16
Có thể tháo ngòi nổ Nga - NATO?
Đối đầuNga - NATOngày càng nóng liên quan đến khả năng các nước NATO cho phépUkraine
dùng vũ khí phương Tây đánh sang Nga.
ĐĂNGKHOA
C
ăng thẳng đối đầu giữa
liên minh quân sự Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) và Nga thêm nóng
khi ngày càng nhiều nước
NATO ủng hộ cho phép
Ukraine dùng vũ khí phương
Tây đánh sang Nga.
Liên tục diễn biến
mới từ NATO - Nga
Tờ
Independent
ngày 4-6
dẫn một số nguồn tin Nga
khẳng định Ukraine đã bắn
vũ khí do Mỹ sản xuất vào
bên trong tỉnh Belgorod của
Nga, động thái xảy ra lần
đầu tiên sau khi Washington
dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử
dụng vũ khí của Mỹ đánh
sang Nga. Theo các nguồn
tin được cho là từ Bộ Quốc
phòng Nga và các blogger
quân sự Nga, lực lượng
Ukraine được cho là đã sử
dụng hệ thống pháo binh cơ
động cao M142 (HIMARS),
một bệ phóng pháo hạng nhẹ
để tấn công TPBelgorod giáp
biên giới.
Trước đó, hãng tin
AP
dẫn
nguồn quan chức Mỹ ngày
31-5 cho biết chính quyền
Tổng thống Mỹ Joe Biden
đã ủy quyền cho Ukraine sử
dụng vũ khí do Mỹ gửi để
tấn công các mục tiêu quân
sự bên trong Nga gần biên
giới với tỉnh Kharkiv của
Ukraine.
Thông tin này là sự thay đổi
chính sách của Nhà Trắng,
đánh dấu lần đầu tiên một
tổng thốngMỹ cho phép phản
ứng quân sự hạn chế nhắm
vào các mục tiêu bên trong
lãnh thổ của một nước có
vũ khí hạt nhân. Trước đây,
ông Biden nhất quyết hạn
chế Ukraine sử dụng vũ khí
do Mỹ gửi để tránh xung đột
trực tiếp giữa Nga và NATO,
mà ông xem như là “Chiến
tranh thế giới thứ ba”.
Sau diễn biến từ phía Mỹ,
cùng ngày 31-5, Đức cũng
tuyên bố rằng Ukraine có thể
dùng vũ khí do Berlin gửi tấn
công sang cácmục tiêu bên kia
biên giới mà Nga sử dụng để
tấn công Kharkiv, theo trang
tin
Foreign Policy
.
Cộng hòa Czech, Hà Lan,
Phần Lan và Ba Lan ủng hộ
quyết định này. Phần Pháp,
TổngthốngEmmanuelMacron
nêu quan điểm “không nên
loại bỏ lựa chọn nào”, ýmuốn
nói đến ý tưởng gửi quân
phương Tây đến Ukraine, mà
ông từng đề xuất hồi tháng
2. Paris được cho đang thảo
luận với Kiev về việc gửi các
huấn luyện viên quân sự của
Pháp tới Ukraine.
Đến ngày 3-6, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Hà Lan
Kajsa Ollongren bật đèn
xanh cho Kiev sử dụng 24
tiêm kích F-16, mà nước
này sắp gửi cho Ukraine
để tấn công các mục tiêu
bên trong Nga. Trước đó,
Ngoại trưởng ĐanMạch Lars
Lokke Rasmussen cũng bật
đèn xanh rằng Kiev có thể
sử dụng 19 chiếc F-16 mà
Đan Mạch cam kết gửi để
tấn công “phá hủy các cơ sở
quân sự trên lãnh thổ Nga”.
Về phía Nga, ngay trong
ngày 31-5, người phát ngôn
điện Kremlin Dmitry Peskov
cáo buộc “những nỗ lực tấn
côngNga bằng vũ khí củaMỹ
chứng tỏ Mỹ tham gia vào
cuộc xung đột ở Ukraine”.
Trên tài khoản Telegram
của mình ngày 31-5, Phó
Chủ tịch Hội đồng An ninh
Nga Dmitry Medvedev cảnh
báo rắn rằng các nước NATO
nên biết rằng thiết bị và
chuyên gia của họ sẽ bị phá
hủy và tiêu diệt không chỉ
ở Ukraine mà còn ở bất kỳ
địa điểm nào trên lãnh thổ
Nga, nếu các địa điểm này
bị tấn công. Ông Medvedev
cũng minh định lại rằng Nga
nghiêm túc khi nói về khả
năng sử dụng vũ khí hạt
nhân chiến thuật chống lại
Ukraine và cảnh báo xung
đột giữaMoscow với phương
Tây có thể leo thang thành
chiến tranh tổng lực.
Ngoại trưởng Nga Sergey
Lavrov ngày 29-5 tuyên bố
rằng Moscow sẽ coi việc
chuyển giao tiêm kích F-16
do Mỹ thiết kế cho Ukraine
là một tín hiệu “có chủ ý”
từ NATO trong lĩnh vực hạt
nhân, cho thấy khối quân sự
này “sẵn sàng cho mọi thứ”,
theo đài RT. Lý do theo ông
Lavrov, F-16 có khả năng
mang vũ khí nguyên tử và
từ lâu đã được sử dụng trong
các sứ mệnh hạt nhân chung
của NATO.
Trước đó, Tổng thống Nga
Vladimir Putin ngày 28-5 cảnh
báo NATO đang đùa với lửa
khi đề xuất cho Ukraine sử
dụng vũ khí phương Tây để
tấn công các mục tiêu bên
trong lãnh thổNga. Ông Putin
cảnh báo rằng “sự leo thang
liên tục có thể dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng” và các
TổngThưkýNATOJens Stoltenberg (phải) bắt tay Tổng thốngUkraineVolodymyr Zelensky trước cuộc
họpbáochungbên lềHội nghị thượngđỉnhNATOởVilnius (Lithuania) vàongày12-7-2023. Ảnh: AFP
Ngày 4-6, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry
Peskov nói rằng Nga hoan nghênh mong muốn của Thổ
Nhĩ Kỳ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS)
và điều này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của
nhóm sắp tới, theo hãng thông tấn
TASS.
“Rõ ràng tất cả chúng tôi đều hoan nghênh sự quan tâm
ngày càng tăng đối với BRICS từ các nước láng giềng,
bao gồm những đối tác quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ. Điều
này sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị
thượng đỉnh BRICS do Nga chủ trì và chúng tôi đang tích
cực chuẩn bị” - ông Peskov nói.
“BRICS quan tâm việc duy trì liên lạc với tất cả quốc
gia quan tâm, với nhiều hình thức giữ liên lạc khác nhau
hiện đang được nghĩ ra để thực hiện điều đó. Đây là một
quá trình lâu dài nhưng chúng tôi hoan nghênh sự quan
tâm tích cực như vậy” - ông Peskov nhấn mạnh.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan
Fidan cho biết Ankara muốn gia nhập BRICS, đồng thời
nói thêm rằng vấn đề này sẽ được thảo luận tại cuộc họp
cấp bộ trưởng của nhóm này ở Nizhny Novgorod (Nga)
vào ngày 10 và 11-6.
VĨNH KHANG
Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS, Nga nhanh chóng lên tiếng
Ukraine đã dùng vũ khí Mỹ
tấn công vào đất Nga?
Ngày 5-6, ông Yehor Chernev, Phó Chủ tịch Ủy ban
Quốc hội Ukraine về an ninh quốc gia, quốc phòng và
tình báo, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công và phá
hủy các bệ phóng tên lửa của Nga ở tỉnh Belgorod (Nga),
tờ
The New York Times
đưa tin.
Cũng theo ông Chernev, trong cuộc tấn công này, lực
lượng Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn
loạt cơ động cao (HIMARS) do Mỹ viện trợ.
ÔngChernev chobiết Ukraineđãpháhủyhệ thống tên
lửa S-300 và S-400 của Nga mà không nêu rõ số lượng.
Nga đã sử dụng các hệ thống này, vốn được thiết kế để
bắn hạmáy bay, để tấn côngTP Kharkiv ở phía đông bắc
Ukraine, cách Belgorod chỉ hơn 70 km.
Thông tinmà ông Chernev cung cấp về cuộc tấn công
hiện chưa thể xác minh độc lập.
Thủ tướng Hungary Viktor
Orbántuầnrồibácthẳngthừng
ý tưởng cho Ukraine dùng vũ
khí phươngTâyđánh sangNga,
cảnhbáo rằngnhững kếhoạch
như vậy sẽ khiến châu Âu“tiến
gần đến sự hủy diệt”.
Tiêu điểm
Nguy cơ chiến
tranh hạt nhân
giữa Nga và
NATO đang ở mức
cao chưa từng thấy
trong thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh.
quốc gia NATO “có lãnh thổ
nhỏ, đông dân” nên lưu ý yếu
tố này “trước khi nói đến việc
tấn công Nga”.
Đối đầu NATO - Nga
có leo thang đến mất
kiểm soát?
Với các diễn biến trên, có
thể nói nguy cơ chiến tranh
hạt nhân giữa Nga và NATO
đang ở mức cao chưa từng
thấy trong thời kỳ hậu Chiến
tranh lạnh, theo nhận định
của Hiệp hội Kiểm soát vũ
khí (tổ chức phi đảng phái
ở Mỹ, hoạt động nhằm ủng
hộ và thúc đẩy sự hiểu biết
về các chính sách kiểm soát
hiệu quả vũ khí).
Theo Hiệp hội Kiểm soát
vũ khí, cả những hành động
“bản năng” của các nhà lãnh
đạo châu Âu trong việc giúp
Ukraine và những nỗ lực
mới của Nga nhằm sử dụng
vũ lực hạt nhân ngăn chặn
sự hỗ trợ đó không gây ngạc
nhiên nhưng đều có nguy cơ
leo thang, có thể dẫn đến
một cuộc chiến tranh châu
Âu rộng hơn và thảm họa
hạt nhân tiềm tàng.
Trước những nguy cơ này,
cộng đồng quốc tế phải theo
đuổi các cách tiếp cận nhằm
giảm căng thẳng, tăng cường
đối thoại, ngăn chặn nguy cơ
các ràng buộc về hạt nhân bị
phá vỡ.
Hiệp hội Kiểm soát vũ khí
đánh giá cho đến nay chính
quyền ông Biden đã thiết kế
các gói viện trợ quân sự của
Mỹ một cách khôn ngoan,
vừa cung cấp vũ khí cho
Ukraine vừa không để Nga
tấn công vào lực lượng hoặc
lãnh thổ của Mỹ hoặc NATO.
Thời gian tới, trong quá trình
tiếp tục cung cấp vũ khí cho
Ukraine, các nhà lãnh đạoMỹ
và châu Âu phải điều chỉnh
và phối hợp cẩn thận để tránh
leo thang.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và
NATO phải tiếp tục kiềm
chế tránh đe dọa trả đũa hạt
nhân dù bằng lời nói, tránh các
cuộc tập trận hạt nhân mang
tính khiêu khích, tránh phản
ứng quá mức các động thái từ
Nga như việc Nga triển khai
vũ khí hạt nhân ở Belarus.
Cần thiết nối lại đối thoại
Nga - Mỹ về giảm thiểu rủi
ro hạt nhân và kiểm soát vũ
khí để tránh tính toán sai lầm
và cạnh tranh hạt nhân. Các
quốc gia không có vũ khí hạt
nhân có thể thúc giụcMoscow
và Washington đáp ứng các
cam kết giải trừ vũ khí hạt
nhân theo Điều VI của Hiệp
ước Không phổ biến vũ khí
hạt nhân (NPT) bằng cách
tham gia đàm phán về một
thỏa thuận khung kiểm soát
vũ khí hạt nhân mới trước
khi Hiệp ước Cắt giảm vũ
khí chiến lược mới hết hạn
vào năm 2026.•
Tổng
thốngNga
Vladimir
Putin(trái)
vàTổng
thốngThổ
NhĩKỳRecep
Tayyip
Erdogan.
Ảnh:ALEXEI
NIKOLSKYI/
SPUTNIK
Quốc tế -
ThứNăm6-6-2024