3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai22-4-2024
THUTRINH
V
iệc sử dụng CCCD thay cho hộ chiếu chỉ được
thực hiện khi Việt Nam (VN) và nước ngoài ký
kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân được
sử dụng. Theo các chuyên gia, khi khối ASEAN thực
hiện được điều này, ngành du lịch của các nước sẽ tăng
khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, tăng khả năng tiếp
cận thị trường lẫn nhau.
Sử dụng CCCD thay hộ chiếu
Theo quy định hiện hành và quy định của Luật Căn cước
(có hiệu lực từ ngày 1-7-2024), CCCD/thẻ căn cước được
sử dụng thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trong
trường hợp VN và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa
thuận quốc tế cho phép người dân được sử dụng.
Do đó, khi VN và các nước ký kết điều ước hoặc thỏa
thuận quốc tế cho phép thì công dân sẽ được sử dụng CCCD
thay cho việc sử dụng các giấy tờ xuất nhập cảnh hiện nay
như hộ chiếu, giấy thông hành… trên lãnh thổ của nhau.
Tuy nhiên, hiện tại VN chưa ký kết điều ước hoặc thỏa
thuận quốc tế với các nước về vấn đề này. Theo thông
tin tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, các quốc gia trong ASEAN đang phấn đấu để thống
nhất các loại giấy tờ.
Cụ thể, ASEAN đang hướng tới việc thống nhất không
sử dụng visa tương tự như cộng đồng châu Âu (visa
Schengen). Điều này đồng nghĩa với việc công dân VN
có thể dùng CCCD để đi lại trong khu vực ASEAN khi
các nước thống nhất được nội dung trên.
Theo các chuyên gia du lịch, việc các nước ASEAN
không sử dụng visa mà chỉ sử dụng CCCD để đi lại
trong khu vực được ví như cánh cửa mở ra với thế giới
để hội nhập tốt hơn. Điều này sẽ có những khó khăn,
thách thức đi kèm nhưng cái được đối với VN là lớn
hơn rất nhiều.
Việc cấp visa du lịch duy nhất cho các nước ASEAN
sẽ giúp tăng số lượng du khách ngoại quốc tới các nước
Đông NamÁ cũng như tạo sự thuận tiện cho công dân VN.
Ví dụ, một khách du lịch châu Âu muốn khám phá
các địa điểm khác nhau thay vì một quốc gia duy nhất
sẽ gặp những khó khăn bởi sự phức tạp từ nhiều loại
visa khác nhau.
Tăng năng lực cạnh tranh du lịch
“Việc sử dụng CCCD thay thế hộ chiếu hay visa
là xu hướng toàn cầu hóa quan trọng và cần thiết
đối với du lịch VN và du lịch Đông Nam Á” - ThS
Hoàng Ngọc Hiển, Phó Trưởng khoa Du lịch Trường
ĐH Văn Lang, nhận định.
Du lịch và các ngành kinh tế khác của các nước
ASEAN phát triển, trong đó du lịch là ngành hưởng
lợi nhất, mở ra thị trường khách lớn, chi tiêu cao.
“Vì vậy, trước tiên chúng ta cần nhìn nhận sản phẩm
du lịch, điều kiện về chất lượng dịch vụ, lưu trú, ăn
uống để có chiến lược tạo nên sức cạnh tranh trong
thị trường Đông Nam Á. Về thời gian lưu trú của du
khách, Chính phủ, bộ, ngành quản lý du lịch sẽ xây
dựng khung thời gian cụ thể để tạo sự thuận tiện cũng
như đảm bảo yếu tố an toàn” - ThS Hiển cho biết.
ThS Mã Xuân Vinh, Phó Trưởng bộ môn Du lịch
và lữ hành Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
(HUFLIT), cũng nhận xét những mặt thuận lợi của
việc sử dụng CCCD thay cho hộ chiếu thể hiện rất
rõ nét, giúp cho việc thực hiện các thủ tục xuất nhập
cảnh, an ninh, hành lý bị thất lạc và tìm kiếm thông
tin người bị lạc trở nên thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, các thông tin trên CCCD cần phải thống
nhất, đầy đủ dữ liệu của các nước với nhau thì mọi
thủ tục sẽ trở nên dễ dàng.
Khi vấn đề này được thực hiện sớm sẽ thúc đẩy
sự liên kết mạnh mẽ và phát triển trong các lĩnh vực
thương mại dịch vụ, an ninh trật tự… Từ đó, ngành
du lịch của các nước sẽ tăng khả năng cạnh tranh,
giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thị trường lẫn
nhau. Chất lượng các dịch vụ du lịch, nguồn nhân
lực du lịch ở các nước sẽ có sự luân chuyển qua lại
lẫn nhau tạo nên một môi trường phát triển sôi động.
Theo ThS Vinh, ngành du lịch của nước ta cũng
có những biến động to lớn không những ở khu vực
ASEAN mà còn mở rộng ra các khu vực khác trên thế
giới. Các cơ sở đào tạo du lịch cần phải có những bước
phát triển phù hợp về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất
mới có thể đáp ứng được xu thế phát triển mới này.
Tiếp đến, VN đối mặt với khả năng cạnh tranh
ngày càng cao giữa các cơ sở lưu trú, dịch vụ hàng
không và điểm đến du lịch. Các nước trong khu vực
khá tương đồng nhau về địa lý, khí hậu, tài nguyên
du lịch... Do đó, ngoài giá cả thì chất lượng dịch vụ
du lịch sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn điểm đến
của du khách.•
được không?
55
là số điểmđến trên thế giới mà
công dân VN không cần visa,
hoặc chỉ cần visa điện tử hoặc
visa cửa khẩu. Theo chỉ số xếp
hạng hộ chiếu Henley với 112
thứ hạng cho các quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, VN
đứng thứ 88 và đạt 55 điểm.
buổi họp báo công bố chương trình kích cầu du lịch tỉnh
Quảng Nam, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch
Quốc gia VN, cho rằng nội dung thị thực luôn là chủ đề hấp
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi lại. Trên thế giới
có nhiều nhóm quốc gia, điển hình như khối Schengen ở châu
Âu bao gồm 27 quốc gia.
“Tôi cho rằng đây là một xu hướng chúng ta sẽ hướng
tới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều phải xem xét, cân nhắc kỹ
lưỡng, sau đó giữa các quốc gia phải đàm phán để đi đến
thống nhất chung. Về phía VN, chúng ta là thành viên luôn
luôn chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế nên sẽ xem xét tham gia các hoạt động chung phù
hợp với tình hình đất nước” - ông Siêu nói.
VIẾT THỊNH - THANH NHẬT
CCCD có thể được
sử dụng khi du lịch
nước ngoài
thông thoáng trong khu vực
thì chúng ta có thể cân nhắc
mở rộng đối tượng miễn visa
có độ tin cậy cao như thành
viên trong khốiAPAC, tỉ phú,
1.000 doanh nghiệp công bố
trên sàn chứng khoán quốc
tế…” - ông Thủy đề xuất.
Theo PGS-TS PhạmTrung
Lương, nguyên Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu du
lịch (Cục Du lịch Quốc gia
VN), thị thực chung tạo sức
hấp dẫn không chỉ một quốc
gia mà nhiều nước trong khu
vực. “Trước đây, chúng tôi đã
đề xuất sáng kiến visa chung
chobanướcĐôngDương (VN
- Lào - Campuchia) nhưng vẫn
chưa thực hiện được vì nhiều
lý do khách quan” - PGS-TS
Lương cho hay.
PGS-TS Lương nhận định
visa chung rất có lợi, du khách
đến nước này nếu còn thời
gian có thể quá cảnh sang
nước khác mà không cần
phải xin visa. Để làm thị thực
chung cần sự quyết tâm và hệ
thống kiểm soát loại khách.
Về mặt du lịch, lợi ích đã
thấy rõ ràng, mỗi nước cần
phát triển sản phẩm theo lợi
thế riêng của mình.
Các nước ngồi với nhau
ra chuỗi sản phẩm hấp dẫn
mang tính khu vực. Ví dụ
khi đến Thái Lan “bắt buộc”
khách sẽ đến với VN vì nằm
trong chuỗi sản phẩm chung
của khu vực. Các nước cùng
nhau quảng bá sản phẩm tạo
sự cạnh tranh với khối khác.
“Chúng ta mong muốn đón
bắt cơ hội này, bứt tốc thì
không còn cách nào khác là
phải chuẩn bị thật kỹ để đón
khách đến nhà. Thái Lan là
đối thủ lớn, họ có nhiều lợi
thế và sức cạnh tranh. Vì vậy,
chúng ta nên tận dụng cơ hội
đặc biệt này. Ngành du lịch
không thể hoạt động đơn lẻ
theo cách truyền thống thông
thường. Tôi đề xuất tách biệt
visa du lịch và các loại visa
khác, có thể là hai loại: Visa
bình thường (tất cả loại khách)
và visa du lịch (ưu tiên)” -
PGS-TS Lương đề xuất.
Ủnghộ sángkiếnvisa chung
sáu nước, GS-TS PhạmHồng
Long, Trưởng khoa Du lịch
học Trường ĐHKHXH&NV
(ĐHQuốc gia Hà Nội), đưa ra
bốn vấn đề cần phải cân nhắc.
Thứ nhất, sự “vênh nhau”
về độ mở của chính sách visa.
Dù chính sách visa của VN
đã thông thoáng hơn nhưng
so với Thái Lan thì chưa đáng
kể. Vậy thị trường khách nào
sẽ được miễn visa để vào sáu
quốc gia? Các nước cần ngồi
lại bàn bạc để tìm tiếng nói
chung, thống nhất chọn thị
trường cũng như miễn visa
cho những quốc gia nào.
Thứ hai, việc triển khai
công tác quản lý về an ninh,
an toàn của điểm đến. Khi
được thông qua, du khách có
thể ra vào sáu nước. Đôi khi
chỉ cần đóngmột con dấu như
ở châu Âu. Vì vậy, cơ quan
quản lý cần có hệ thống kiểm
soát chặt chẽ khách du lịch
khi đến VN.
Thứ ba, việc kết nối tour
tuyến, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ. Các nước cần chuẩn
bị sẵn bộ sản phẩm đủ hấp
dẫn, đủ chất lượng cho khách
đoàn cũng như khách lẻ. Cuối
cùng, công tác nhân lực phục
vụ cần một tiêu chuẩn chung
cho cả sáu nước.•
Khi được cho phép, CCCD sẽ được dùng thay hộ chiếu
khi du lịch nước ngoài.