085-2024 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai22-4-2024
Hôm nay, xét xử
phúc thẩm vụ
Thuduc House
Vụ án này, 43/67 bị c o kháng cáo, trong đó có cựu phó cục trưởng
C cThuế TP.HCMNguyễnThị BíchHạnh…
Sau bản án sơ thẩm, 43 bị cáo trong vụ án kháng cáo. Ảnh: MINHCHUNG
Buộc các công ty nộp lại số tiền hoàn thuế
đã chiếm đoạt
Về trách nhiệm dân sự, bản án sơ thẩm tuyên buộc Thuduc House phải
trả cho Cục Thuế TP.HCM 365 tỉ đồng, số tiền này được chuyển từ số tiền mà
Thuduc House đã nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra. Buộc Công ty Sài
Gòn Tây Nam phải hoàn trả cho Cục Thuế tỉnh Tây Ninh 153 tỉ đồng. Buộc
Công ty Hoàng Nam Anh phải trả lại cho Cục Thuế tỉnh Đồng Nai 19 tỉ đồng.
Bị cáo Hạnh với cương vị
phó cục trưởng Cục Thuế
TP.HCM đã chỉ đạo, ký
các quyết định hoàn thuế
trai quy đinh cho
Thuduc House đối với
15 kỳ, gây thất thoát
331 tỉ đồng.
HỮUĐĂNG
T
heo dự kiến, hôm nay
(22-4), TANDCấp cao tại
TP.HCM sẽ xét xử phúc
thẩm vụ án đặc biệt nghiêm
trọng xảy ra tại Công ty Cổ
phần Phát triển nhà Thủ Đức
(Thuduc House) và các đơn
vị có liên quan.
10 cựu cán bộ
Cục Thuế TP.HCM
kháng cáo
Theo đó, phiên tòa phúc
thẩm được mở do có kháng
cáo của 43/67 bị cáo và
kháng cáo của bốn cá nhân,
tổ chức, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan trong vụ án, trong đó có
Thuduc House. Phiên tòa do thẩm
phánHoàngThanhDũng làmchủ tọa.
Đại diện Cục Thuế TP.HCM cũng
được triệu tập với tư cách là bị hại
trong vụ án.
Trong số 43 bị cáo kháng cáo có bị
cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu phó
cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) và
chín bị cáo khác là cựu cán bộ công
tác tại các phòng nghiệp vụ của Cục
Thuế cũng kháng cáo.
Xử sơ thẩm hồi tháng 6-2023,
TANDTP.HCMđã tuyên phạt bị cáo
Hạnh bốn năm tù về tội vi phạm quy
định về quản lý tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí.
Theo HĐXX cấp sơ thẩm, bị cáo
Hạnh với cương vị phó cục trưởng
Cục Thuế TP.HCM đã chỉ đạo,
ký các quyết định hoàn thuế cho
Thuduc House đối với 15 kỳ (từ tháng
4-2018 đến tháng 6-2019) trái quy
định, bỏ qua các dấu hiệu rủi ro về
thuế, không áp dụng nguyên tắc quản
lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế. Bị
cáo có ý kiến chỉ đạo các bộ phận
giải quyết hoàn thuế cho Thuduc
House không áp dụng đúng, đầy đủ
quy trình và các văn bản hướng dẫn
về quản lý hoàn thuế, gây thất thoát
331 tỉ đồng.
Các bị cáo khác là cựu cán bộ phòng
nghiệp vụ thuộc Cục Thuế TP.HCM
bị tuyên phạt từ hai năm tù nhưng
cho hưởng án treo đến ba năm tù.
Đối với ba bị cáo là cựu cán bộ
chi cục thuế, bản án sơ thẩm cũng
tuyên phạt Đào Thị Nga (cựu cán bộ
Chi cục Thuế quận 1) bốn năm tù,
Ngô Huỳnh Lũy (cựu cán bộ Chi cục
Thuế quận 5) bốn năm tù, Nguyễn
Phương Nam (cựu cán bộ Chi cục
Thuế quận 3) 12 năm tù, cùng về tội
nhận hối lộ.
Ba bị cáo này đã nhận hối lộ của
bị cáo Lưu Thị Ngát (đồng phạm
của Trịnh Tiến Dũng), từ đó tạo điều
Hơn một tuần qua, trend “Ra khơi tìm kho báu của bà Trương
Mỹ Lan” xuất hiện, “quần thảo” đầy trên Facebook, Zalo,
TikTok… Người người “ra khơi online” đi tìm kho báu bằng các
bức ảnh chế, các clip lồng ghép hình ảnh người dân đi thuyền,
vượt biển, lặn dưới biển để… tìm kho báu của bà Lan.
1.
Nhiều người cho rằng trend này có thể bắt nguồn từ sự
trùng hợp của việc bà Trương Mỹ Lan bị tòa sơ thẩm tuyên
án tử hình kèm trách nhiệm dân sự hơn 673.000 tỉ đồng với
chuyện người đàn ông xin chính quyền cho khai thác kho báu
3 tấn vàng dưới sông Cà Ty (Bình Thuận). Cũng có người cho
rằng nó bắt nguồn từ clip dùng hình ảnh bà Trương Mỹ Lan
tại tòa lồng ghép nội dung chế bà Lan trả lời HĐXX rằng
“đang cất giấu tiền ngoài biển”.
Chưa ai xác nhận trend này bắt nguồn chính xác từ đâu,
song động thái mới nhất của một luật sư của bà Lan đã khiến
cho không ít người phải giật mình: Luật sư yêu cầu cơ quan
chức năng truy tìm và xử lý người tạo ra trend này.
Tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vạn Thịnh Phát, HĐXX không
hỏi bà Trương Mỹ Lan về số tiền hơn 673.000 tỉ đồng được cất
giấu ở đâu. Đây là số tiền được chốt tại phần tuyên án, theo
đó, tòa tuyên buộc bà Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của
1.243 khoản vay, tương đương hơn 673.000 tỉ đồng.
Rõ ràng bà Lan không trả lời tòa những nội dung như trong
đoạn clip nói trên. Do đó, nội dung của clip ấy không đúng
với diễn biến phiên tòa, không đúng với lời nói của HĐXX.
Hành vi này có dấu hiệu vi phạm Luật An ninh mạng về việc
thông tin bịa đặt, sai sự thật… và có thể bị xử phạt hành chính
10-20 triệu đồng đối với tổ chức (cá nhân thì bằng nửa mức
này) theo Nghị định 15/2020 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
14/2022).
Tuy vậy, những người dùng mạng xã hội dễ dàng nhận thấy
nội dung ghép, chế trong clip ấy là để vui đùa chứ không
nhằm xuyên tạc sự thật hay xúc phạm ai. Song mọi chuyện
có lẽ phải đợi kết luận của cơ quan chức năng mới tỏ tường.
Có điều dân mạng hay nói “vui thôi, đừng vui quá” với hàm
ý mọi chuyện nên có điểm dừng, nếu quá đà có khi… vi phạm
Luật An ninh mạng và bị phạt như chơi!
2.
Tại phiên tòa xử vụ Vạn Thịnh Phát ngày 11-3, bà Trương
Mỹ Lan từng khai về những chuyến xe bí mật chở hơn 100.000
tỉ đồng rời khỏi SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc hầm
B1, tòa nhà Sherwood... Số tiền này không biết cuối cùng bà
Lan làm gì, có… “cất giấu ngoài khơi” hay không. Nhưng có
một số “kho báu” khác của bà Lan đã được các cơ quan tiến
hành tố tụng xác định được địa chỉ và đã tiến hành thủ tục kê
biên để đảm bảo thi hành án.
Đó là căn biệt thự cổ tại 110-112 Võ Văn Tần, quận 3,
TP.HCM (giá trị mua vào là 35 triệu USD); đó là 1.000 tỉ
đồng mà tòa đã tuyên buộc ông Nguyễn Cao Trí trả lại cho bà
Lan; đó là 2.883 tỉ đồng nếu Quốc Cường Gia Lai trả lại để
được gỡ kê biên sáu bất động sản và nhận lại sổ hồng… Đặc
biệt, bà Lan cũng có hàng loạt bất động sản trải dài tại các
quận 1, 3, 4, 7, Phú Nhuận (TP.HCM); 76 bất động sản tại
huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai do người khác đứng tên hộ…
Tổng thể, có 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bà
Trương Mỹ Lan bị kê biên trong quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài ra, bà Lan cũng đã ủy quyền cho con gái rao bán dự
án Capital Place Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội) trong quá
trình xét xử, giá rao bán lên đến 1 tỉ USD…
Đúng là “xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt”, chẳng
phải lên rừng, vượt biển, chỉ cần nhìn giá trị của số tài sản
trên cũng đủ biết “kho báu” của bà Trương Mỹ Lan thật sự
đang ở đâu. Chỉ có điều những “kho báu” này cuối cùng cũng
phải dùng vào việc thi hành án mà thôi. Đây là hậu quả tất
yếu của việc tạo nên “kho báu” từ những đồng tiền do phạm
tội mà có. Những lâu đài được xây trên cát chỉ cần một cơn
sóng cũng vỡ tan.
NGUYỄN QUÝ
Tại cuộc họp báo quý I-2024 của Bộ Tư pháp mới đây, ông
Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án
(Bộ Tư pháp), cho biết ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án
Vạn Thịnh Phát, các tài sản là vật chứng đã được chuyển sang cơ
quan thi hành án. Tổng cục Thi hành án đã chỉ đạo các cơ quan
thi hành án dân sự kiểm tra, rà soát thủ tục pháp lý vật chứng đó
để đảm bảo thi hành án về sau.
Ông Nguyễn Thắng Lợi cho biết khi bản án vụ Vạn Thịnh Phát
(phần dân sự) có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án sẽ tổ
chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.
“Khobáu”củabà
TrươngMỹLanởđâu?
kiện cho 17 công ty “ma” của nhóm
này bán hóa đơn giá trị gia tăng cho
các công ty thuộc nhóm Trịnh Tiến
Dũng. Sau đó, các công ty này xuất
hóa đơn giá trị gia tăng cho Thuduc
House, Công ty Sài Gòn Tây Nam và
Công ty Hoàng Nam Anh hợp thức
đầu vào để khấu trừ thuế.
Ngoài ra, trong vụ án còn có bảy
bị cáo là cựu công chức hải quan
gồm Hoàng Trung Kiên, Nguyễn
Duy Linh, Trần Văn Thành, Nguyễn
Lê Hùng, Hồ Hoàng Hải, Bùi Hữu
bị tuyên phạt hai năm tù nhưng cho
hưởng án treo; bị cáo Phạm Duy
Bình ba năm tù nhưng cho hưởng án
treo, cùng về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiếm đoạt 365 tỉ đồng
tiền hoàn thuế
Theo bản án sơ thẩm, Trịnh Tiến
Dũng (đang bị truy nã, khi nào bắt
được sẽ xử lý sau) là người có vai trò
chủ mưu trong vụ án. Từ năm 2016
đến 2020, Dũng chỉ đạo các bị cáo
khác thành lập, sử dụng nhiều doanh
nghiệp ở trong và ngoài nước (Mỹ,
Hong Kong, Malaysia...) để phục vụ
cho hành vi phạm tội.
Để có thể chuyển lượng lớn tiền
qua biên giới, Trịnh Tiến Dũng đã
điều hành, chỉ đạo các bị cáo khác
tạo lập hồ sơ, tài liệu, sử dụng các
pháp nhân công ty mua bán linh kiện
điện tử là hàng giả, nâng khống giá
trị của các hợp đồng mua bán.
Đường dây phạm tội của Dũng
còn thực hiện sử dụng các công ty
trong nước mua bán lòng vòng linh
kiện điện tử rồi xuất khẩu cho các
công ty của mình ở nước ngoài. Mục
đích nhằm thông qua Thuduc House,
Công ty Sài Gòn Tây Nam, Công ty
Hoàng Nam Anh chiếm đoạt 365 tỉ
đồng tiền hoàn thuế tại Cục Thuế
TP.HCM.
Bị cáoNguyễnVũBảoHoàng (cựu
tổng giám đốc Thuduc House) đã có
hành vi thống nhất chủ trương, ký
hồ sơ thủ tục đề nghị hoàn thuế của
Thuduc House trái pháp luật, giúp
Trịnh Tiến Dũng chiếm đoạt 365 tỉ
đồng. Bị cáo này còn có hành vi giả
mạo, khai man chứng từ kế toán, gây
thiệt hại cho Thuduc House số tiền
7,7 tỉ đồng.
Với những sai phạm trên, cựu tổng
giámđốcThuduc House bị tuyên phạt
bốn năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, hai năm tù về tội vi phạm quy
định về kế toán gây hậu quả nghiêm
trọng, tổng hợp hình phạt chung là
sáu năm tù.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook