng nâng gói vay ưu đãi
lên 50.000 tỉ đồng
Trong khi gói tín dụng lãi suất ưu đãi cho ngành lâm thủy sản được nhiều doanh nghiệp lớn biết thì
doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa từng biết đến gói vay lãi suất thấp này.
THÙY LINH
T
heoNgân hàngNhà nước
(NHNN), gói tín dụng
đối với lĩnh vực lâm thủy
sản quy mô khoảng 15.000 tỉ
đồng đã được các ngân hàng
triển khai thành công. Dù thời
gian triển khai đến hết ngày
30-6-2024 nhưng đến cuối
tháng 1 vừa qua có 13 ngân
hàng thương mại (NHTM)
tham gia chương trình đã
giải ngân hoàn thành 100%
mục tiêu của chương trình
cho gần 6.000 lượt khách
hàng vay vốn.
Thống đốc NHNN đã yêu
cầu các NHTM xem xét việc
nâng quy mô chương trình
tín dụng 15.000 tỉ đồng để
trở thành gói 30.000 tỉ đồng
đối với lĩnh vực lâm sản, thủy
sản. Chủ trương này đã nhận
được sự đồng thuận của các
ngân hàng.
Mở rộng quy mô
gói vay ưu đãi
Bà PhạmThị Thanh Tùng,
Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng
các ngành kinh tế - NHNN,
cho biết các NHTM đã hoàn
thành việc đăng ký nâng quy
mô và tiếp tục giải ngân cho
vay với doanh số lũy kế trên
17.500 tỉ đồng với trên 6.500
lượt khách hàng vay vốn.
BàTùng khẳng địnhNHNN
luôn xác định nông nghiệp,
nông thôn, trong đó có ngành
lâm sản, thủy sản là một trong
những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
vốn nên ban hành nhiều chính
sách để hướng dòng vốn tín
dụng vào lĩnh vực này.
Đối với gói tín dụng ưu
đãi này, ông Phạm Thanh
Tùng, Tổng Giám đốc Ngân
hàng Vietcombank, cho biết:
“Trong quá trình cho vay với
các doanh nghiệp (DN) lâm
thủy sản, chúng tôi không gặp
bất cứ vướng mắc gì. Do đó,
chúng tôi sẽ tăng dư nợ gói
tín dụng này theo yêu cầu
của NHNN”.
Bà Nguyễn Thị Phượng,
Phó Tổng Giám đốc Ngân
hàngAgribank, cũng cho biết
nhằm tiếp tục triển khai gói
vay ưu đãi cho khách hàng
hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực lâm thủy sản, hiện
Ngân hàngAgribank đăng ký
góp 8.000 tỉ đồng vào quymô
của gói tín dụng này.
Nhưng ngân hàng không
có quan điểm giới hạn về
quy mô của gói, quan trọng
là nhu cầu sử dụng vốn của
DN trong lĩnh vực lâm thủy
sản cần tới đâu Ngân hàng
Agribank sẽ mở rộng thêm
vốn đến đó. Đến nay, việc
giải ngân cho các nhóm DN
thủy sản rất tích cực nhưng
cầu tín dụng của nhóm DN
lâm sản vẫn còn yếu.
“Mức lãi suất của gói
vay này thấp hơn tối thiểu
1%-2%/năm so với lãi suất
cho vay bình quân cùng kỳ
hạn, do đó những khoản vay
ngắn hạn được giải ngân từ
gói này hiện có mức lãi suất
dưới 5%/năm, còn với những
khoản vay 6-9 tháng thì dao
động 6%-6,5%/năm” - bà
Phượng nói.
Tổng giám đốc một NHTM quy mô tương đối nhỏ cho
rằng rất khó để tăng quy mô gói tín dụng lên mức cao, bởi
với những DN đầu ngành thì đã “chạy” đến với nhóm big 4
hết rồi, chỉ còn những DN nhỏ mới tới lượt.
Đã cho vay những DN nhỏ, lại còn áp dụng chính sách lãi
suất thấp từ hơn 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay
bình quân cùng kỳ hạn, nhất là trong bối cảnh mặt bằng
cho vay đã chạm đáy như hiện nay thì lợi nhuận từ những
khoản vay ưu đãi là gần như bằng 0.
“Chính vì vậy, những DN nào được vay từ gói lãi suất ưu
đãi này đều có phương án kinh doanh và dòng tiền rất tốt”
- vị này nhấn mạnh.
Theo ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã Sầu
riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang), từ hơn 10 ngày
nay, giá sầu riêng giảm mạnh so với đầu năm.
Ông Lộc dẫn chứng hiện giá thu mua sầu riêng Ri 6 tại
vườn (mua của nông dân) còn 70.000-75.000 đồng/kg,
Mon Thong giảm còn 85.000-90.000 đồng/kg, đây là loại
sầu riêng có sự sụt giảm nhiều nhất về giá. Giá ra vựa sẽ
chênh lệch 20.000-30.000 đồng/kg tùy loại.
“Trước đó, giá sầu riêng Ri 6 mua tại vườn ở mức
100.000-105.000 đồng/kg, sầu riêng Thái Lan 170.000-
175.000 đồng/kg, Mon Thong có thời điểm lên tới
200.000 đồng/kg. Điều này để thấy giá giảm rất nhiều” -
giám đốc HTX Sầu riêng Ngũ Hiệp nói.
Tương tự, theo ghi nhận ở các nhà vườn tại Cần Thơ,
giá thu mua sầu riêng xô tại vườn đối với Ri 6 quanh mức
65.000 đồng/kg, trong khi chỉ mới hồi cuối tháng 3, đầu
tháng 4 mức thu mua này vẫn là 110.000-120.000 đồng/kg.
Nguyên nhân theo ông Lộc là do sầu riêng Thái Lan
đang vào vụ thu hoạch và xuất khẩu qua thị trường Trung
Quốc rất nhiều nên nhu cầu về sầu riêng của Việt Nam
giảm, vì vậy ảnh hưởng nhiều tới giá thu mua trong nước.
Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T Group, cũng
thừa nhận khoảng 10 ngày nay, giá sầu riêng trong nước
đang giảm do ảnh hưởng của vụ mùa nước bạn.
Dù vậy, ông Tùng cho rằng điều này không có gì
lạ. “Hầu như năm nào cũng vậy, cứ tới mùa thu hoạch
sầu riêng của Thái Lan, giá trong nước lại giảm” - ông
Tùng nói.
CEO Vina T&T Group cho biết thêm giá sầu riêng cao
thường là do sầu riêng trái vụ, nguồn cung chưa đủ cầu
nên giá bán ra cao. Ở góc độ nào đó, khi giá sầu riêng cao
thì nông dân sẽ hưởng lợi nhưng doanh nghiệp xuất khẩu
lại khá vất vả do lỗ.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả
Việt Nam, cũng đồng quan điểm giá sầu riêng trong nước
đang giảm do một số nước như Thái Lan, Malaysia đã bắt
đầu vào vụ thu hoạch chính.
Chỉ riêng sản lượng sầu riêng của Thái Lan đã gấp đôi
Việt Nam, chưa kể chất lượng Ri 6 cũng được đánh giá
cao. Do đó, việc sầu riêng trong nước rớt giá cũng là điều
dễ hiểu.
“Trước đó giá cao là do nghịch mùa, sầu riêng Việt
Nam một mình một chợ. Giờ có thêm sự cạnh tranh, giá
giảm cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, giá tuy giảm so
với ba tháng đầu năm nhưng hiện giá này nông dân không
tới nỗi lỗ” - ông Nguyên nhìn nhận.
THU HÀ
Một số công ty
than khó tiếp cận
gói vay ưu đãi
Theo ghi nhận từ ý kiến của
các hội viên thuộc Hiệp hội
Chế biến và xuất khẩu thủy
sảnViệt Nam (VASEP), bàTô
Thị Tường Lan, PhóTổng thư
ký Hiệp hội VASEP, cho biết
nhómDNvừavànhỏ (cóchiến
lược kinh doanh tương đối tốt,
lịch sử tài chính tốt) không gặp
khó khăn gì trong việc tiếp cận
vốn vay vốn ngân hàng.
Giám đốc một DN xuất
khẩu chia sẻ chỉ mới biết đến
gói tín dụng ưu đãi này qua
báo chí. Bởi thực tế khi hỏi
nhân viên ngân hàng nơi ông
đang có quan hệ tín dụng về
gói này thì họ cũng không
biết bất cứ thông tin gì để
giới thiệu.
“Cònvớiriêngcáckhoảnvay
của tôi, lãi suất cho vay hiện
dao động 7,5%-8%/năm, thấp
hơn một năm trước khoảng
1,5%-2%/năm” - vị giám đốc
DN xuất khẩu cho biết.
Ông thông tin thêm với
DN đi vay vốn thì biên độ
giảm lãi giảm như vậy là rất
tốt, song với sức khỏe của
các DN ngành gỗ vừa bước
qua “cửa tử”, chưa thể nói là
hoàn toàn bình phục. Do đó,
nếu không thể tiếp cận được
gói lãi vay ưu đãi như báo
chí truyền thông, thì ít nhất
cũng cần các ngân hàng tiếp
tục duy trì mặt bằng lãi suất
thấp trong thời gian tới, ít nhất
là đến hết năm 2024.
Bà Nguyễn Thị Phượng,
Phó Tổng Giám đốc Ngân
hàng Agribank, nhìn nhận
một số DN chỉ nói là không
vay được gói tín dụng ưu đãi
nhưng không ai nói vì sao lại
không vay được. Thực tế với
những DN không vay được
gói lãi suất ưu đãi thì chủ yếu
là vì không đáp ứng đủ điều
kiện. Bởi với DN tốt, có hệ
số rủi ro thấp thì ngân hàng
sẵn sàng cho vay.
Phó Thống đốc NHNN
Đào Minh Tú nhấn mạnh
trong thời gian tới, NHTM
cần mạnh dạn hơn trong việc
tăng hạn mức cho vay đối với
DN, linh hoạt trong vấn đề tài
sản thế chấp nhưng vẫn phải
đảm bảo nguyên tắc bất di bất
dịch là đảm bảo thu hồi được
vốn, còn DN cũng phải chia
sẻ trước nỗi lo về khả năng
mất vốn của ngân hàng.
Đối với gói tín dụng 30.000
tỉ đồng cho lâm thủy sản, phó
thống đốc nhấn mạnh: “Đây
là gói tín dụngNHNNđề xuất
và đượcThủ tướng Chính phủ
rất ủng hộ. Nếu hết 30.000
tỉ đồng, tôi sẵn sàng đề xuất
45.000 tỉ đồng, thậmchí 50.000
tỉ đồng. Đây là chính sách hỗ
trợ rất tốt cho DN vượt khó
trong giai đoạn hiện nay”.•
Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất, triển khai các gói vay ưu đãi. (Ảnhminh họa)
Agribank không giới
hạn về quy mô của
gói, quan trọng là
nhu cầu sử dụng vốn
của doanh nghiệp
trong lĩnh vực lâm
thủy sản cần tới đâu
sẽ mở rộng thêm vốn
đến đó.
SầuriêngThái Lanvào vụ, sầuriêngViệtNamrớt giámạnh
Giá thumua sầu riêng trongnướcđanggiảmmạnh sovới đầunăm.
Ảnh: THUHÀ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook