2
Thời sự -
ThứHai22-4-2024
Làmvisa 1 lầnđi 6nước ĐôngNamÁ,
Theo các chuyên gia, việc thamgia
khối thị thực chung sáu nướcĐông
NamÁmang lại cho ngành du lịch
Việt Namnhiều cơ hội nhưng phải
cân nhắc rất nhiều vấn đề.
THUTRINH-MINHTRƯỜNG
M
ới đây, Thái Lan đã
có sáng kiến muốn
cùng năm nước Việt
Nam (VN), Campuchia, Lào,
Malaysia và Myanmar thành
lập khu vực thị thực (visa)
chung để khách quốc tế xin
visa một lần nhưng có thể đến
được sáu nước. Mục tiêu của
sáng kiến này là để thu hút du
khách có kỳ nghỉ dài và chi
tiêu cao giữa các nước, đồng
thời nâng cao vị thế của khu
vực Đông Nam Á. Dù mang
lại nhiều lợi ích cho ngành
du lịch VN nhưng theo các
chuyên gia, việc này cũng
mang lại nhiều thách thức.
Sáng kiến hay nhưng
không dễ thực hiện
Ông Nguyễn Sơn Thủy,
Phó Chủ tịchHiệp hội Du lịch
tỉnh Quảng Nam, Tổng Giám
đốc Công ty TNHH Du lịch
Duy Nhất Đông Dương, đánh
giá sáng kiến visa chung các
nước trong khối ASEAN là
rất hay. Nếu thành hiện thực
sẽ mang lại lợi ích rất rõ ràng
cho cả doanh nghiệp du lịch
lẫn khách du lịch trong khối
ASEAN.
Theo ông Thủy, đây cũng
là một trong những vấn đề
mấu chốt để mở rộng “room”
thu hút khách du lịch nước
ngoài vào VN. “Bằng chứng
cụ thể là vừa rồi Chính phủ
đã nới lỏng visa, qua đó đã
có những ảnh hưởng, kết quả
rất rõ nét. Visa càng thuận
lợi thì khách đến càng nhiều
hơn. Qua đó, có thể thấy tác
động của visa với ngành du
lịch rất cụ thể, rõ ràng” - ông
Thủy khẳng định.
Visa 27 nước khối cộng đồng châu Âu
Schengen
Khối Schengen là khu vực gồm 27 quốc gia châu Âu, cho
phép người dân của các nước thành viên, người bên ngoài
khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên và du
khách được cấp visa Schengen di chuyển, đi lại tự do trong
toàn bộ vùng lãnh thổ của các nước thành viên. Theo đó,
người dân của các nước này và du khách đáp ứng đủ điều
kiện sẽ không phải chịu sự kiểmsoát biên giới giữa các nước
trong khối Schengen.
Danhsách27nướcthànhviênchínhthứccủakhốiSchengen
gồm: Ba Lan, Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia, Slovenia,
Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần
Lan, ĐanMạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp,TâyBanNha, Bồ
ĐàoNha, Đức, Áo,Ý, Hy Lạp,Thụy Sĩ, Liechtenstein và Croatia.
Khách du lịch chỉ cần xin thành công visa Schengen của
một trong 26 nước trên, 25 nước còn lại có thể đi lại tự do
mà không cần làm thủ tục cấp visa.
“Tham gia nhóm
thị thực chung như
visa Schengen của
châu Âu đòi hỏi Việt
Nam cần ứng dụng
công nghệ thông tin
mạnh mẽ để đồng
bộ dữ liệu với
các nước.”
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện Cục Du lịch
Quốc gia Việt Nam (VN) bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến
thị thực chung sáu nước của Thái Lan ở góc độ du lịch.
Cục Du lịch Quốc gia VN đánh giá sáng kiến thúc đẩy du
lịch khu vực “sáu nước, một điểm đến” hướng tới visa chung
cho sáu nước Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan
và VN sẽ tạo thuận lợi về chính sách thị thực thông thoáng,
góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch trong khu vực.
“Việc thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch khu vực sáu nước
thông qua thống nhất chung visa (tương tự như visa Schengen
của EU) sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho du lịch khu vực” - đại
diện Cục Du lịch Quốc gia VN đánh giá.
Cục Du lịch Quốc gia VN nhận định hiện nay trong hoạt
động du lịch, liên kết là xu thế tất yếu. Việc áp dụng visa
chung sáu nước sẽ tạo điều kiện cho sáu nước Đông Nam Á
trở thành một điểm đến chung, tạo ra sức hấp dẫn hơn nhiều
so với từng quốc gia riêng lẻ. Qua đó, góp phần tăng năng lực
cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực và trên thế
giới.
Ngoài ra, sáng kiến này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch thông
suốt và thuận tiện; tăng cường kết nối giao thông đường hàng
không, đường bộ, đường biển trong khu vực; thu hút vốn đầu
tư và du khách quốc tế. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch
nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung cho các quốc gia trong
khu vực.
Đối với du khách, có thể tiếp cận một lúc sáu quốc gia chỉ
bằng một lần thực hiện thủ tục xin visa duy nhất sẽ giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí và nhận thêm nhiều giá trị trong cùng
một chuyến đi thay vì phải lên kế hoạch và thực hiện từng
chuyến đi riêng lẻ đến từng nước. Do đó, visa chung sáu
nước sẽ làm tăng khả năng lựa chọn điểm đến tại nhóm sáu
nước cho du khách quốc tế.
Tuy nhiên, Cục Du lịch Quốc gia VN cho rằng việc xem
xét, tiến tới thực hiện visa chung sáu nước cần cân nhắc
đến các yếu tố chính trị ổn định, đảm bảo các vấn đề an
ninh, quốc phòng, ngoại giao của tất cả các nước trong
nhóm nước đề xuất visa chung. Đồng thời cần xem xét tính
khả thi của đề xuất bởi trong thực tế, hợp tác du lịch khu
vực, cơ chế hợp tác năm nước ACMECS (Việt Nam,
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan) đã nhiều lần đưa ra
sáng kiến visa chung nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Trả lời câu hỏi của
Pháp Luật TP.HCM
ngày 16-4 tại
CụcDu lịchQuốc giaViệtNamủnghộ sángkiếnvisa chung sáunước
Ông Thủy đánh giá Thái
Lan là một trong những “bậc
thầy” trong xúc tiến du lịch.
Nước này đặt mục tiêu đến
năm 2027 thu hút 80 triệu du
khách. Hiện nay Thái Lan tạo
điều kiện visa cho nhiều nước,
lượng khách tăngmạnh. Với ý
tưởng của Thái Lan, nếu được
thực thi thì rất thuận lợi. Điển
hình như khối Schengen của
châu Âu đã làm từ lâu.
“Tuy nhiên, khối ASEAN
còn nhiều rào cản, chính phủ
các nước chưa thống nhất về
vấn đề này cũng như trong
điều kiện hiện tại, vấn đề xét
duyệt visa chưa đồng bộ. Tôi
nghĩ đó là ý tưởng hay nhưng
thực thi ở các nướcĐôngNam
Á rất khó” - ông Thủy nói.
Riêng đối với Chính phủ
VN, ông Thủy cho rằng việc
áp dụng visa chung cho sáu
nước ASEAN cũng là một
thách thức. Trước đây, các
nước thuộc tiểu vùng sông
Mekong đã ký kết công nhận
các loại xe lưu thông qua
biên giới mà không phải làm
thủ tục tại các cửa khẩu. Khi
triển khai còn nhiều hạn chế,
do yêu cầu và quy định chưa
nhất quán.
“Ví dụ khi đón đoàn khách
từcácnướcThái Lan,Malaysia
bằng ô tô đường bộ điển hình
cho việc liên kết du lịch xuyên
biên giới đã cho thấy nhiều
vấn đề chưa thuận lợi. Thách
thức khác là trong bối cảnh
mỗi quốc gia có quan điểm
an ninh chính trị riêng” - ông
Thủy nói.
Đánh giá cao về đề xuất
của Thái Lan, ông Cao Trí
Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du
lịch Đà Nẵng, cho hay đây là
một bước đột phá về thủ tục
xuất nhập cảnh. Nếu thành
hiện thực cũng thể hiện trình
độ phát triển của VN trong
khu vực, thông qua sự đồng
thuận của cả khối sáu nước.
Theo ông Dũng, việc cấp
thị thực một lần và sử dụng
được ở cả sáu nước là việc rất
tốt khi những khách hàng có
điều kiện đi nhiều nước như
vậy là thuộc nhóm có mức
chi tiêu cao. Đồng thời, đây
cũng là một nguồn thu lớn
cho ngành du lịch.
“Du khách ở thị trường
gần chỉ đi du lịch 1-2 nước.
Còn du khách ở thị trường
xa và có tài chính nhiều hơn
thì một lần sẽ đi du lịch nhiều
nước” - ông Dũng nói.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch
Đà Nẵng cũng cho rằng việc
áp dụng visa chung sẽ thúc
đẩy thêm về du lịch đường
bộ giữa sáu nước. Bởi đường
bộ đi từ các nước liên tuyến
Thái Lan, Lào, Campuchia,
VN, Myanmar, khách khám
phá theo đường bộ chỉ cần
xin visa một lần vào bất kỳ
nước nào.
Tuy nhiên, ông Dũng cho
rằngviệc cấpvisa chungkhông
thể diễn ra trong ngày một
ngày hai mà phải có sự đồng
thuận của nhiều bên, nhiều cơ
quan chức năng. Cùng với đó
là đồng bộ luôn cả hạ tầng hệ
thống dữ liệu kết nối của các
nước. Bởi khi du khách nhập
cảnh vào một nước thì các
nước còn lại cũng phải biết
du khách này đã nhập cảnh
vào đâu để biết miễn thị thực
khi sang các nước còn lại.
Vào khối thị thực
chung, cần làm gì?
Theo ông Nguyễn Sơn
Thủy, tham gia nhóm thị thực
chung như visa Schengen
của châu Âu đòi hỏi VN cần
ứng dụng công nghệ thông
tin mạnh mẽ để đồng bộ dữ
liệu với các nước. Cạnh đó,
phải dùng công nghệ số để
kiểm soát người nước ngoài
nhập cảnh vào VN.
ÔngThủydẫnchứngởnhiều
nước đã làm rất tốt việc này.
Điển hình như Thái Lan sử
dụng hộ chiếu quét qua cổng
điện tử khi check-in vào quốc
gia của họ, hoặc Trung Quốc
và Đài Loan sử dụng công
nghệ số tuyệt đối, quản lý
không gian số và khách du
lịch. Theo đó, khách du lịch
chỉ cần rời khỏi hành trình
đăng ký thì họ sẽ phát hiện
và cảnh báo ngay.
“Trong điều kiện VN chưa
thể mở rộng chính sách visa
Thị thực chung sáu nước sẽ thu hút khách quốc tế đến Việt Namnhiều hơn. Ảnh: THANHNHẬT