3
Thời sự -
ThứHai20-5-2024
ĐỨCMINH-NGUYỄNTHẢO
S
áng 19-5, Văn phòng Quốc hội (QH)
tổ chức họp báo thông tin chương trình
kỳ họp thứ bảy, QH khóa XV.
Tại buổi họp báo, PV đã đặt câu hỏi về
nhiều vấn đề liên quan đến công tác nhân
sự, cải cách tiền lương, giá vàng, nồng độ
cồn với tài xế khi lái xe…
Chưa phê chuẩn, miễn nhiệm
bộ trưởng Bộ Công an
Về việc bầu các chức danh Chủ tịch
nước, Chủ tịch QH, Tổng Thư ký QH Bùi
Văn Cường cho biết: Hội nghị Trung ương
9 khóa XIII đã thống nhất rất cao giới thiệu
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công
an, để QH khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch
nước và ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ
tịch thường trực QH, để QH khóa XV bầu
giữ chức Chủ tịch QH.
Cũng theo ông Bùi Văn Cường, tại kỳ
họp thứ bảy này, QH sẽ bầu Chủ tịch nước
và Chủ tịch QH. Trong thiết kế chương
trình, dự kiến cuối giờ sáng 20-5 sẽ bắt đầu
công tác nhân sự, đến sáng 22-5 thì hoàn
thành công tác nhân sự. “Sẽ bầu Chủ tịch
QH trước, sau đó bầu Chủ tịch nước” - ông
Bùi Văn Cường nói.
Tổng thư ký QH thông tin hiện cơ quan
có thẩm quyền, Bộ Chính trị chưa giới thiệu
nhân sự bộ trưởng Bộ Công an. “Do vậy,
tại kỳ họp thứ bảy này chưa có nội dung
phê chuẩn, miễn nhiệm đối với chức danh
bộ trưởng Bộ Công an” - ông Cường thông
tin.Cũng liên quan đến công tác nhân sự,
khi QH bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ
tịch QH thì QH sẽ thiếu một phó chủ tịch
nhưng trước mắt chưa thực hiện việc bổ
sung nhân sự còn thiếu này.
Trình Quốc hội phương án
cấm tuyệt đối nồng độ cồn
Về vấn đề cấm tuyệt đối nồng độ cồn
khi lái xe, Ủy viên thường trực Ủy ban
Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An
cho biết Ủy ban Thường vụ QH đã có
văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến của đại
biểu (ĐB) đối với dự án Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ để trình ra QH
thảo luận, chuẩn bị thông qua.
Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự
án luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh
và cơ quan soạn thảo đã cẩn thận, kỹ
lưỡng, nghiên cứu ý kiến của ĐBQH,
đồng thời tổ chức nhiều hội thảo, tọa
đàm lấy ý kiến của chuyên gia và trao
đổi cụ thể để Chính phủ nghiên cứu.
“Về cơ bản, đa số ý kiến đồng tình cấm
tuyệt đối” - ông An nói và cho biết tại dự
thảo trình ra QH tại kỳ họp này, Ủy ban
Thường vụ QH quyết định chọn phương
án cấm tuyệt đối.
Thông tin thêm, thường trực Ủy ban
Thường vụ QH khẳng định luật hiện
hành đều quy định cấm tuyệt đối nồng
độ cồn. Như Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 đã cấm tuyệt đối nồng độ cồn
với tài xế ô tô và mô tô chuyên dụng.
Vấn đề này vừa có cơ sở pháp lý vừa
có cơ sở lý luận, khoa học và đã được
rà soát rất kỹ lưỡng. Đa số ĐBQH có ý
kiến ủng hộ việc cấm tuyệt đối nên Ủy
ban Quốc phòng và An ninh trình QH
theo phương án này.
Về dự án Luật BHXH sửa đổi, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn
Đoan khẳng định đang căn cứ theo đề
xuất của Chính phủ để tính toán, điều
chỉnh trong Luật BHXH sửa đổi làm
sao đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người
lao động trước và sau khi cải cách tiền
lương. Đảm bảo không có sự chênh lệch
quá xa giữa người đang hưởng mức tiền
lương mới nghỉ hưu với những người
nghỉ hưu trước thời điểm 1-7-2024…•
Về vấn đề này, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Đảng, Nhà
nước cần tăng cường hơn nữa công tác thông
tin, tuyên truyền thống nhất nhận thức, tạo
đồng thuận cao hơn nữa trong cán bộ, công
chức, viên chức, nhất là trong các tầng lớp
nhân dân về các chủ trương phát triển kinh
tế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó là kịp thời
phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối
với tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, xuyên
tạc sự thật làm nhiễu thông tin, nhất là các
thông tin xấu, độc hòng chia rẽ, gây mất đoàn
kết nội bộ, bôi nhọ làm giảm sút uy tín của
lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự nghiệp chung của
Đảng, Nhà nước và nhân dân.
ĐỨC MINH
chốt và những
Về cơ bản, chúng ta thấy
nhiều trường hợp lãnh đạo
cấp cao bị xử lý hình sự với
những hình phạt thích đáng
và một số thì ở mức chịu
trách nhiệm chính trị. Chúng
ta tin là có lý do chính đáng,
có thể là chứng cứ không
thật rõ ràng để xử lý hình sự
những trường hợp ấy.
Để cho các ĐBQH
thực thi tốt nhất
quyền của mình
. Đối với QH, theo ông,
việc thay đổi nhân sự chủ
chốt như vậy liệu sẽ đưa đến
những thay đổi nào trong
quá trình lập pháp, thể chế
hóa chủ trương, đường lối
của Đảng?
+ Một điều chắc chắn rằng
chúng ta sẽ có tân Chủ tịch
QH. Chúng ta có thể tin rằng
đây sẽ là một người có kinh
nghiệm điều hành. Ngoài ra,
từ những gì đã xảy ra đối với
các lãnh đạo cấp cao không
chỉ của QH thời gian qua,
nhà lãnh đạo mới chắc chắn
sẽ rút được kinh nghiệm và
sẽ thận trọng, dân chủ hơn
trong việc vận hành thể chế.
Điều này làm chắc chắn sẽ
giúp nâng cao chất lượng
của thể chế và giảm thiểu
được các rủi ro lập pháp.
Có hai vấn đề mà tân Chủ
tịch QH chắc hẳn sẽ lưu ý.
Một là năng lực vận hành
QH. Bởi vận hành QH là
vận hành một thể chế dân
chủ đại diện chứ không
phải là điều hành một cơ
quan hành chính. Nói cách
dễ hiểu là điều hành máy
bay thì khác với điều hành
xe đạp. Chính vì vậy, năng
lực vận hành thể chế là rất
quan trọng.
.
Còn về phía các ĐBQH
thì sao, thưa ông?
+ Các ĐBQH thì cũng đã
hoạt động gần 2/3 nhiệm kỳ
rồi. Chúng ta thấy QH nhiệm
kỳ nào cũng vậy, đến giữa
nhiệm kỳ là sẽ xuất hiện
các ĐBQH có năng lực phát
biểu, tham gia thảo luận
chính sách và quyết nghị các
chính sách hiệu quả, có chất
lượng. Bởi vậy, tôi cho rằng
một Chủ tịch QH hài hòa,
thấu hiểu những nguyên tắc
cơ bản của nghị trường sẽ
tôn trọng quyền của tất cả
ĐBQH. Và chức năng quan
trọng nhất của Chủ tịch QH
cũng là điều hành các phiên
họp QH sao cho tất cả ĐBQH
có thể thực thi tốt nhất quyền
của mình, cũng như nghĩa
vụ đối với cử tri.
Tức là Chủ tịch QH sẽ luôn
ý thức rằng mình cũng chỉ là
một ĐBQH và lá phiếu của
mình cũng có giá trị pháp lý
ngang lá phiếu của cácĐBQH
khác. Có những nước, thậm
chí người ta còn quy định
Chủ tịch QH không tham
gia bỏ phiếu, thảo luận…
Chủ tịch QH chỉ bỏ phiếu
khi mà số phiếu thuận, phiếu
chống ngang nhau mà QH
phải đưa ra quyết định. Khi
đó, lá phiếu của Chủ tịch
QH bỏ cho bên nào thì bên
đó sẽ thắng và quyết sách
được thông qua.
“Bảo tồn năng lực
thể chế”
. Còn vấn đề thứ hai là
gì, thưa ông? Liệu có phải
là vấn đề bảo tồn năng lực
thể chế?
+ Đúng vậy, bảo tồn năng
lực thể chế là một vấn đề
rất lớn. Thực tế ở ta hiện
nay, sau một kỳ bầu cử thì
có đến trên 2/3 ĐBQH là
ĐBQH mới, tức là những
người lần đầu được bầu vào
QH. Đây quả thực là một
vấn đề khi chúng ta muốn
có một QH mà ở đó các
ĐBQH đều thành thạo kỹ
năng hoạt động nghị trường
và làm ĐB đại diện cho dân.
.
Nghiên cứu QH ở nhiều
nơi, ông thấy các nước họ
có các giải pháp, cách thức
nào để “bảo tồn năng lực
điều hành thể chế” như
ông nói?
+ Mỗi nước có một cách
thức khác nhau nhưng có
thể kể đến một số cách thức
tiêu biểu thế này.
Có nước thì cứ hai năm
họ bầu QH một lần, không
phải bầu tất cả, mà chỉ bầu
1/2 hoặc 1/3 số lượng ĐBQH
thôi. Điều ấy cho phép các
ĐBQH cũ vẫn duy trì được
năng lực lập pháp của cả
QH, đồng thời đào tạo các
ĐBQH mới như một lớp kế
cận xứng đáng.
Nhưng cũng có một số
nước thì họ coi vấn đề bảo
tồn năng lực thể chế của QH
không phải là… một vấn đề
quá lớn. Bởi ở đó nghị sĩ là
một nghề chuyên nghiệp, nó
thích hợp cho những người
có kỹ năng và tâm huyết là
ĐB. Nghị sĩ nào thích thì
làm, còn uy tín thì tranh cử
và thường thì khi họ tranh
cử thì sẽ trúng cử. Ở những
quốc gia này, có những người
cả đời làm nghị sĩ. Họ tái
cử liên tục nên việc bảo tồn
năng lực điều hành thể chế
được thực hiện rất tốt.
. Nhưng nói gì thì nói, vẫn
phải có cả những điểm chốt
hoặc là những nhân sự như
then chốt để bảo tồn năng
lực thể chế như ông nói.
+ QH các nước coi nhân
vật chủ chốt này là tổng thư
ký QH. Đây là “quan chức
hành chính” của QH. Cử tri
có bầu ra QH mới đi chăng
nữa thì thường người ta sẽ
giữ lại tổng thư ký QH là
người cũ. Bởi đó chính là
cơ chế để bảo tồn năng lực
thể chế.
Ởnhiềunước, ngồi bên cạnh
Chủ tịch QH để điều hành
bao giờ cũng là tổng thư ký.
Bởi như đã nói, tổng thư ký
là quan chức hành chính của
QH. Người này phải phấn đấu
đi lên từ chuyên viên, kinh qua
các chức vụ của Văn phòng
QH… rồi cuối cùng mới đảm
nhận nhiệm vụ tổng thư ký.
Bởi cách thức QH hoạt động
thế nào, Chủ tịchQH cần điều
hành ra sao trong thảo luận,
trong chất vấn… thì những
người tư vấn luôn luôn ngồi
bên cạnh là tổng thư ký QH.
Người nắm rõ nhất nguyên
tắc, quy trình, thủ tục hoạt
động của QH phải là tổng
thư ký QH.
. Xin cảm ơn ông.•
Dự kiến cuối giờ sáng nay (20-5), Quốc hội sẽ
bắt đầu công tác nhân sự, bầu Chủ tịchQuốc hội
trước, sau đó đến Chủ tịch nước.
Thông qua 10 dự án luật, ba dự thảo nghị quyết
Tại kỳ họp thứ bảy, QH sẽ
xemxét, thôngqua 10dự án
luật. Cụ thể là Luật BHXHsửa
đổi; Luật Lưu trữsửađổi; Luật
Công nghiệp quốc phòng,
an ninh và động viên công
nghiệp; LuậtĐườngbộ; Luật
Trật tự, an toàn giao thông
đường bộ; Luật Thủ đô sửa
đổi; Luật Tổ chức TAND sửa
đổi; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Đấu
giá tài sản.
Riêng với Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật
Cảnh vệ và Luật Quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ và
côngcụhỗtrợsửađổisẽđược
thực hiện theo quy trình tại
một kỳ họp.
QHcũngsẽxemxét thông
qua ba dự thảo nghị quyết,
xem xét, cho ý kiến 11 dự
án luật và các vấn đề quan
trọng khác.
Kỳhọpthứbảydựkiếndiễn
ratrong26,5ngàyvàđượcchia
thành hai đợt: Đợt 1 từ ngày
20-5 đến ngày 8-6 và đợt 2
từ ngày 17-6 đến sáng 28-6.
Hôm nay, Quốc hội làm
quy trình bầu Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội
Tổng Thư kýQuốc hội Bùi Văn Cường trả lời tại buổi họp báo. Ảnh: Đ.MINH