106-2024 - page 13

13
Những điểmmới trong dự thảo
Luật BHXH chuẩn bị thông qua
VIẾT LONG
S
au khi tiếp thu ý kiến của
Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (UBTVQH)
và cơ quan thẩm tra, Bộ
LĐ-TB&XH đã hoàn thiện
Luật BHXH (sửa đổi) để xin
ý kiến của Chính phủ trước
khi trình QH thông qua tại
kỳ họp thứ bảy của QH khai
mạc hôm nay (20-5).
Giữ nguyên một số
nội dung lớn
Cũng như lần trình QH cho
ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ
sáu diễn ra vào tháng 10-2023,
Bộ LĐ-TB&XH đã chỉnh sửa
một số nội dung của dự luật,
tuy nhiên những vấn đề lớn
vẫn được bảo lưu.
Cụ thể, dự luật vẫn tiếp tục
bổ sung một chương mới, đó
là trợ cấp hưu trí xã hội. Chính
sách này thực chất đang được
quy định ở Luật Người cao
tuổi, theo đó người già đủ
80 tuổi không có lương hưu
và bất kỳ khoản trợ cấp nào
thì được ngân sách nhà nước
hỗ trợ 360.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, khi “gắp” chính
sách này vào dự luật, cơ quan
soạn thảo muốn tạo sự liên
kết hỗ trợ người già khi hết
tuổi lao động mà không có
lương. Cụ thể, dự luật sẽ hạ
tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã
hội từ 80 tuổi xuống còn 75
tuổi và giao UBTVQH quyết
định điều chỉnh giảm tiếp độ
tuổi theo tình hình kinh tế của
đất nước.
Theo đó, người tham gia
BHXH chưa đủ 15 năm nếu
không chọn rút BHXH một
lần, đến tuổi nghỉ hưu được
hưởng trợ cấp hằng tháng
trước khi đủ tuổi hưởng trợ
cấp hưu trí xã hội (75 tuổi).
Mức hưởng tùy vào thời gian
đóng, tiền lương, thu nhập
tháng đóng BHXH. Ngoài
ra còn được hưởng BHYT do
ngân sách nhà nước đảm bảo.
Đối với người tham gia
BHXH bắt buộc, dự luật quy
định giảm điều kiện về số
năm đóng BHXH tối thiểu
để được hưởng lương hưu
hằng tháng từ 20 năm xuống
còn 15 năm. Tuy nhiên, chính
sách này không áp dụng đối
với người được nghỉ hưu
trước tuổi.
Mức hưởng sau khi giảm
năm đóng với nữ giữ nguyên
45% như hiện nay, trong khi
với nam giảm xuống còn
33,75%. Chính sách này
giúp những người tham gia
BHXH muộn (45-47 tuổi
mới bắt đầu tham gia) hoặc
quá trình tham gia không liên
tục có thời gian đóng BHXH
ngắn được hưởng lương hưu.
Cơ quan soạn thảo cũng đề
xuất bổ sung đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc gồm:
Người làmviệc theo hợp đồng
lao động có thời hạn từ một
tháng (quy định hiện hành là
đủ ba tháng), kể cả trường
hợp hai bên thỏa thuận bằng
tên gọi khác (biên bản, giao
kèo) nhưng có nội dung thể
hiện về việc làm có trả công,
tiền lương và sự quản lý, điều
hành, giám sát của một bên.
Tiếp đó là người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã,
thôn, tổ dân phố; người làm
việc không trọn thời gian, có
tổngmứctiềnlươngtrongtháng
bằng hoặc cao hơn tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH bắt
buộc thấp nhất; chủ hộ kinh
doanh của hộ kinh doanh có
đăng ký kinh doanh; người
quản lý điều hành hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã có
hưởng tiền lương; người lao
động (NLĐ) nước ngoài có
hợp đồng lao động ởViệt Nam
từ một năm trở lên.
Ngoài ra, cơ quan soạn
thảo cũng đưa ra hai phương
án siết nhận BHXH một lần.
Trong đó, đề xuất phương án
1, đó là NLĐ có thời gian
đóng BHXH trước ngày luật
này có hiệu lực thi hành (dự
kiến ngày 1-7-2025), sau 12
tháng không tham gia BHXH
bắt buộc, tự nguyện và thời
gian đóng BHXH chưa đủ 20
năm thì được rút BHXH một
lần. Sau thời gian luật có hiệu
lực thi hành không được rút
BHXH một lần nữa.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, ưu
tiên phương án 1 vì nhận được
nhiều sự đồng thuận hơn từ
phía đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp là NLĐ tham
gia BHXH…“Cả hai phương
án đều phải chấp nhận lát cắt
Trốn đóng BHXH bắt buộc:
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với đơn vị trốn đóng BHXH bắt buộc, cơ quan soạn
thảo đưa vào dự luật quy định ngoài đóng đủ số tiền trốn
đóng còn phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số
tiền BHXH trốn đóng vào Quỹ BHXH; xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật; truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định pháp luật; áp dụng biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước ngoài tạiViệt Namvà xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Các trườnghợp trốnđóng cũng ápdụnghình thức không
xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Đối với các đơn vị
chậm đóng BHXH
bắt buộc, cơ quan
soạn thảo đề xuất
chế tài phải nộp số
tiền bằng 0,03%/
ngày tính trên số tiền
BHXH chậm đóng
vào Quỹ BHXH…
Đời sống xã hội -
ThứHai 20-5-2024
Dự thảo Luật BHXH lần này đưa vào nhiều điểmmới, đặc biệt
là doanh nghiệp chậmhoặc trốn đóng BHXH
sẽ không được trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
nhất định song về mặt xã hội
cần ưu tiên phương án nào
giảm thiểu sự phản ứng của
NLĐ” - cơ quan soạn thảo
lý giải.
Chậm đóng BHXH:
Không xét trao tặng
các danh hiệu thi
đua, khen thưởng
Với người tham gia BHXH
tự nguyện, dự luật quy định
người tham gia BHXH tự
nguyện trước ngày 1-1-2021
và đủ 20 năm đóng BHXH
tự nguyện trở lên thì được
hưởng lương hưu khi đủ 60
tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi
đối với nữ. Sau thời điểm
trên, người tham gia BHXH
tự nguyện thực hiện chính
sách giống như trường hợp
tham gia BHXH bắt buộc.
Với người tham gia BHXH
tự nguyện, dự luật bổ sung
thêm chế độ thai sản. Theo
đó, người tham gia BHXH
tự nguyện sẽ được hưởng 2
triệu đồng khi sinh con thay vì
chỉ nhận hai chế độ là lương
hưu và tử tuất như hiện nay.
Tiêu điểm
Kỳ họp thứ bảy của QH khai
mạchômnay(20-5),BộLĐ-TB&XH
sẽthừaủyquyềncủaChínhphủ
có tờ trình tiếp thu, làm rõmột
số nội dung được các đại biểu
nêu tại kỳ họp thứ sáu.
Sau đó, đại biểu QH sẽ cho ý
kiến và dự kiến thông qua dự
thảo Luật BHXH vào sáng 25-6.
Sách
Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo
Đại
của hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy
vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành.
Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại
là một
tài liệu viết về cuộc đời của Vua Bảo Đại (1913-1997) và
Hoàng hậu Nam Phương (1913-1963). Cuốn sách được tổ
chức theo thời gian và chia thành năm phần: Thiếu nữ Nam
kỳ và hoàng thái tử triều Nguyễn, Hoàng hậu và hoàng đế
Đại Nam, Những ngày bất an, Từ lâu đài Thorenc đến gia
trang Chabrignac và Những năm buồn tẻ của cựu hoàng.
Sách ra mắt lần này được nhiều giới chuyên môn đánh
giá là một thước tư liệu quý báu khi có rất nhiều thông tin
ẩn khuất về cuộc đời của Hoàng hậu Nam Phương và Vua
Bảo Đại được làm sáng tỏ thêm.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết cuộc đời của
chị có rất nhiều cái duyên liên quan đến Hoàng hậu Nam
Phương. Chị nhận thấy có rất nhiều thông tin về bà chưa
được đồng nhất. Cụ thể như năm sinh, quê quán, hoạt
động của bà sau khi sang Pháp... và đó là lý do đến năm
2020, chị đã trình bày với TS Vĩnh Đào ý tưởng viết sách
về Nam Phương Hoàng hậu và Vua Bảo Đại…
HỒNG THẮM
Đối với laođộngnữ là người
dân tộc thiểu số hoặc người
Kinh có chồng là người dân
tộc thiểu số thuộc hộ nghèo,
cư trú tại các xã, thôn đặc biệt
khó khăn khi sinh con ngoài
hưởng 2 triệu đồng vẫn được
hưởng chính sách hỗ trợ khi
sinh con theo quy định khác
của Chính phủ.
Đối với các đơn vị chậm
đóng BHXH bắt buộc, cơ
quan soạn thảo đề xuất chế
tài phải nộp số tiền bằng
0,03%/ngày tính trên số tiền
BHXH chậm đóng vào Quỹ
BHXH, đồng thời xử lý vi
phạm hành chính theo quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, áp dụng biện pháp
tạmhoãn xuất cảnh theo pháp
luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá
cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam và xuất
cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam.
Đáng chú ý, đơn vị chậm
đóng các khoản bảo hiểm
sẽ không được xem xét trao
tặng các danh hiệu thi đua,
khen thưởng.•
Nhiều thông tinvềHoànghậuNamPhươngvàVuaBảoĐại được côngbố
Sách
Theo dấu
Hoàng
hậu Nam
Phương
vàVua
Bảo Đại
.
Ảnh: FBNV
Dự thảo Luật BHXH có nhiều điểmmới song cơ bản giữmột số nội dung chính như lần trình trước đây.
Trong ảnh: Cơ quan BHXHgiải quyết thủ tục cho người thamgia bảo hiểm. Ảnh: N.PHONG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook