8
Đô thị -
Thứ Tư17-4-2024
Ban giao thông TP đề xuất trưng dụng toàn bộ nút giaoMai Chí Thọ - Đồng Văn Cống
để làmdự án nút giao An Phú được nhanh hơn. Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM sẽ trưng dụng nút giao
Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống?
Nút giaoMai ChíThọ - Đồng Văn Cống đang được đề xuất trưng dụng để thi công dự án An Phú.
ĐÀOTRANG
T
rong lần làm việc với Chủ
tịchUBNDTP.HCMPhan
Văn Mãi về tiến độ dự án
nút giao An Phú, TP Thủ Đức,
nhà thầu và chủ đầu tư đều xin
sử dụng toàn bộ nút giao Mai
Chí Thọ - Đồng Văn Cống để
đẩy nhanh tiến độ dự án. Theo
đề xuất, nếu thi công theo cách
thông thường thời gian có thể
mất 8-9 tháng, còn nếu trưng
dụng toàn bộ nút giao này thì
thời gian thi công được đẩy
nhanh đáng kể, rút ngắn được
đến 3-4 tháng.
Xin trưng dụng toàn
bộ nút giao Mai Chí
Thọ - Đồng Văn Cống
Theo đơn vị thi công, việc
đẩy nhanh tiến độ sẽ giúp công
trìnhđượckhai thácđồngbộvới
cầu Giồng Ông Tố (một hạng
mục của dự án xây dựng nút
giaoAnPhú)mới vào cuối năm
nay. Tuy nhiên, việc trưng dụng
nút giao sẽ gây tác động giao
thông không nhỏ.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Lương Minh
Phúc, GiámđốcBan quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công
trình giao thôngTP.HCM(Ban
giao thông), cho biết: “Chúng
ta hạn chế dùng từ “đóng” ở
các nút giao, thay vào đó là
trưng dụng nút giao, điều tiết
giao thông để làm dự án. Cụ
thể ở đây là nút giao Mai Chí
Hình hài cao tốc Bắc - Nam
qua Quảng Bình dần lộ diện
Ngày 16-4,
Pháp Luật TP.HCM
có mặt tại công trường
cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Bình để ghi nhận tiến độ sau
một năm thi công. Theo đó, dự án đã dần hình thành, nhiều
đoạn tại ba dự án thành phần đã được đắp nền, rải cấp phối
đá dăm và thảm bê tông nhựa.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam
qua Quảng Bình có ba dự án thành phần với tổng chiều dài
126,43 km gồm: Vũng Áng - Bùng (42,95 km), Bùng - Vạn
Ninh (49,93 km)và Vạn Ninh - Cam Lộ (33,55 km). Tổng
mức đầu tư của dự án là hơn 24.000 tỉ đồng.
Hiện nay, đoạn cầu bắc qua sông Long Đại (huyện Quảng
Ninh) cùng các công trình cầu bắc qua sông Gianh, cầu
Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn) đang thi công vượt tiến độ.
Theo lãnh đạo địa phương, vướng mắc hiện nay chủ yếu do
một số hộ dân chưa bàn giao được nhà cửa, vườn tược vì
các khu tái định cư chưa thi công xong.
Theo thống kê, trên địa bàn thị trấn Nông Trường Việt
Trung có hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời nhà cửa,
nhiều hộ dân đã nhận tiền bồi thường và chỉ chờ các khu tái
định cư hoàn thành.
Tại dự án thành phần Vạn Ninh - Cam Lộ, ông Nguyễn
Anh Đức, chỉ huy trưởng công trường, cho biết: “Hiện nay,
chúng tôi triển khai 230 thiết bị, máy móc và hơn 250 kỹ
thuật, lái máy để đẩy nhanh tiến độ thi công. Khó khăn nhất
là thời tiết nắng nóng, công nhân hết sức vất vả, đặc biệt là
làm việc tại các đoạn trải nhựa, nhiệt độ mặt đường cao”.
Dự án cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Bình còn khoảng
Tổ chức phân luồng từ xa, hạn chế
ảnh hưởng tới người dân
Ông LươngMinhPhúc đánhgiá hiệnnay ởTP.HCMđang thực
hiện trưng dụng toàn bộ nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn
HữuThọ. NếuTP trưng dụng thêmnút giaoMai Chí Thọ - Đồng
Văn Cống, dự án xây dựng nút giao An Phú sẽ có tác động đến
hoạt động giao thông của các phương tiện.
Vì vậy, Sở GTVT TP đang xem xét, nghiên cứu cả phương án
lưu thông, tổ chức phân luồng từ xa, đặc biệt là với dòng xemáy.
Có thể TP sẽ mở thêmnhững con đường thay thế để xemáy
tránh di chuyển vào nút giao. Tất cả tùy thuộc vào việc xem
xét các mô hình, khảo sát thực địa chi tiết trên nguyên tắc là
hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới giao thông và sinh
hoạt của người dân.
“Nếu thi công theo
cách thông thường
thời gian có thể mất
8-9 tháng, còn nếu
chiếm dụng toàn bộ
nút giao này thì thời
gian thi công được
đẩy nhanh đáng kể,
rút ngắn được một
nửa thời gian.”
8,5 km chiều dài mặt bằng (chiếm khoảng 6%) các đoạn,
tuyến chưa thể bàn giao cho chủ đầu tư do còn một số
vướng mắc, chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Quảng Trạch
và Lệ Thủy.
Để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, ông Trần
Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã chỉ đạo các
sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt
điểm những tồn tại, vướng mắc. Đặc biệt, các địa phương
cần đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ các
khu tái định cư, hoàn thành việc giao đất cho người dân xây
dựng nhà ở.
BẢO THIÊN
Ninh Thuận thêm khu đô thị mới
với 350 căn nhà ở xã hội
Ngày 16-4, Công ty CP Đầu tư và xây dựng MK khởi
công dự án khu đô thị mới Phủ Hà trên diện tích hơn 7 ha
tại TP Phan Rang - Tháp Chàm. Theo ông Nguyễn Tiến
Nghị, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và xây dựng MK,
dự án có 95 căn nhà phố thương mại, 125 căn nhà liền kề
với nhiều loại diện tích khác nhau. Ngoài ra, khu nhà ở xã
hội MK Central City có diện tích gần 5.700 m
2
, cao 16 tầng,
hai tòa tháp đôi với khoảng 350 căn. Dự án quy mô dân số
hơn 2.300 người.
Dự án có tổng vốn đầu tư 641 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành
vào năm 2026. Đến nay, dự án đã thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên 96% diện tích. Nhà đầu tư đang phối
hợp với địa phương, các cơ quan chức năng hoàn thành
100% để thi công đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
“Dự kiến nhà đầu tư sẽ thi công hoàn thành hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật vào quý III-2024, kết hợp đồng thời
triển khai khu nhà ở xã hội MK Central City” - ông Nguyễn
Tiến Nghị thông tin.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết đây là dự án đầu tiên được
UBND tỉnh phân cấp cho UBND TP Phan Rang - Tháp
Chàm quản lý, thực hiện các dự án có quy mô dưới 20 ha.
Theo phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, việc đầu tư
dự án khu đô thị mới Phủ Hà, cũng như kêu gọi các dự án
phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh này nhằm thực hiện nghị
quyết phát triển kinh tế đô thị, với trọng tâm xây dựng TP
Phan Rang - Tháp Chàm thành TP thông minh, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng thời, dự án góp phần đạt mục tiêu về đầu tư xây
dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu
nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
HUỲNH HẢI
Thực hiện nghi thức khởi công dự án khu đô thị mới PhủHà. Ảnh: ĐK
Thọ - Đồng Văn Cống dự án
nút giao An Phú”.
Ông Phúc nhận định khu vực
phía đông TP.HCM có mật độ
phương tiện rất lớn, đặc biệt là
khu vực cảng Cát Lái, ước tính
khoảng 22.000 phương tiện ra
vào/ngày. Vì vậy, khi đề xuất
trưng dụng nút giao Mai Chí
Thọ - ĐồngVănCống sẽ có tác
động ít nhiều đến các phương
tiện giao thông. Tuy nhiên, hiện
nay đơn vị tư vấn và nhà thầu,
chủ đầu tư đề xuất các phương
án trên đều có nguyên do.
Cụ thể, hiện khu vực nút giao
Mai Chí Thọ - ĐồngVănCống
vừa triển khai thi công sáu đốt
hầm chìm, vừa phải triển khai
thi công hai cầu vượt trên cao.
Một sốmố trụphải thi côngphía
trên khu vực đốt hầm chìm. Vì
vậy, nếu triển khai thi công lần
lượt từ hầm đến cầu vượt thì
thời gian thi công sẽ kéo dài
hơn rất nhiều.
TP.HCM đang tìm
phương án tối ưu
Theo ông Phúc, việc thi
công những đốt hầm chìm
và các mố trụ trên cao của
cầu Giồng Ông Tố (nằm trên
đường Đồng Văn Cống) cần
được triển khai đồng bộ. Khi
triển khai dự án nút giao An
Phú vừa phải đẩy nhanh tiến
độ, vừa phải hạn chế thấp
nhất tác động giao thông của
người dân.
Chính vì thế, các đơn vị
gồm tư vấn, chủ đầu tư và
Sở GTVT, CSGT TP.HCM
đang nghiên cứu phương án
thi công đồng bộ khu vực Mai
Chí Thọ - Đồng Văn Cống
trong điều kiện tổ chức giao
thông trưng dụng cục bộ khu
vực này.
Lúc này, TP sẽ tổ chức phân
luồng đảm bảo thông thoáng,
các phương tiện chỉ phải vòng
đi xa thêm một đoạn.
Chẳng hạn, thay vì các
phương tiện đi từ đường Mai
Chí Thọ rẽ vào đường Đồng
Văn Cống thì khi thực hiện
trưng dụng ngã tư này các
phương tiện sẽ đi tiếp theo về
hướng hầm sông Sài Gòn. Sau
đó rẽ trái về hướng đường D1
để vào khu vực đường Đồng
Văn Cống, qua cầu Giồng
Ông Tố.
Hiện Ban giao thông và Sở
GTVT đang chủ trì để kiểm
tra, đánh giá thực địa trên mô
hình nhằm chọn ra phương án
tối ưu. Trường hợp Sở GTVT
chấp thuận phương án trưng
dụng toàn bộ nút giao Đồng
Văn Cống để tổ chức thi công
sẽ triển khai sau ngày 30-4.
Lúc này, hạng mục này có thể
hoàn thành vào ngày 2-9, tiết
kiệm được khoảng 3-4 tháng
so với phương án thi công
lần lượt.•