10
“Có một thực tế là giữa
các DN trong nước làm ăn
với nhau vẫn thuận tay hơn,
còn hợp tác với DN nước
ngoài sẽ có những vướng
mắc nhất định. Hơn nữa,
DN Việt thường có tâm lý
lo bị DN ngoại khi M&A
sẽ thâu tóm, “nuốt chửng”
luôn nên muốn chọn hợp
tác trong nước hơn” - TS
Điền chia sẻ.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám
đốc Cushman &Wakefield,
cho biết trong thời gian qua,
năng lực tài chính của các nhà
phát triển BĐS trong nước
đã được phục hồi đáng kể.
Trong trường hợp nếu DN
sở hữu một quỹ đất có tiềm
năng phát triển tốt thì họ có
thể tìm kiếm
vốn t ừ c á c
nguồntàichính
khác bên cạnh
các nguồn tài
chính truyền
thống. Nguồn
tài chính mới
có thể thông
qua việc hợp
tác với các
nhà phát triển
BĐS trong và
ngoài nước.
Tuy vậy, trong giai đoạn
đầu tiên của M&A, DN
trong nước đủ khả năng tự
thực hiện thay vì phụ thuộc
vốn đầu tư nước ngoài. Các
nhà đầu tư nước ngoài chủ
yếu tham gia đầu tư khi dự
án đã có cơ sở pháp lý rõ
ràng, còn nhà đầu tư nội
có thể chấp nhận rủi ro để
hoàn tất các thủ tục pháp
lý song song với việc phát
triển dự án. Theo bà Trang
Bùi, vấn đề mà các nhà đầu
tư trong và ngoài nước băn
khoăn hiện nay là làm thế
nào để thủ tục pháp lý có
thể thuận lợi hơn trong quá
trình M&A dự án.•
Bất động sản -
ThứNăm6-6-2024
Doanhnghiệpbấtđộngsản
hợpsứcphát triển dự án
QUANGHUY
V
ới thế mạnh của từng
doanh nghiệp (DN)
và sự hợp tác trên tinh
thần đôi bên cùng có lợi, các
chuyên gia cho rằng việc
hợp tác giữa các DN trong
nước cùng phát triển dự án
bất động sản (BĐS) sẽ có
nhiều thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp
nội chung thuyền
Trong thời điểm thị trường
khó khăn, thường các DN
BĐS trong nước sẽ chọn hợp
tác với các nhà đầu tư nước
ngoài có tài chính mạnh,
thậm chí chấp nhận sáp nhập,
bán mình. Thế nhưng vẫn có
những DN trong nước chọn
phương án hợp tác với nhau
để cùng vượt qua khó khăn.
Mới đây, Công ty Gỗ An
Cường tham gia liên danh
nhà thầu do Công ty CP
Thắng Lợi Homes (thuộc Tập
đoàn Thắng Lợi - Thắng Lợi
Group) làm đại diện để đăng
ký thực hiện dự án khu đô
thị Bình An Đức Hòa, tỉnh
Long An. Tổng vốn đầu tư
dự kiến gần 9.300 tỉ đồng.
Công ty Gỗ An Cường là
DN trong lĩnh vực vật liệu,
nội thất từ gỗ công nghiệp
có uy tín trên thị trường đồ
gỗ nội thất trong nước lẫn
quốc tế. Các chuyên gia BĐS
cho rằng việc An Cường lựa
chọn hợp tác là sự lựa chọn
đúng vì công ty chưa có kinh
nghiệm về phát triển dự án
BĐS. Hợp tác với An Cường
sẽ giúp Thắng Lợi Homes
tạo ra các sản phẩm vừa túi
tiền, đáp ứng nhu cầu nhà ở
của đa số dân cư trong khu
vực, có sản phẩm chất lượng
tốt và với giá thành hợp lý.
Mới đây, một DN BĐS
chuyênvềnhàởxãhội(NƠXH)
là Tập đoàn Hoàng Quân và
Tập đoàn Novaland, một DN
chuyên nhà ở cao cấp đã ký
kết thỏa thuận hợp tác đầu
tư, xây dựng dự án NƠXH.
Theo đó, hai bên sẽ kết hợp
thế mạnh của nhau, trong đó
Tập đoàn Hoàng Quân sẽ
đóng góp những dự án sẵn
có, Novaland sẽ đóng góp
quỹ đất. Hai bên cùng tham
gia góp vốn để phát triển
dự án NƠXH với tổng cộng
250.000 căn.
Các dự án sẽ được triển khai
tại TP.HCM và các tỉnh phía
Nam như Bình Thuận, Đồng
Nai, Bình Dương, Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ…Trong năm 2024, hai
bên sẽ hoàn thành, bàn giao
3.000 căn NƠXH.
Chia sẻ về việc hợp tác,
ông Trương Anh Tuấn, Chủ
tịch HĐQT Hoàng Quân,
cho biết trong mối quan hệ
hợp tác này, Hoàng Quân sở
hữu kinh nghiệm, năng lực
cốt lõi, làm tốt mảng NƠXH
và đó là điều Novaland cần.
Trong liên doanh hai bên,
Novaland là chủ đầu tư còn
Hoàng Quân sẽ là đơn vị
thực hiện dự án.
“Hai bên cũng sẽ hỗ trợ
nhau về việc bán hàng, vốn,
quản lý chất lượng... Trước
Năm2024 được đánh giá là nămsôi động các thương vụM&A trong lĩnh vực bất động sản. Ảnh: QH
mắt trong năm nay, hai bên
sẽ bàn giao khoảng 3.000 căn
NƠXH tại nhiều địa phương”
- ông Tuấn nói.
Không chỉ những tập đoàn
lớn, nhiều DN BĐS vừa và
nhỏ trong nước đã cùng nhau
ngồi lại “chung thuyền” để
phát triển dự án vì mục tiêu
vượt qua khó khăn.
Đầu năm, Công ty TNHH
NPL (chủ đầu tư) và An Phú
Gia Holdings (phát triển
dự án), Công ty CP BĐS
EXimRS (phân phối) và
Công ty CP Xây dựng An
Phú Gia Construction (xây
dựng) cũng đã ký kết hợp
tác đưa ra thị trường sản
phẩm căn hộ cao cấp ở TP
Nha Trang.
Hợp tác với
doanh nghiệp ngoại
sợ... bị “nuốt trọn”
TS Huỳnh Thanh Điền,
chuyên gia kinh tế, cho biết
đây thực chất là một xu thế
M&A (mua bán, sáp nhập)
trong kinh doanh, không
chỉ ở lĩnh vực BĐS mà còn
nhiều ngành nghề khác.
Hoạt động
M&A thường
xảy ra khi một
DN đang gặp
nhiềukhókhăn
cần dòng vốn
hoặc cũng có
thể khi một
DNở lĩnh vực
khác muốn
nhảyvàoBĐS
cần có sự hợp
tác với những
DN giàu kinh nghiệm.
Theo TS Điền, việc phát
triển dự án BĐS không đơn
giản, không chỉ quỹ đất mà
còn thủ tục pháp lý, triển khai
đến thiết kế sản phẩm, phân
phối bán hàng…Trong thời
điểm khó khăn hiện nay thì
việc hợp tác giữa các DN,
mỗi DN một thế mạnh cùng
hợp lực, chia sẻ lợi ích sẽ
phát triển dự án nhanh chóng,
thuận lợi hơn.
Thực tế hiện nay nhiều
DN nội nhưng nhân sự chất
lượng cao, thuê hẳn chuyên
gia nước ngoài, cách quản
trị DN cũng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
“Không chỉ những
tập đoàn lớn, nhiều
doanh nghiệp bất
động sản vừa và
nhỏ trong nước đã
cùng nhau ngồi lại
“chung thuyền” để
phát triển dự án vì
mục tiêu vượt qua
khó khăn.”
Doanh nghiệp Malaysia, Singapore đổ
mạnh vốn vào bất động sản Việt Nam
Theo bà Trang Bùi, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài dự
kiến hoàn tất thủ tục và đổ vốn vào thị trường BĐS Việt
Namtrong giai đoạn 2024-2026 khá nhiều. Một số giao dịch
đang trong quá trình đàm phán và diễn tiến khá tích cực.
Các nhà đầu tư từ Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật
Bản... nhiều khả năng sẽ tiếp tục chiếmsóng trên thị trường.
“Khẩu vị”đầu tư là dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt, có
giá trị thật cũng như có quyền sở hữu hợp pháp, bồi thường
giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ KH&ĐT hồi cuối tháng 5,
năm tháng đầu năm nhà đầu tư nước ngoài đã đổ gần 1,98
tỉ USD vào ngành kinh doanh BĐS, chiếm gần 17,9% tổng
vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ.
Thay vì chọn hợp tác với các doanh
nghiệp nước ngoài, nhiều doanh
nghiệp bất động sản trong nước đã
cùng bắt tay nhau phát triển dự án.
Sở GTVT TP.HCM vừa thông tin về tiến độ thực hiện
dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn (nối quận 1 và
TP Thủ Đức). Sở GTVT TP cho biết thực hiện chỉ đạo của
UBND TP.HCM, tháng 12-2023, sở và Công ty CP Thực
phẩm dinh dưỡng Nutifood đã ký kết biên bản thỏa thuận
về tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ kết nối Công viên bến
Bạch Đằng, quận 1 với công viên bờ sông khu đô thị mới
Thủ Thiêm, TPThủ Đức. Hiện nay, chủ đầu tư cầu đi bộ qua
sông Sài Gòn đã triển khai kế hoạch thực hiện công việc do
Công ty Nutifood lập và đã được Sở GTVT thống nhất vào
ngày 29-5-2024.
Sở đã chủ trì họp về thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương
đầu tư dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Nhà tài
trợ là Nutifood cũng sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ, dự
kiến trong tháng 6-2024 trình UBND TP chấp thuận chủ
trương đầu tư dự án.
Trước đó, ngày 4-12-2023, tại UBND TP.HCM, đại diện
lãnh đạo Công ty Nutifood và Sở GTVT TP đã chính thức
ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ về việc xây dựng cầu đi
bộ qua sông Sài Gòn.
Dự kiến cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sẽ được Nutifood tiến
hành lễ khởi công chính thức vào ngày 30-4-2025, khánh
thành vào năm 2027. Tổng mức đầu tư 1.000 tỉ đồng, đây
là một trong những công trình nhằm chào mừng 50 năm
thống nhất đất nước.
Nutifood sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng dự án theo
phương án thiết kế mà TP phê duyệt, tổng kinh phí tài trợ
hơn 1.000 tỉ đồng.
ĐÀO TRANG
Sắp trình chủ trươngđầu tưdựán cầuđi bộ qua sôngSàiGòn
Nutifood đã ký kết hợp đồng với liên danh nhà thầu để tiến hành
lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
hồi đầu tháng 3-2023. Ảnh: NUTIFOOD