11
Kinh tế -
ThứHai 22-4-2024
Cửa hàng truyền thống lên đời,
người dân không lo về giá
TÚUYÊN
T
hị trường bán lẻ, nhất là
ở kênh phân phối hiện
đại, thời gian qua chứng
kiến các doanh nghiệp (DN)
liên tục mở rộng mạng lưới
phân phối ở mô hình siêu thị
nhỏ, cửa hàng tiện lợi với
diện tích nhỏ nằm len lỏi
ở các khu chung cư, trung
tâm thương mại. Đáng chú
ý là sự bắt tay của các siêu
thị với các cửa hàng tạp hóa
truyền thống nhằm nâng cấp
trở thành cửa hàng bán lẻ
hiện đại.
Khoác áo mới
cho cửa hàng
tạp hóa truyền thống
Bà ĐặngThị Oanh, chủ cửa
hàng tạp hóa Giá Tốt Huyền
Oanh (quận 12, TP.HCM),
cho biết trước đây bà buôn
bán tại nhà và chủ yếu lấy
hàng hóa từ chợ đầu mối.
Trong giai đoạn xảy ra dịch
COVID-19 năm 2022, việc
lấy hàng hóa gặp nhiều khó
khăn, thậm chí không nhập
được hàng về bán.
Từ thực tế trên, bà Oanh
nhận thấy nếu có biến cố
nào xảy ra và chỉ phụ thuộc
vào một nguồn hàng thì rất
rủi ro, bị động. Bên cạnh đó,
giá cả tại chợ đầu mối luôn
biến động.
“Vì vậy, từ tháng 3-2022,
tôi quyết định tham gia dự án
Giá Tốt của hệ thống siêu thị
MMMegaMarket để đảmbảo
có nguồn hàng ổn định, đa
dạng hàng hóa đáp ứng nhu
cầu mua sắm của người tiêu
dùng” - bà Oanh nói.
Theo bà Oanh, khi tham
gia dự án Giá Tốt, bên cạnh
được cung cấp nguồn hàng ổn
định, tiệm của bà còn được
đào tạo cách bán hàng, chăm
sóc khách hàng, niêm yết giá
rõ ràng... nên người tiêu dùng
đến mua sắm không lo về giá
và không phải “cò kè bớt một
thêm hai”.
Trong khi đó, Tập đoàn
Aeon Việt Nam cũng ra mắt
mô hình trung tâm bách hóa
tổng hợp và siêu thị tinh gọn
nằm trong trung tâm thương
mại Crescent Mall. Đây là
chiến lược đa dạng hóa mô
hình bán lẻ khi diện tích các
điểm bán linh hoạt về quy
mô, phù hợp với nhu cầu của
cộng đồng địa phương và điều
kiện thực tế của từng khu vực.
Trước đó, Saigon Co.op
đã tiên phong nâng cấp cửa
hàng tạp hóa truyền thống
thông qua việc mở cửa hàng
tạp hóa hiện đại Co.op Smile.
Những cửa hàng này có diện
tích kinh doanh 20-200 m
2
tùy khu vực, chủ yếu nằm ở
các khu dân cư, trường đại
học... Hàng hóa đa dạng, từ
hàng thiết yếu đến thực phẩm
tươi sống.
Môhình tạphóa truyền
thống được trẻ hóa
Theo Nielsen IQViệt Nam,
hiện nay kênh thương mại
truyền thống, cửa hàng tạp
hóa và chợ truyền thống vẫn
chiếm 75%-85% doanh số.
Trong đó, cửa hàng tạp hóa
truyền thống nhỏ lẻ lên đến
hơn 1 triệu cửa hàng trên toàn
quốc vẫn đang là một trong
những kênh phân phối chính,
chiếm tới 65%thị trường hàng
tiêu dùng nhanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nguyễn
Đức Toàn, Giám đốc thương
mại MM Mega Market, cho
rằng những cửa hàng tạp hóa
truyền thống đối mặt với
nhiều khó khăn trong khâu
tìmkiếmnguồn hàng, quản lý
chất lượng, kiểm soát nguồn
vốn, dòng tiền...
Hơn nữa, hầu hết chủ các
cửa hàng truyền thống làm
thủ công hoặc làm theo kinh
nghiệm. Thế hệ sau sẽ khó tìm
được cơ hội nối tiếp việc kinh
doanh do không có mô hình
và công thức rõ ràng.
“Đáng chú ý là ngày càng có
nhiều mô hình tạp hóa truyền
thống được trẻ hóa, dần phổ
biến hơn tại các đô thị lớn ở
Việt Nam. Với kinh nghiệm
của nhà bán lẻ cùng chuỗi cung
ứng khép kín, nguồn hàng đa
dạng, chúng tôi bắt tay hợp
tác với họ” - ông Toàn nói.
Theo ông Nguyễn Văn
Phượng, chuyên gia Hội DN
hàngViệt Namchất lượng cao,
nhìn nhận mô hình nâng cấp,
chuyển đổi cửa hàng tạp hóa
thành hiện đại, siêu thị mini
Ông Nguyễn Văn Phượng, chuyên gia Hội DN hàng Việt
Nam chất lượng cao, cho biết theo nhiều khảo sát gần đây,
nhất là sau dịch COVID-19, thị trường bán lẻ tiếp tục chứng
kiến người tiêu dùngmua hàng khá nhiều tại các cửa hàng
tạp hóa, siêu thị nhỏ trong khi các siêu thị và đại siêu thị
có phần chững lại.
“Sở dĩ cácmô hình bán lẻ trên được người tiêu dùng quan
tâm vì đáp ứng mục đích mua sắm thông thường đóng vai
trò như một phòng trưng bày, khơi dậy các giác quan và
tạo được cảmhứng nơi người tiêu dùng”- ông Phượng nói.
Với những cửa hàng
tạp hóa hiện đại,
người tiêu dùng
mua hàng hóa có
nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng, đảm bảo
chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm,
giá cả minh bạch.
Giá cà phê đã lên mức cao nhất, đạt kỷ lục mới với
124.000 đồng/kg vào cuối tuần qua. Giá cà phê trong ngày
20-4 tăng 1.500-2.500 đồng/kg so với ngày 19-4.
Hiện giá cà phê trung bình ở các tỉnh Tây Nguyên
là 123.300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là
124.000 đồng/kg. Giá cà phê nhân xô tại các huyện Bảo
Lộc, Di Linh, Lâm Hà (Lâm Đồng) là 122.500 đồng/kg.
Theo các trang cập nhật giá cà phê hằng ngày, giá cà
phê trực tuyến trên các sàn giao dịch hàng hóa thế giới
đều tăng. Giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 20-4
cũng tăng nhẹ, mức tăng 2-32 USD/tấn so với phiên giao
dịch cà phê trước, dao động 3.887-4.217 USD/tấn.
Giá cà phê thế giới kỳ hạn giao hàng tháng 5-2024 là
4.083 USD/tấn, kỳ hạn giao hàng tháng 7-2024 là 4.080
USD/tấn, kỳ hạn giao hàng tháng 9-2024 là 4.013 USD/tấn
và kỳ hạn giao hàng tháng 11-2024 là 3.916 USD/tấn.
Các chuyên gia dự báo thời tiết nắng nóng kéo dài đã tác
động lớn đến sự phát triển của cây cà phê. Cà phê tại đất
nước có sản lượng cà phê đứng đầu thế giới là Brazil cũng
đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng và sương muối,
điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cà phê toàn cầu.
Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia ngành cà phê, cho
biết chính lo ngại về triển vọng nguồn cung cà phê tiêu
cực hơn trong vụ tiếp theo tại Việt Nam tiếp tục là yếu tố
chính thúc đẩy giá cà phê Robusta nói riêng cũng như giá
cà phê thế giới nói chung. Khô nắng kéo dài đang khiến
tình trạng quả non chết khô tăng cao, ảnh hưởng đến
năng suất và sản lượng thu hoạch vào cuối năm. Cộng với
nguồn hàng tồn kho cạn dần, dự báo nhiều khả năng giá
cà phê tăng mạnh trong thời gian tới.
MINH LONG
sẽ chiếm ưu thế hơn siêu thị,
đại siêu thị.
Bởi một kết quả khảo sát
do người tiêu dùng bình chọn
cho thấy vẫn có tới 70%người
tiêu dùng chọn mua tại cửa
hàng tạp hóa do những hấp
lực về giá cả, đặc biệt là sự
thuận tiện hay sự thân thiện
của người bán. Bên cạnh đó,
các cửa hàng tạp hóa đang
gia tăng các phương thức
bán hàng mới như ứng dụng
kỹ thuật số, kết hợp tốt giữa
phương thức online, offline
ngày càng chuyên nghiệp
hơn cũng như các hoạt động
chăm sóc khách hàng.
“Ngoài ra, tại Việt Nam, đa
số DN vẫn ưu tiên lựa chọn
các kênh truyền thống, cụ
thể là hệ thống cửa hàng tạp
hóa để bán hàng, đặc biệt tại
thị trường nông thôn” - ông
Phượng nói.
Cùng nhìn nhận trên, bà Hà
HuyThiênThư,Trưởngphòng
Marketing cấp cao Công ty
nghiên cứu thị trường Kantar,
cho biết các loại hình bán lẻ
ở Việt Nam đang dần trở nên
hiện đại và đề cao tính thuận
tiện hơn. Tuy nhiên, không
phải tất cả kênh bán lẻ hiện
đại đều đạt tăng trưởng tốt.
Kênh siêu thị và đại siêu
thị đang dần mất thị phần,
nhường chỗ cho các kênh
tiện lợi, siêu thị nhỏ và các
chuỗi bán hàng chuyên biệt.
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng
phòng Quản lý thương mại
Sở Công Thương TP.HCM,
cho biết đối với kênh bán lẻ
truyền thống như các cửa
hàng tạp hóa trước giờ buôn
bán theo cách cũ. Với việc
bắt tay của các DN bán lẻ
lớn nâng cấp cửa hàng tạp
hóa truyền thống thành cửa
hàng hiện đại, mô hình này
rất đáng nhân rộng.
“Với những cửa hàng tạp
hóa hiện đại, người tiêu dùng
mua hàng hóa có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng, hàng hóa
đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, giá cả
minh bạch. Qua đó, cùng với
kênh siêu thị, cửa hàng tiện
lợi, các cửa hàng tạp hóa hiện
đại trở thành địa điểm mua
sắm tin cậy cho người tiêu
dùng” - ông Y nói.•
Giá cà phê tăng cao do tồn kho ít, nguồn cung cạn,
trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng. Ảnh: MINH LONG
Tại Việt Nam, đa số doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn các kênh truyền thống, cụ thể là hệ thống cửa hàng
tạp hóa để bán hàng, đặc biệt tại thị trường nông thôn.
Nhân viên của doanh nghiệp giao hàng cho cửa hàng tạp hóa. Ảnh: TÚUYÊN
Giá càphê tăngkỷ lục