106-2024 - page 16

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Hai20-5-2024
Ngày 18-5, quân đội Philippines thông báo bổ nhiệm
chỉ huy mới cho Bộ Tư lệnh phía tây ở đảo Palawan. Theo
đó, Chuẩn Đô đốc Alfonso Torres Jnr sẽ thay thế Phó Đô
đốc Alberto Carlos giữ vị trí này, tờ
South China Morning
Post
đưa tin.
Trong thông cáo, quân đội Philippines cho biết quyết
định này là một phần của “những điều chỉnh về lãnh đạo
và các vị trí chủ chốt trong quân đội” và đây là điều cần
thiết để quân đội nước này thích ứng với môi trường an
ninh hiện tại và để giải quyết hiệu quả các thách thức mới
đặt ra.
Việc Philippines thay chỉ huy Bộ Tư lệnh phía tây xảy
ra sau tranh cãi ngoại giao giữa Philippines và Trung
Quốc về cái được Bắc Kinh cho là thỏa thuận “mô hình
mới” để giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai bên
do quan chức Trung Quốc với Bộ Tư lệnh phía tây của
Philippines thỏa thuận.
Theo đó, đầu tháng này, Đại sứ quán Trung Quốc tại
Philippines đã công bố bản ghi âm một cuộc điện thoại
vào tháng 1, trong đó ông Carlos, lúc đó giữ chức chỉ huy
Bộ Tư lệnh phía tây, được cho là đã đồng ý với thỏa thuận
của một nhà ngoại giao Trung Quốc liên quan đến nhiệm
vụ tiếp tế cho quân đội đóng tại chiến hạm cũ BRP Sierra
Madre ở bãi Cỏ Mây.
Theo bản ghi âm, khi được phía Trung Quốc hỏi liệu
cấp trên của ông Carlos có chấp nhận thỏa thuận “mô hình
mới” hay không, ông Carlos đã xác nhận đồng ý.
Điểm mấu chốt của thỏa thuận bãi Cỏ Mây này là theo
mô hình “1+1” cho hai bên, nghĩa là Philippines sẽ chỉ
triển khai một tàu cảnh sát biển và một tàu tiếp tế tới bãi
Cỏ Mây và Trung Quốc cũng chỉ triển khai một tàu cảnh
sát biển và một tàu đánh cá.
Bên cạnh đó, Manila cũng sẽ thông báo cho Bắc Kinh
trước hai ngày về nhiệm vụ tiếp tế, tức là sẽ thông báo có
đoàn tiếp tế nào cho quân đội đang canh giữ tiền đồn BRP
Sierra Madre đóng ở khu vực này.
Manila được cho là đã tuân theo thỏa thuận vào tháng
2 nhưng không tuân theo vào những tháng sau đó khi bốn
thủy thủ Philippines bị thương do vòi rồng của lực lượng
cảnh sát biển Trung Quốc bắn.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro
và cố vấn an ninh quốc gia Eduardo Ano phủ nhận sự tồn
tại của thỏa thuận này.
ĐỨC HIỀN
70% số người dân
Ukraine được hỏi
cho biết họ bị mất
việc hoặc cần thay
đổi con đường sự
nghiệp do xung đột.
Người dânUkraineđang thế nào
sauhơn2nămsống trongkhói lửa?
Hiểmnguy, khó khăn là điềumỗi người dânUkraine phải đối mặt mỗi ngày trong suốt hơn hai năm
đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh.
DƯƠNGKHANG
C
hiến sự Nga - Ukraine
đã bước sang năm thứ
ba và hiện vẫn không
rõ đến bao giờ mới kết thúc.
Bên phải gánh chịu hậu quả
tàn khốc của xung đột chính
là người dân Ukraine.
Cuộc chiến dai dẳng giữa
hai nước láng giềng thời gian
qua đã khiến cuộc sống của
người dânUkraine bị đảo lộn,
nhiều hộ gia đình phải bỏ xứ
tha hương.
Cuộc sống
bình thường vẫn
ngoài tầm với
Đối với đa số người dân
Ukraine chọn ở lại đất nước
nhưng cuộc sống bình thường
vẫn nằm ngoài tầm với. Tính
mạng bị đe dọa; việc làm bị
mất; trường học, bệnh viện
và nhà cửa bị tàn phá do
các cuộc tấn công tên lửa;
khả năng tiếp cận các dịch
vụ thiết yếu bị giảm sút và
nhiều người dân Ukraine đã
phải chịu đựng những tháng
mùa đông khắc nghiệt mà
không đủ nguồn lực hỗ trợ,
theo trang
Rescue.org.
Sống giữa thời khói lửa,
những ngày tháng của bà
Olga (57 tuổi) tràn ngập nỗi
sợ hãi và bất an. “Tôi đi ngủ
trong nỗi sợ hãi, rồi thức dậy
và cầu nguyện. Tôi đứng và
chờ xem điều gì xảy ra tiếp
theo, liệu rằng (nơi ởcủamình)
có bị không kích không” - bà
Olga chia sẻ.
Một bạn trẻ tên Polina
chia sẻ rằng giờ đây bạn có
thể phân biệt được sự khác
biệt giữa âm thanh của máy
bay không người lái và tên
Theo số liệu từ Ủy ban Cứu
trợQuốc tế, gần 10 triệu người
Ukraine phải di dời và khoảng
1/3 dân số nước này cần được
hỗ trợnhânđạo. Nhiềugiađình
thậmchí phải di dời nhiều lầnvì
chiến sự liênmiên và mục tiêu
tấn công thì lại rất khó lường.
Hạ tầng kinh tế Ukraine thiệt hại nặng
vì chiến sự
Chiến sự Nga - Ukraine đã gây thiệt hại đáng kể cho các
lĩnh vực nhà ở, giao thông, năng lượng, thương mại và công
nghiệp của Ukraine.
Theo ước tính củaNgân hàngThế giới (WB), tổng sản phẩm
quốc nội (​GDP) đã sụt giảm 10% trong năm 2014, thời điểm
Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Tiếp đó, GDP Ukraine năm
2022 đã giảm gần 1/3 khi Nga phát động chiến dịch quân
sự đặc biệt vào nước này.
Các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp tiếp tục quay
cuồngdo ảnhhưởng của cuộc xungđột đangdiễn ra. Một khu
vực có diện tích khoảng 170.312 km
2
đang đầy rẫy bommìn
và vụ nổ đập Nova Kakhovka hồi năm2023 đã khiến 600.000
ha đất canh tác ở Ukraine không có nước tưới.
Chi phí tái thiết và phục hồi dự kiến ​sẽ hơn 400 tỉ USD, theo
Ủy ban Cứu trợ Quốc tế.
BàOlga đứng trước lối vào hầmdưa chua củamình, nơi bà và những người hàng xómẩn nấp
khi khu vực bị không kích. Ảnh: IRC
Philippines thay tư lệnhBộTư lệnhphía tâyđảoPalawan
Philippines
thay chỉ
huy Bộ Tư
lệnh phía
tây Alberto
Carlos
(ảnh)
bằng ông
Alfonso
Torres Jnr.
Ảnh: HẢI
QUÂN
PHILIPPINES
lửa. “Tôi nghĩ tất cả người
dân Ukraine đều đã trở thành
chuyên gia về xung đột. Bạn
càng biết nhiều, bạn sẽ càng
cảm thấy an toàn hơn” - Polina
nói, theo đài NHK.
Ngoài thương vong, chiến
sự còn tác động đến hầu hết
mọi khía cạnh của đời sống
người dân Ukraine, theo hãng
tin
Reuters.
Vấn đề việc làm cho người
dân Ukraine là một bài toán
nan giải. CôAlonaOnyshchuk
(cưdân sốngở làngLozuvatka,
tỉnh Dnipropetrovsk) đã bỏ
việc ở một cửa hàng tạp hóa
khi mang thai béAnhelina và
việc tìm kiếm công việc mới
càng trở nên khó khăn hơn do
trường mẫu giáo địa phương
đã đóng cửa.
Trước cuộc chiếnởUkraine,
bà Olga luôn hoạt động tích
cực ở cộng đồng địa phương.
Vào các ngày trong tuần, bà
Olga làm công việc tạo mô
hình cánh quạt tại một nhà
máy tuabin ở tỉnh Mykolaiv.
Chiến sự đã đảo lộn cuộc
sống của bà Olga. Bà bị mất
việc, chưa kể “sự căng thẳng,
bồn chồn và cái lạnh” vì chiến
sự khiến căn bệnh ung thư
oái oăm của bà càng ngày
càng tệ hơn.
Theo một cuộc khảo sát
của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế
(IRC), với người dânUkraine,
70% số người được hỏi cho
biết họ bị mất việc hoặc cần
thay đổi con đường sự nghiệp
do xung đột, trong đó có 45%
phải chấp nhậnmột công việc
khác với mức lương thấp hơn.
Với tỉ lệ thất nghiệp là 17%
và tỉ lệ nghèo đói gia tăng
đáng kể, ngày càng nhiều
người dân Ukraine phải vật
lộn, tìm đủ cách mới có thể
xoay xở nổi vấn đề cơm ăn,
áo mặc và thuốc men.
Chuyện học hành của con
em dân Ukraine bị ảnh hưởng
nặng. Theo báo cáo của IRC,
trong quá trình xung đột,
lượng lớn trường học đã bị
phá hủy, làm gián đoạn việc
học tập của hàng triệu trẻ em.
Tình trạng này khiến người
dân Ukraine lo âu, vì đối với
họ, việc đến trường “không
chỉ để học kiến thức, mà còn
tác động lớn đến khả năng xã
hội của con em”.
Sống trong sợ hãi
nhưng vẫn hỗ trợ
tiền phương
Bất chấp tình cảnh khó
khăn do chiến sự kéo dài,
bà Olga vẫn tiếp tục công
việc tình nguyện viên, phân
phát bánh mì cho người dân
trong khu vực bà sống. “Tôi
muốn giúp đỡ những người
còn khó khăn hơn và những
người ở tuyến đầu. Tôi muốn
giúp đỡ người già, trẻ em và
người thất nghiệp. Tôi nghĩ
chúng ta càng giúp đỡ lẫn
nhau thì mọi chuyện (chiến
sự) sẽ càng kết thúc nhanh
hơn” - bà Olga chia sẻ.
Bạn trẻ Polina chia sẻ rằng
lý do duy nhất giúp bạn có thể
tiếp tục cố gắng làm việc lúc
này là vì việc bạn làm có thể
hỗ trợ những người ở tuyến
đầu. “Đó là lý do tại sao tôi
phải cố gắng hết sức. Tôi
phải làm việc, đóng thuế cho
đất nước và quyên góp cho
quân đội. Việc quyên góp
đã trở thành thói quen hằng
ngày” - Polina nói.
Bà Iryna Pototska là một
hiệu trưởng ở Ukraine. Bà
Pototska cho biết bà đã cùng
với nhiều phụ nữ địa phương
đóng hộp đựng thức ăn, đồ
uống cũng như lưới ngụy
trang để gửi đến quânUkraine
ở tiền tuyến.
Cô Yuliia Samotuha (một
giáo viên 34 tuổi ở Ukraine)
đóng vai trò điều phối nỗ lực
tình nguyện của địa phương cô
sinh sống, tiếp nhận yêu cầu
từ các đơn vị quân đội, phân
chia công việc giữa các hộ gia
đình và sau đó giao nhu yếu
phẩm tới tiền phương. “Khi
bận rộn, đôi khi bạn không
còn nghĩ đến chiến tranh
nữa” - cô Samotuha cho biết.
Theo
Reuters,
những mạng
lưới tình nguyện như vậy đã
mọc lên khắp đất nước và
đóng vai trò là một nguồn
cung cấp nhu yếu phẩm quan
trọng cho binh lính Ukraine.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook