8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Hai22-4-2024
Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
là nguồn cung không ổn định
Lý giải về đề xuất mua điện mặt trời với giá 0 đồng, Bộ Công
Thương cho rằng lượng điện dư thừa có thể ảnh hưởng tới an
toàn, an ninh hệ thống điện. Hiện năng lượng mặt trời phụ
thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết nhưng đây là các
yếu tố bất định. Khi không có bức xạ mặt trời, lưới điện quốc
gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện.
Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống,
khiếnnguồnđiện chạy nền khôngổnđịnh. Như vậy cầnphải có
sựquản lý, giámsát củaNhànước đểđảmbảo vậnhànhan toàn.
Trong quy hoạch
điện đã khuyến khích
mua bán điện trực
tiếp, người dân và
doanh nghiệp có điện
dư thừa được coi là
người bán trực tiếp
cho người tiêu dùng,
vậy tại sao lại cấm?
Vì saomuađiệnmặt trời
mái nhàvới giá... 0đồng?
Việc người dân đầu tư điệnmặt trời mái nhà nhưng chỉ được bán với giá
0 đồng, không được bán cho tổ chức, cá nhân khác thì rất khó thu hút
sự hưởng ứng.
ANHIỀN
B
ộ Công Thương đang
lấy ý kiến góp ý cho dự
thảo Nghị định quy định
về cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển điện mặt trời
mái nhà tự sản, tự tiêu. Theo
đó, điện mặt trời mái nhà tự
sản, tự tiêu (tự sử dụng) là
điện mặt trời mái nhà được
sản xuất để tiêu thụ tại chỗ,
không bán cho tổ chức, cá
nhân khác.
Khó khuyến khích
điện mặt trời mái nhà
Trong dự thảo đưa ra hai
loại hình phát triển điện mặt
trời mái nhà. Một loại không
nối lưới điện quốc gia sẽ được
phát triển không giới hạn. Tổ
chức, cá nhân được khuyến
khích lắp hệ thống lưu trữ để
Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) dự báo
trong dịp lễ 30-4 và 1-5 sắp tới sẽ có khoảng 2.560 chuyến
xe di chuyển, tăng 101% so với cùng kỳ năm 2023.
Về giá vé, Bến xe Miền Đông khuyến khích các đơn vị
vận chuyển không tăng giá vé trong dịp lễ 30-4 và 1-5.
Trường hợp đơn vị vận tải có kê khai điều chỉnh tăng giá
vé thì phải kê khai đúng quy định, thời gian đăng ký điều
chỉnh giá vé được thực hiện trong hai ngày 26 và 27-4, yêu
cầu không tăng giá vé quá 40% so với ngày thường.
Bến xe Miền Đông cũng sẽ điều động xe tăng cường như
xe chạy lệch tuyến, xe buýt, xe hợp đồng... để hỗ trợ giải
quyết nhu cầu vận tải hành khách trong dịp này.
Ngoài ra, bến xe cũng sẽ phối hợp với những đơn vị vận
tải điều động các phương tiện thuộc tuyến đường có lượng
khách ít để tăng cường cho các tuyến đường có lượng khách
tăng đột biến nhằm đảm bảo công tác giải tỏa lượng khách,
tránh tình trạng ùn ứ.
Bến xe đảm bảo về công tác an ninh trật tự; phòng, chống
cháy nổ, phối hợp với các doanh nghiệp phục vụ hành
khách tốt nhất trong dịp lễ 30-4 và 1-5.
HOÀNG HIẾU
BếnxeMiềnĐông lênkế hoạchphục vụdịp lễ 30-4
Bến xe
MiềnĐông
không
tăng giá vé
quá 40%
trong dịp
lễ 30-4 và
1-5. Ảnh:
HOÀNG
HIẾU
Điệnmặt trời mái nhà được lắp đặt tại nhà dân ởHàNội. Ảnh: AH
Bộ Công Thương có thể xem
xét nghiên cứu phát triển cơ
chế giá điện phát lên lưới theo
khung giờ đối với điện mặt trời
máinhànhằmkhuyếnkhíchviệc
tự đầu tư hệ thống pin lưu trữ
tại chỗ. Về bản chất, đây là các
vấn đề liên quan đến kỹ thuật,
độ thông minh của hệ thống
lưới điện truyền tải, khả năng
truyền tải điện. Vậy nên cần có
nhữngcơchếđộtpháhơnnhằm
nângcaođượccácnguồnvốnxã
hội cho việc cân bằng lưới điện.
TS
TÔVĂN TRƯỜNG
chủ động dùng trong sản xuất,
kinh doanh.
Loại hình còn lại người dân
có thể lựa chọn phát sản lượng
điện dư thừa lên lưới điện quốc
gia, Nhà nước ghi nhận sản
lượng nhưng với giá 0 đồng,
không được thanh toán. Công
suất loại hình này có giới hạn,
không được vượt quá công
suất được phân bổ trong kế
hoạch thực hiện quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia,
không gây quá tải lưới điện
khu vực. Với dự án công suất
đặt từ 500 kWp trở lên phải
có hệ thống điều khiển từ xa
và kết nối với đơn vị điều độ
khu vực.
Trao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, TS Ngô Đức Lâm,
nguyên Phó Viện trưởng Viện
Năng lượng, bày tỏ: “Việc quy
định người dân được làm hệ
thống điện mặt trời, nối với
lưới điện quốc gia để bán sản
lượng điện nhưng với giá 0
đồng rõ ràng sẽ hạn chế việc
khuyến khích phát triển điện
mặt trời mái nhà”.
TS Tô Văn Trường, chuyên
gia độc lập về tài nguyên và
môi trường, cũng cho rằng
việc đầu tư hệ thống điện mặt
trời mái nhà nhưng không
được bán lên lưới hoặc bán
lên lưới với giá 0 đồng hoàn
toàn không thể thu hút người
dân cũng như doanh nghiệp
hưởng ứng.
Đặc thù điện mặt trời là phát
điện vào thời gian ban ngày
và thay đổi theo bức xạ từng
thời điểm. Điều này dẫn đến
việc thừa hoặc thiếu điện trong
quá trình sử dụng năng lượng
mặt trời. Việc không thể bán
điện dư thừa hoặc khấu trừ
vào tổng sản lượng sử dụng
dẫn đến không hiệu quả khi
đầu tư hệ thống năng lượng
mặt trời.
“Dự thảo nghị định hiện
không cho phép phát sinh quan
hệ thươngmại trong việc đầu tư
hệ thống điệnmặt trời mái nhà.
Điều này gây nhiều khó khăn
cho việc phát triển loại hình
năng lượng sạch này, đặc biệt
tại các khu chế xuất, khu công
nghiệp, vốn là những khu vực
có phụ tải lớn, hoạt động liên
tục” - TS Trường nêu ý kiến.
Vì sao cấm bán điện
cho tổ chức, cá nhân
khác?
Theo chuyên gia kinh tế -
TS Nguyễn Minh Phong, hiện
chúng ta vẫn phải đối diện
với tình trạng thiếu điện nên
việc khuyến khích phát triển
điện mặt trời là chủ trương
đúng đắn.
Các đề xuất mà Bộ Công
Thương đưa ra trong dự thảo
lần này như Nhà nước sẽ ưu
tiên ngân sách để phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu tại các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công;
các dự án đượcmiễn giấy phép
hoạt động điện lực; không phải
thực hiện điều chỉnh, bổ sung
đất năng lượng và công năng…
là phù hợp, tạo điều kiện cho
người dân phát triển điện mặt
trời mái nhà.
Tuy nhiên, BộCôngThương
cần giải thích rõ để người dân
hiểu về cơ chế điều hành điện,
về việc tại sao cho người dân
phát điệndư thừa lên lưới nhưng
không được thanh toán tiền.
Còn theo TS Nguyễn Minh
Phong, ngoài các chính sách
khuyến khích nêu trên thì
việc Bộ Công Thương đề xuất
nghiêmcấmkinh doanh đối với
điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu; không được bán điện
cho tổ chức, cá nhân khác là…
không phù hợp.
“Ngành điện không có lý
do gì để biện minh cho vấn
đề này. Trong quy hoạch điện
đã khuyến khích mua bán điện
trực tiếp, người dân và doanh
nghiệp có điện dư thừa được
coi là người bán trực tiếp cho
người tiêu dùng, vậy tại sao lại
cấm? Theo tôi, quy định này
nên bỏ vì không có tính pháp
lý, đi ngược lại Quy hoạch điện
VIII” - TS Phong nhấn mạnh.
TS Tô Văn Trường chia sẻ
điện mặt trời mái nhà vốn là
hình thức đầu tư nguồn điện
cung cấp cho phụ tải tại chỗ.
Thời gian thực hiện ngắn, có
thể xem xét là giải pháp tích
cực để góp phần đảmbảo cung
ứng điện.
Để phát triển loại hình năng
lượng này, Bộ Công Thương
nên cho phép các cá thể, doanh
nghiệp đầu tư hệ thống điện
mặt trời mái nhà được phép
bán điện lên lưới hoặc khấu
trừ sản lượng tiêu thụ trong
chu kỳ thanh toán. Với các hệ
thống bán điện lên lưới có thể
khống chế sản lượng tối đa 30%
để đảm bảo hiệu quả tổng thể.
Bộ Công Thương cũng nên
cho phép thương mại hóa việc
đầu tư hệ thống điện mặt trời
mái nhà để phù hợp với tính
cung - cầu của thị trường, tạo
điều kiện để các doanh nghiệp
sản xuất tiếp cận nguồn năng
lượng sạch với chi phí hợp lý,
góp phần thúc đẩy sản xuất,
xuất khẩu.
Lưu ý là tại những khu công
nghiệp có diện tích khoảng 50
ha trở lên có thể lắp được 20-30
MWp điệnmặt trời, khi đưa lên
lưới sẽ ảnh hưởng đến hệ thống
lưới, phải có kinh phí để kiểm
soát việc biến động này. Do
đó, ngoài việc thương thảo để
mua giá điện hợp lý còn phải
chú ý đến an ninh và ổn định
lưới điện.•