16
Hải quân Trung Quốc (TQ) tăng cường các chuyến ghé
thăm các cảng ở châu Phi như một phần trong chính sách
ngoại giao quốc phòng ngày càng tăng của Bắc Kinh với
lục địa này, theo tờ
South China Morning Post.
Trong năm 2023, Hải quân TQ đã ghé thăm các cảng
ở Nigeria, Gabon, Ghana, Congo-Brazzaville, Angola và
Nam Phi.
Gần đây, Hạm đội Hải quân 45 của TQ, bao gồm tàu
khu trục mang tên lửa dẫn đường Urumqi, tàu khu trục tên
lửa Linyi và tàu tiếp tế toàn diện Dongpinghu đã đến thăm
Madagascar trong tuần qua, sau chuyến thăm Tanzania và
Mozambique vào tháng trước.
Vào ngày 23-3, nhóm tàu đến Dar es Salaam
(Tanzania), dừng chân năm ngày trước khi đến cảng
Maputo ở Mozambique vào ngày 1-4.
Trước đó, Hạm đội Hải quân 45 đã hoàn thành nhiệm
vụ tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden và vùng biển
ngoài khơi Somalia.
Hiện nhiệm vụ này do lực lượng Đặc nhiệm hộ tống
hải quân TQ 46 thực hiện. Lực lượng này gồm tàu khu
trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D Jiaozuo, tàu khu
trục tên lửa Type 054A Xuchang và tàu tiếp tế Type 903A
Honghu với hơn 700 thành viên thủy thủ đoàn.
Theo đài truyền hình CCTV, đến cuối năm 2023, Hải
quân TQ đã hộ tống hơn 7.200 tàu ở vịnh Aden và vùng
biển ngoài khơi Somalia trong hơn 1.600 nhiệm vụ.
Ông David Shinn chuyên gia về TQ - châu Phi và là
giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc ĐH
George Washington (Mỹ) cho biết hầu hết các quốc gia
ở châu Phi cũng hoan nghênh các chuyến thăm của tàu
hải quân từ các quốc gia phương Tây nhằm thể hiện “sự
không liên kết”.
Tuy nhiên, đối với TQ, chuyên gia Shinn cho rằng Bắc
Kinh muốn củng cố mối quan hệ an ninh với các chính
phủ và chính quyền các TP cảng ở châu Phi để có thể tiếp
cận các cảng biển trong lúc cần thiết.
Chuyên gia Paul Nantulyatại Trung tâm Nghiên cứu
chiến lược châu Phi của ĐH Quốc phòng Quốc gia (Mỹ)
nhận định rằng chuyến thăm của Hạm đội Hải quân 45
của TQ tới Tanzania và Mozambique “là một phần của
việc mà tôi gọi là triển khai đa năng các lực lượng đặc
nhiệm hải quân của quân đội TQ”.
Ông Nantulya cho rằng: “Những chuyến ghé cảng này
củng cố chính sách ngoại giao chiến lược của TQ, tăng
cường quan hệ quân sự, thể hiện năng lực hải quân đang
được cải thiện của TQ và tạo cơ hội cho tiếp thị các sản
phẩm quốc phòng cho khách hàng châu Phi”. Ví dụ:
Algeria đã mua tàu ngầm của TQ.
Ông Nantulya cho biết một lợi ích khác đối với Hải
quân TQ là kinh nghiệm tác chiến mà lực lượng này có
được cũng như khả năng thử nghiệm và đưa vào sử dụng
thiết bị mới.
“Tất cả khí tài TQ triển khai ở vùng biển châu Phi đều
là mới hoặc đã được nâng cấp. Kinh nghiệm tác chiến là
rất quan trọng” - ông Nantulya nói.
Trong khi đó, ông Francois Very, giáo sư về khoa học
quân sự và là điều phối viên nghiên cứu tại Viện An ninh
quản trị và lãnh đạo ở châu Phi tại ĐH Stellenbosch (Nam
Phi), cho rằng các chuyến thăm của Hải quân TQ nhằm
thể hiện thiện chí và sức mạnh quân sự.
NHẬT MINH
Quốc tế -
Thứ Tư 17-4-2024
Iran - Israel: Mỹ khó xử gấp đôi
Chiến lược củaMỹ ở Trung Đông đối mặt thêm thách thức sau khi Iran tấn công Israel nhằmđáp trả
vụĐại sứ quán Iran tại Syria bị không kích.
KHOAĐIỀM
T
heo lực lượng Phòng
vệ Israel, tối 13-4, Iran
phóng hơn 200 “mối
đe dọa”, bao gồm máy bay
không người lái (UAV) và
tên lửa vào hàng loạt mục
tiêu Israel. Phía Israel cho
biết đã đánh chặn hầu hết
các “mối đe dọa” này.
Theo đài
CNN,
đối với
Tổng thống Mỹ Joe Biden,
cuộc tấn công của Iran vào
Israel là kịch bản mà ông đã
cố gắng để không xảy ra kể
từ khi chiến sự ở Dải Gaza
bùng nổ vào tháng 10-2023.
Cuộc tấn công của Iran càng
làm tăng nguy cơ xảy ra một
cuộc xung đột rộng lớn ở
Trung Đông và có thể ảnh
hưởng đến chiến lược của
Mỹ tại khu vực này.
Thế khó của Mỹ
Theo tạpchí
ForeignAffairs,
sáu tháng xung đột ở Dải
Gaza đã làm Mỹ rất khó xử
giữa việc vừa làm sao bảo vệ
đồng minh Israel vừa xoa dịu
được thế giới Ả Rập.
Mỹ dù ủng hộ Israel giành
chiến thắng hoàn toàn trước
Hamas ởDảiGaza, songmuốn
Israel phải hạn chế thương
vong dân thường. Tuy nhiên,
Israel đã liên tục phớt lờ đề
nghị củaMỹ về việc kiềm chế
hành động, gây ra thảm họa
nhân đạo khiến hơn 33.000
người thiệt mạng và nạn đói
lan rộng ở Dải Gaza. Israel
còn lên kế hoạch đổ bộ vào
TPRafah - thành trì cuối cùng
của Hamas và là nơi trú ngụ
của hơn 1 triệu dân Dải Gaza,
bất chấp việc Mỹ nhiều lần
kêu gọi cân nhắc kỹ.
Trước đó, từ đầu xung đột,
Israel và Mỹ đã bất đồng về
kế hoạch quản lý Dải Gaza
thời hậu chiến. Tổng thống
Mỹ Joe Biden nhiều lần nhắc
đến việc thực hiện giải pháp
hai nhà nước sau khi xung
đột Israel - Hamas kết thúc.
Nhưng Israel không ủng hộ
giải pháp này.
Theo tạpchí
ForeignAffairs,
với việc không xem xét các
đề nghị từ phía Mỹ, Israel có
thể sẽ làm suy yếu uy tín và
vị thế của Mỹ ở Trung Đông,
thậm chí đẩyMỹ đến nguy cơ
phải can dự khi xung đột leo
thang trong khu vực.
Diễn biến Iran tấn công
Israel càng làm tăng cấp độ
khó xử của Mỹ. Nguyên cớ
cuộc tấn công của Iran là việc
Đại sứ quán Iran ở Syria bị
không kích hồi đầu tháng 4
khiến hai tướng cấp cao và
năm cố vấn quân sự Iran thiệt
mạng mà Iran cho Israel là
thủ phạm.
Mỹ là nước có rất nhiều
quyền lợi chiến lược tại Trung
Đông. Để bảo vệ các quyền
lợi này, Mỹ rất cần giữ quan
hệ tốt với các quốc gia khác,
đặc biệt các nước Ả Rập,
không chỉ với Israel. Từ khi
Tổng thốngMỹ Joe Biden họp cùng các quan chứcMỹ ngay sau khi Iran phát động tấn công trả đũa
Israel hôm13-4. Ảnh: X
Hải quânTrungQuốc tănghiệndiệnở các cảng châuPhi
Iran cảnh báo Mỹ không can thiệp
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)
cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ sự ủng hộ hoặc tham gia nào
của Mỹ vào các hành động chống lại lợi ích của Iran sẽ
gặp phải phản ứng quyết liệt từ Iran.
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc cũng yêu cầu Mỹ
“tránh xa” căng thẳng giữa Iran và Israel.
“Xung đột với Iran sẽ gây
nguy hiểm cho an ninh của
Mỹmà khôngmang lại kết quả
rõ ràng nào” - ông Benjamin
Friedman, Giámđốc chính sách
củatổchứcnghiêncứuDefense
Priorities (Mỹ).
Tiêu điểm
Mỹ là nước có rất
nhiều quyền lợi
chiến lược tại Trung
Đông. Để bảo vệ các
quyền lợi này, Mỹ
rất cần giữ quan hệ
tốt với các nước Ả
Rập, không chỉ với
Israel.
xung đột Israel - Hamas nổ
ra, Ngoại trưởng MỹAntony
Blinken đã có rất nhiều chuyến
công du con thoi đến Israel
và các nước Ả Rập nhằm hòa
giải xung đột và hòa hoãn
tình hình.
Mỹ có thể làm gì?
Có thể thấy Mỹ chủ trương
hòa hoãn, không đẩy nóng
tình hình liên quan diễn biến
căng thẳngmới nhất giữa Iran
và Israel.
Sau cuộc tấn công của Iran
vào Israel tối 13-4, Mỹ đã gửi
thông điệp tới Iran, cảnh báo
về nguy cơ leo thang trong
khu vực. Mỹ cũng kêu gọi
các đồng minh châu Âu và
Ả Rập sử dụng quan hệ của
họ với Iran để giúp hạ nhiệt
căng thẳng.
Tổng thống Joe Biden điện
đàmvớiThủ tướngNetanyahu,
phần “tái khẳng định cam
kết sắt đá của Mỹ đối với an
ninh của Israel”, phần làm rõ
không muốn “tình hình vượt
tầm kiểm soát”.
Đài
NBC News
dẫn lời
một quan chức Mỹ rằng ông
Joe Biden đã nói rõ với ông
Netanyahu rằngMỹ sẽ không
tham gia bất kỳ hoạt động tấn
công nào của Israel chống lại
Iran và kêu gọi Israel không
nên phản ứng bằng cách trả
đũa Iran.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mỹ Lloyd Austin ngày 13-4
đã yêu cầu người đồng cấp
Israel Yoav Gallant thông
báo trước cho Mỹ nếu Israel
muốn tấn công trả đũa Iran.
Đến thời điểm này, Mỹ
không thể hiện ý định can
thiệp. Tuy nhiên theo giới
quan sát, nếu tình hình diễn
biến phức tạp hơn, đe dọa đến
an ninh Israel và quyền lợi
của Mỹ ở khu vực thì không
loại trừ khả năng Mỹ có thể
nhờ các đồng minh can thiệp.
Mỹ có nhiều đồng minh có
lực lượng ở Trung Đông như
Anh, Pháp.
Tối 13-4, Thủ tướng Anh
Rishi Sunak đã lên án cuộc
tấn công của Iran bằng những
lời lẽ mạnh mẽ nhất” và cho
biết Anh sẽ “đứng lên vì an
ninh của Israel”. Pháp có thể
sẽ can thiệp. Ngày 14-4, người
phát ngôn lực lượng Phòng vệ
Israel Daniel Hagari cho biết
Pháp là một trong các quốc
gia tham gia bảo vệ Israel
trước cuộc tấn công của Iran.
Ngày 13-4, ông Joe Biden
cho biết sẽ “giữ liên lạc” với
các đối tác sau vụ tấn công.•
TàuHải quân TrungQuốc trong chuyến thămđến Tanzania.
Ảnh: WEIBO