081-2024 - page 9

9
Để khuyến khích
phát triển điện mặt
trời mái nhà tự sản,
tự tiêu, Bộ Công
Thương đề xuất các
công trình này được
miễn trừ giấy phép
hoạt động điện lực.
Điện mặt trời mái nhà được lên
lưới quốc gia nhưng giá 0 đồng
Người dân được lựa chọn phát sản lượng điện dư thừa từ điệnmặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu lên hệ thống
điện quốc gia nhưng với giá 0 đồng.
ANHIỀN
B
ộ Công Thương công bố
dự thảo nghị định quy
định về cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu để lấy ý kiến góp ý
rộng rãi của người dân.
Nghị định không áp dụng
cho điện mặt trời mái nhà thực
hiện theo cơ chế mua bán điện
trực tiếp, điện mặt trời mái nhà
thực hiện theo khoản 11 Điều
5 Nghị quyết 98/2023/QH15
của Quốc hội về thí điểmmột
số cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển TP.HCM.
Có thể nối vào
điện quốc gia nhưng
giá 0 đồng
Trong dự thảo nghị định đưa
ra hai chính sách phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu. Một là với điện mặt
trời mái nhà tự sản, tự tiêu
không đấu nối hệ thống điện
quốc gia, Bộ Công Thương đề
xuất ưu tiên phát triển không
giới hạn công suất.
Hai là với điện mặt trời mái
nhà có đấu nối hệ thống điện
quốc gia thì các cơ quan, tổ
chức, cá nhân được quyền phát
hoặc không phát sản lượng điện
dư (nếu có). Trường hợp lựa
chọn phát sản lượng điện dư
vào hệ thống điện thì đơn vị
điện lực ghi nhận sản lượng
điện với giá 0 đồng và không
được thanh toán.
Tổ chức, cá nhân căn cứ
quy mô, sản lượng điện tiêu
thụ, nhu cầu sử dụng điện để
thực hiện đăng ký công suất
phát triển điện mặt trời mái
Ngày 16-4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp
tục kiểm tra thực địa tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý
nước thải Yên Xá.
Hai gói thầu số 1 - xây dựng Nhà máy xử lý nước thải
Yên Xá và gói thầu số 2 - xây dựng hệ thống cống bao cho
sông Tô Lịch cùng cống chính đã cơ bản hoàn thành. Các
hạng mục này dự kiến đưa vào vận hành thử trong quý II để
khai thác chính thức trong năm nay.
Nhưng hai gói thầu còn lại số 3 và số 4 liên quan đến
tuyến cống ngầm dọc sông Lừ và hệ thống cống khu vực Hà
Đông vẫn triển khai rất chậm. Vấn đề này từng được Bí thư
Đinh Tiến Dũng lưu ý Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội
chỉ đạo xử lý, trong cuộc kiểm tra thực địa hôm 28-2. Quan
điểm là chủ đầu tư cần kiên quyết chấm dứt hợp đồng với
nhà thầu gói số 3, đồng thời sớm lựa chọn nhà thầu mới đủ
năng lực.
Giải trình nội dung này, Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội
đang hoàn thiện thủ tục pháp lý chấm dứt hợp đồng gói thầu
số 3 - hệ thống gom nước thải sông Lừ. Hiện các bên đã ký
Dự thảo nghị định cũng đưa ra điều khoản chuyển tiếp: Đối
với dự án, hệ thống điện mặt trời mái nhà đã vận hành trước
ngày 1-1-2021 và đang thực hiện mua bán điện với đơn vị điện
lực thì nghiêm cấm hành vi đấu nối với điện mặt trời mái nhà
tự sản, tự tiêu để trục lợi.
HàNội thay 1nhà thầudựánxử lýnước thải do thi công chậm
Bí thư Thành
ủy HàNội
Đinh Tiến
Dũng kiểm
tra tiến độ
dự ánNhà
máy xử lý
nước thải
Yên Xá ngày
16-4. Ảnh:
PHONG
QUANG
Dựánhệ thống xử lý nước thảiYênXá có tổngmức đầu tưhơn
16.293 tỉ đồng, trong đó 84,14% là vốn vay ODA của Nhật Bản.
Dự án bao gồm các hạng mục lớn như nhà máy xử lý nước
thải công suất 270.000 m
3
/ngày, đêm tại xã Thịnh Liệt, huyện
Thanh Trì; hệ thống cống thu gom, cống bao và hệ thống đấu
nối dọc hai bên sông Tô Lịch và sông Lừ cùng khu vực đô thị
mới Hà Đông với tổng chiều dài khoảng 52,62 km, đường kính
315- 2.200 mm.
xác nhận điểm dừng khối lượng công việc hoàn thành, làm
cơ sở thực hiện thủ tục và tổ chức lựa chọn lại nhà thầu.
Về gói thầu số 4, đến nay nhà thầu đã hoàn thiện hồ sơ
pháp lý và tổ chức thi công trở lại trên phố Vũ Trọng Khánh
từ ngày 1-4 và đang tiếp tục xin cấp phép thi công các vị
trí còn lại. Tinh thần là phấn đấu hoàn thành gói thầu trong
năm 2025 như chỉ đạo của Thành ủy.
Một số vướng mắc khác như mặt bằng cho gói thầu số
2 đến nay đã được giải quyết và đang triển khai thi công.
Hạng mục này dự kiến sẽ hoàn thành, đủ điều kiện dẫn
nước thải về nhà máy trong tháng 4 tới để có thể chạy thử...
Kết luận buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng
tiếp tục nhấn mạnh dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết môi trường đô thị,
chất lượng sống của người dân Hà Nội. Các đơn vị liên
quan cần bám sát các yêu cầu, tập trung đôn đốc thực hiện
các nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, chất lượng. Dứt khoát đưa
dự án vận hành thử và vận hành chính thức theo kế hoạch.
TRỌNG PHÚ
nhà tự sản, tự tiêu bảo đảm
công suất lắp đặt nhỏ hơn phụ
tải hiện có tại thời điểm đăng
ký. Công suất lắp đặt từ 500
kWp trở lên phải có hệ thống
điều khiển từ xa và kết nối với
đơn vị điều độ khu vực. Tổng
công suất không gây quá tải
lưới điện khu vực.
Trong dự thảo nghị định,
Bộ Công Thương đưa ra các
nguyên tắc phát triển điện
mặt trời mái nhà là phải phù
hợp với kế hoạch thực hiện
quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia, kế hoạch thực hiện
quy hoạch tỉnh.
Đồng thời, nghiêm cấm
hành vi phát triển không đúng
nguyên tắc, trình tự, lợi dụng
quy định về phát triển điệnmặt
trời mái nhà tự sản, tự tiêu để
kinh doanh hoặc bán điện cho
các tổ chức, cá nhân khác.
Được miễn trừ nhiều
loại giấy phép
Để khuyến khích phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu, Bộ Công Thương đề
xuất các công trình này được
miễn trừ giấy phép hoạt động
điện lực và không phải thực
hiện điều chỉnh, bổ sung đất
công trình năng lượng và
công năng theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức, cá nhân phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu được giải quyết các hồ
sơ, thủ tục theo cơ chế một
cửa liên thông. Tuy nhiên,
việc phát triển điện mặt trời
mái nhà vẫn phải tuân thủ
quy định pháp luật về an toàn
điện, đầu tư, xây dựng, môi
trường, PCCC.
Bộ Công Thương cũng đề
xuất ưu tiên bố trí ngân sách
để thực hiện phát triển điện
mặt trời mái nhà tự sản, tự
tiêu lắp đặt tại các trụ sở cơ
quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công, trụ sở của các
cơ quan, đơn vị được xác định
là tài sản công.
Để tổ chức thực hiện, bộ đề
xuất sự tham gia của nhiều
bộ, ngành, địa phương. Bộ
Công Thương sẽ là đơn vị
chủ trì, phối hợp UBND các
địa phương, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam để quản lý, theo
dõi tổng quy mô phát triển
điện mặt trời mái nhà trên cả
nước; hướng dẫn tổ chức, cá
nhân thực hiện theo quy định
và kiểm tra việc thực hiện.
Các bộ, ngành khác gồmBộ
Xây dựng, Bộ Công an, Bộ
TN&MT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài
chính sẽ phối hợp theo chức
năng nhiệm vụ được giao.
Các địa phương chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về
phát triển điện mặt trời mái
nhà tại địa phương, công khai
quy mô công suất, tổng công
suất đã được chấp thuận phát
triển, tổng công suất còn lại
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu đấu nối với hệ thống
điện quốc gia được phát triển
theo quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia.
Địa phương cũng xem xét,
ưu tiên công suất phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu có đấu nối với hệ thống
điện quốc gia cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu; tổ chức thu hồi việc
chấp thuận phát triển điện
mặt trời mái nhà tự sản, tự
tiêu đối với tổ chức, cá nhân
không hoàn thành việc lắp đặt
quá thời hạn sáu tháng kể từ
ngày chấp thuận.
Trước ngày 25-6 và 25-12
hằng năm, các địa phương phải
báo cáo Bộ Công Thương về
tình hình phát triển điện mặt
trời mái nhà tự sản, tự tiêu
trên địa bàn.•
Dự thảo nghị định đưa ra hai chính sách phát triển điệnmặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Ảnhminh họa: TTXVN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook