3
Thời sự -
ThứNăm6-6-2024
An
toán Nhà nước?
NHÓMPV
C
hiều 5-6, Quốc hội (QH)
tiếp tục phiên chất vấn
với Bộ trưởng Bộ VH-
TT&DLNguyễn Văn Hùng.
Đây cũng là tư lệnh cuối cùng
đăng đàn trả lời chất vấn các
đại biểu (ĐB) QH tại kỳ họp
thứ bảy này.
Tại phiên chất vấn, các ĐB
đã làm nóng nghị trường khi
liên tục chất vấn về vấn đề
thu nhập, việc làm cho vận
động viên (VĐV) hay việc
Khu liên hợp thể thao quốc
gia Mỹ Đình nợ thuế gần
1.000 tỉ đồng không có khả
năng chi trả.
ĐBLêHoàngAnh(đoànGia
Lai) đề nghị Bộ trưởng Hùng
trả lời về vấn đề thu nhập và
việc làm cho VĐV, trong đó
có VĐV thành tích cao. Câu
trả lời vẫn là sẽ nghiên cứu
rà soát, sẽ ban hành, giống
những người có thẩm quyền
ở những nhiệm kỳ trước trả
lời. “Vậy đề nghị bộ trưởng
cho biết sẽ là bao giờ?” - ông
Hoàng Anh hỏi.
ĐB dẫn kinh nghiệm các
nước cho thấy họ giải quyết
việc làm, thu nhập cho VĐV
không phụ thuộc vào ngân
sách. “Chúng ta mỗi năm
ngân sách trung ương chi
khoảng 900 tỉ đồng cho thể
thao. Họ thì phát triển kinh tế
thể thao nhưng ở Việt Nam,
kinh tế thể thao vẫn “khuyết”
và “tật”” - ĐB nói và hỏi về
dài hạn cần giải quyết vấn
đề kinh tế thể thao thế nào?
Về ngắn hạn, khu liên hợp
thể thao quốc gia, nơi có một
trong những chức năng rất
quan trọng là phục vụ việc
tập luyện, đào tạo, thi đấu
của VĐV, đặc biệt là VĐV
thể thao thành tích cao, sau
năm năm công bố quyết định
thanh tra, không chỉ không
khắc phục được khó khăn mà
khó khăn còn chồng chất hơn
rất nhiều. Đặc biệt đời sống,
nơi tập luyện của VĐV gặp
nhiều khó khăn. “Bộ giải quyết
vấn đề này như thế nào trong
năm năm qua?” - ông Hoàng
Anh đặt vấn đề.
Trả lời ĐB, Bộ trưởngHùng
cho rằng “chúng ta không nên
quá khiên cưỡng, cứVĐV thể
thao là vào nhà nước”. Bởi
thực tế có nhiều người sống
được bằng thể thao, thông qua
hình ảnh của mình, thông qua
mở các câu lạc bộ, thông qua
các loại hình khác.
Thông tin vấn đề kinh tế
thể thao, Bộ trưởng Hùng cho
biết việc này đã được quy định
trong luật. “Lâu nay chúng ta
chưa làm được thì bây giờ tập
trung làm nghiêm túc, phải
sửa đổi chính sách, bổ sung
các cơ chế để tạo môi trường
thuận lợi, thúc đẩy vấn đề này,
hoàn thiện các khung pháp
lý” - Bộ trưởng Hùng nói và
dẫn chứng đua chó, đua ngựa
cũng là loại hình kinh tế thể
thao, việc này giao cho các
bộ khác nhưng đến nay cũng
chưa làm được.
Còn đối với khu thể thao
MỹĐình, Bộ trưởngHùng nói
khi ông lên làm bộ trưởng đã
nhận được kết luận thanh tra
này. Ông khẳng định bộ đã nỗ
lực, tập trung rà soát, xử lý các
kiến nghị của thanh tra và tập
trung khắc phục. Đến nay có
những việc đã làm xong, có
những việc đang làm.
Về hướng giải quyết, Bộ
trưởng Hùng nói đang làm
theo hướng rà soát quy hoạch,
xử lý đất đai, xử lý những
tồn đọng. Tiếp đó, xây dựng
các đề án cụ thể để trình Thủ
tướng phê duyệt cho phép thì
mới triển khai, giải quyết bài
toán căn cơ từ nợ thuế đất, đưa
vào sử dụng như thế nào để
phát huy đầu tư công, quản
trị tư để hiệu quả hơn trong
chống lãng phí…•
ĐB Lê Hoàng Anh (đoànGia Lai) chất vấn Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn VănHùng
(bên phải)
.
Ảnh: PHẠMTHẮNG
Nóng phiên chất vấn
Bộ trưởng VH-TT&DL
Nguyễn Văn Hùng
Bộ VH-TT&DL nói sẽ nghiên cứu, rà soát về thu nhập và việc
làm cho vận động viên, đại biểu hỏi đến bao giờ xong?
được cử tri và nhân dân cả nước quan
tâm. Bộ trưởng Bộ TN&MT, tổng Kiểm
toán Nhà nước dù lần đầu đăng đàn trả
lời chất vấn nhưng đã thể hiện sự sát sao,
nắm rõ những vấn đề của ngành mình phụ
trách.
Thông qua chất vấn sẽ giúp các bộ,
ngành được chất vấn và những bộ, ngành
liên quan tập trung tổ chức, chỉ đạo, triển
khai trong thực tiễn nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ, mục tiêu đề ra về phát triển
kinh tế - xã hội của năm 2024, nhất là
những vấn đề liên quan đến triển khai
thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng. Đặc biệt có những vấn đề mà thông
qua kiến nghị, đề xuất của ĐBQH cũng
như qua nội dung chất vấn sẽ giúp QH,
Chính phủ có thể đưa ra những giải pháp
thực hiện tốt hơn các mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra.
Với câu hỏi mà tôi đặt ra về giải pháp
giảm chi phí logistics, hỗ trợ xuất nhập
khẩu ở Việt Nam cũng như doanh nghiệp
trong ngành này, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên đã có sự
quan tâm và trả lời nhiều vấn đề mà cá
nhân tôi và các ĐB khác quan tâm.
Tôi cũng cho rằng mỗi phần trả lời chất
vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành đều
có ấn tượng riêng và mỗi người có cách
thể hiện khác nhau. Qua chất vấn, mỗi bộ
trưởng, trưởng ngành đều thể hiện những
mặt tích cực và cũng có những vấn đề của
ngành mà tự thân mỗi bộ trưởng sẽ phải nỗ
lực để làm sao chỉ đạo, triển khai tốt chức
năng, nhiệm vụ mà ngành mình quản lý.•
đã cung cấp dịch vụ kiểm
toán độc lập” - ông Tuấn nói.
Tham gia giải trình sau đó,
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ
Đức Phớc cho biết khi kiểm
toán Ngân hàng Nhà nước,
KTNN đã kiến nghị và lưu
ý một số vấn đề của Ngân
hàng SCB.
Ông Phớc lưu ý hệ thống
kiểm toán gồm hai nhánh
trong đó có KTNN, cơ quan
do QH thành lập, có nhiệm
vụ kiểm toán tài sản công, tài
chính công. Cùng với đó là
các công ty kiểm toán độc lập,
cung cấp dịch vụ kiểm toán
báo cáo tài chính, dự án đầu
tư... cho các đơn vị, doanh
nghiệp khi có nhu cầu. “Hai
hệ thống kiểm toán này được
điều chỉnh bởi hai luật khác
nhau là Luật KTNN và Luật
Kiểm toán độc lập” - ông
Phớc nói.
Tuy nhiên theo bộ trưởng
Bộ Tài chính, Ngân hàng
SCB trong quá trình hoạt
động, giai đoạn 2012-2022,
đã thuê các công ty kiểm
toán nước ngoài thực hiện
kiểm toán báo cáo tài chính
như EY, Deloitte và KPMG.
Ông thừa nhận quá trình thực
hiện kiểm toán này “có những
vấn đề thiếu sót, sai phạm và
đã được cơ quan điều tra xử
lý vụ án”.
Cũng theo ông Phớc, Bộ
Tài chính quản lý chất lượng
kiểm toán độc lập thông qua
ban hành chính sách, kiểm tra,
cấp phép, thanh tra. Chẳng
hạn, năm 2023, đã kiểm tra
20 công ty kiểm toán, qua
đó đánh giá 11 đơn vị đạt
yêu cầu, bảy đơn vị không
đạt và một doanh nghiệp bị
đánh giá yếu kém… “Năm
2024, chúng tôi có kế hoạch
kiểm tra 20-24 doanh nghiệp
kiểm toán, trong đó tám đơn
vị liên quan tới lĩnh vực chứng
khoán” - ông Phớc cho hay.
Tăng chất lượng
thực thi kiến nghị
của KTNN
ĐB Ma Thị Thúy (đoàn
Tuyên Quang) và một số ĐB
khác chất vấn về việc số tiền
mà KTNN kiến nghị thu hồi
còn ít, các kiến nghị khác của
KTNN qua các báo cáo kiểm
toán cũng chưa được thực
thi nghiêm và đề nghị Tổng
KTNN cho ý kiến, giải pháp.
Tổng KTNN khẳng định
việc thực hiện kết luận, kiến
nghị của kiểm toán đã được
các cơ quan hết sức quan tâm.
Đặc biệt, sau khi QH thực
hiện giám sát tối cao đối với
việc thực hiện các pháp luật
liên quan đến thực hành tiết
kiệm và chống lãng phí thì
tiến độ và ý thức chấp hành
trong thực hiện kết luận, kiến
nghị kiểm toán đã cao hơn.
“Theo thống kê, hiện vẫn
còn hơn 67.000 tỉ đồng liên
quan đến kết luận, kiến nghị
kiểm toán chậm được triển
khai thực hiện và chia thành
bốn nhóm nguyên nhân. Cụ
thể, nguyên nhân thuộc về
đơn vị được kiểm toán chiếm
59,46%, nhóm nguyên nhân
thuộc về bên thứ ba là 24%,
nhómnguyênnhânkhác chiếm
16% và nhóm nguyên nhân
của KTNN chiếm 0,4%” -
ông Tuấn nêu.
ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi
(đoàn Bến Tre) nêu số liệu
19 vụ việc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật qua kiểm
toán cho cơ quan điều tra
và cho rằng số vụ việc được
chuyển như vậy là hạn chế.
“Theo Tổng KTNN, hạn chế
này có nguyên nhân do đâu
và giải pháp gì để khắc phục
trong thời gian tới” - ĐB Nhi
chất vấn.
Theo Tổng KTNN, trong
giai đoạn 2019-2023, KTNN
đã thực hiện kiểm toán và phát
hành 1.345 báo cáo tài chính,
trong đó kiến nghị chuyển hồ
sơ sang cơ quan điều tra 19
vụ. “Với phương châm là rất
thận trọng, phải chín, phải rõ
thì mới chuyển nhưng không
có nghĩa là vai trò về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực
của KTNN bị hạn chế” - ông
Tuấn nói.
Dẫn chứng thêm, ông Tuấn
cho biết trong năm năm đó
KTNN đã cung cấp 1.609 hồ
sơ, báo cáo tài liệu cho các
cơ quan thanh tra, kiểm tra.
“Như vậy không có nghĩa là
chúng tôi không chuyển thì
không có tác dụng, mà đây là
những tài liệu đầu vào để giúp
cho các cơ quan chức năng
đẩy nhanh hiệu quả hơn việc
điều tra, truy tố, xét xử các
đối tượng tham nhũng, tiêu
cực” - ông Tuấn nói thêm.
Tranh luận lại, ĐB Nhi nói
không nhận định 19 vụ việc
đó là nhiều hay ít vì con số
không phản ánh được vấn đề
gì. Ở đây, bà cho rằng KTNN
đang phát huy vai trò hiệu quả
chủ yếu ở khía cạnh phòng
ngừa nhưng số vụ chuyển cơ
quan điều tra còn hạn chế, do
vậy bà đặt vấn đề về giải pháp
khắc phục với Tổng KTNN.
Tổng KTNN cho rằng việc
“ít” đó là do “chúng tôi tự
nhận thấy” và đó là “tồn tại,
hạn chế”. “Tới đây, chúng tôi
sẽ nâng cao chất lượng báo
cáo kiểm toán để kịp thời phát
hiện những sai phạm và thu
thập bằng chứng để kịp thời
chuyển cơ quan điều tra” - ông
nêu giải pháp.•
“Chúng tôi đang phải chờ”
ĐBNguyễnCông Long (đoànĐồngNai) đặt vấnđề về khu
liên hợp thể thao nợ thuế gần 1.000 tỉ đồng. Các đề án khai
thác khu liên hợp thể thao này đã được xây dựng nhưng
bị ngâm rất lâu, không phê duyệt. Phải chăng có tâm lý sợ
sai, sợ trách nhiệm?
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định
trong thẩm quyền của bộ đã thực hiện tất cả quyền hạn có
thể như lập đề án cho thuê; còn với những vấn đề như liên
danh, liên kết thì phải lấy ý kiến bộ, ngành liên quan và trình
cấp có thẩm quyền.
“Luật Đất đai chưa có hiệu lực thi hành. Giờ đất thể thao
có được liên danh, liên kết hay không, tính toán thế nào?
Vừa rồi nợ thuế cũng là nợ tiền thuế đất. Chúng tôi đang
phải chờ, không phải sợ sai nhưng phải làm cho đúng, nếu
không lại sai tiếp giống kết luận của Thanh tra Chính phủ”
- ông Hùng nhấn mạnh.