8
Đô thị -
ThứNăm6-6-2024
CụcHàngkhông yêu cầu các hãnghàngkhôngđảmbảoan toànbay
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành chỉ thị yêu cầu
các hãng bay nâng cao các biện pháp an toàn hàng không.
Do ảnh hưởng của lệnh triệu hồi động cơ PW1100 của nhà
sản xuất, đội máy bay A321NEO của các hãng hàng không
Việt Nam phải tạm dừng khai thác với số lượng lớn (22/45
máy bay). Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt máy bay.
Để duy trì hoạt động khai thác, các hãng hàng không đã
tối ưu hóa nhằm tăng thời gian sử dụng máy bay để đáp
ứng nhu cầu vận chuyển hành khách. Do vậy, để đảm bảo
sử dụng máy bay hiệu quả, an toàn, Cục Hàng không yêu
cầu bên khai thác tổ chức bảo dưỡng máy bay, chủ động rà
soát tổng thể quy trình bảo dưỡng, tối ưu hóa kế hoạch bảo
dưỡng, sắp xếp đầy đủ thời gian cho công tác bảo dưỡng
máy bay.
Các hãng hàng không cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, phụ
tùng, thiết bị, dụng cụ phục vụ bảo dưỡng máy bay. Qua đó,
kịp thời phát hiện và khắc phục triệt để hỏng hóc, đảm bảo
máy bay được đưa vào khai thác ở trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác huấn
luyện định kỳ đối với nhân viên hàng không, bổ sung các
nội dung đã được nhận diện thông qua hệ thống điều tra an
toàn vào nội dung huấn luyện.
Đồng thời, quán triệt đội ngũ người lái máy bay triệt để
tuân thủ các chính sách quy định, quy trình khai thác tiêu
chuẩn đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi, nghiêm túc
tuân thủ các chỉ thị an toàn hàng không.
Người khai thác máy bay, tổ chức bảo dưỡng máy bay
cần rà soát, đánh giá quy trình cấp nhân nhượng do Cục
Hàng không Việt Nam ủy quyền phải đảm bảo chặt chẽ,
đúng quy định. Đặc biệt, tuyệt đối không được lạm dụng
nhân nhượng là cách thức để kéo dài thời gian khắc phục
hỏng hóc...
Cục Hàng không cũng yêu cầu các cảng vụ hàng không
tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại sân đỗ máy bay,
đảm bảo công tác bảo dưỡng máy bay được thực hiện bởi
nhân viên kỹ thuật có giấy phép, chứng chỉ phù hợp; kịp
thời phát hiện và xử lý vi phạm trong công tác khai thác,
bảo dưỡng máy bay.
AN NHIÊN
Đại tu số lượng lớn máy bay A321
Trong năm 2024, các hãng bay trong nước có kế hoạch đại tu số lượng
lớn máy bay A321. Dự kiến cao điểm hè tháng 7, 8 khoảng 25 chiếc, điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch bay khi đội máy bay A321 đang
là chủ lực của các hãng bay. Bên cạnh đó, việc các hãng bay ưu tiên máy
bay lớn trên các đường bay quốc tế cũng khiến thị trường vận tải nội địa
có xu hướng giảm.
PHONGĐIỀN
Đ
ể nâng cao năng lực khai
thác, đáp ứng nhu cầu đi lại
bằng đường hàng không ngày
càng gia tăng, Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam (ACV) nhà
khai thác, quản lý 22 sân bay, cảng
hàng không đã chi hàng chục ngàn tỉ
đồng để xây mới, mở rộng, cải tạo,
nâng cấp hàng loạt sân bay. Trong
đó có nhiều sân bay quốc tế ở các
khu vực cửa ngõ.
50.000 tỉ đồng cho các
sân bay quốc tế ở khu vực
cửa ngõ
Hàng không phục hồi tốt, đã mang
về dòng tiền lớn cho ACV trong
nhiều năm qua. Dự kiến trong năm
2024, tổng doanh thu của ACV đạt
20.325 tỉ đồng. Với nguồn thu lớn,
trong năm 2024, ông lớn ngành hàng
không tiếp tục tập trung nguồn lực
triển khai các dự án quan trọng quốc
gia, các dự án trọng điểm của ngành.
Cụ thể như Cảng hàng không
quốc tế (HKQT) Long Thành giai
đoạn 1 - dự án thành phần 3; nhà ga
T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất;
mở rộng nhà ga T2 và hạ tầng đồng
bộ - Cảng HKQTNội Bài. Tổng mức
đầu tư ba dự án trọng điểm quốc gia,
sân bay cửa ngõ quốc tế này khoảng
50.000 tỉ đồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2024 cuối tháng 5 vừa
rồi, ACV dự báo trong năm 2024 sẽ
phục vụ khoảng 103 triệu lượt khách.
Trong đó, khách quốc tế dự báo sẽ
tăng 22% với hơn 30 triệu lượt.
Để phục vụ lượng khách tăng
trong thời gian tới, ACV cho biết
trong năm 2024 sẽ tập trung nguồn
lực để cải tạo, mở rộng sân đỗ, nhà
ga có lượng khách đông nhằm giảm
tình trạng quá tải tại các nhà ga hiện
hành. Đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ đồng bộ, hiện đại tại nhà ga.
Việc tập trung nguồn lực mở rộng
nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất và
dự án mở rộng nhà ga T2 và hạ tầng
đồng bộ - Cảng HKQTNội Bài nhằm
giảm tình trạng quá tải trước mắt và
khai thác lâu dài. Đây là hai cảng hàng
không cửa ngõ có lượng khách nội địa
và quốc tế thông qua lớn nhất cả nước,
gópphần tăngcông suất khai thác, nâng
cao năng lực cạnh tranh với các quốc
gia trong khu vực và quốc tế.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Bùi Anh Tiến, Trưởng phòng
Xây dựng - Ban quản lý dự án nhà
ga T3, cho biết hiện các nhà thầu
đang gấp rút lắp dựng kết cấu mái
nhà ga. “Các mũi thi công phấn đấu
vượt tiến độ hai tháng, hoàn thành
đưa vào khai thác nhà ga T3 đúng
ngày 30-4-2025” - ông Tiến nói.
Cảng HKQT Long Thành (Đồng
Nai) có công suất 25 triệu khách
và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự
ACV chi hơn 55.000 tỉ
mở rộng, nâng cấp
hàng loạt sân bay
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Namđãmạnh tay chi
hàng chục ngàn tỉ đồng để mở rộng, nâng cấp hàng loạt sân bay
nhằmnâng cao năng lực khai thác.
kiến đưa vào khai thác năm 2026,
góp phần “chia lửa” cho sân bay
Tân Sơn Nhất. Như vậy, tại khu vực
Đông NamBộ, cụm cảng HKQTTân
Sơn Nhất, Long Thành và Biên Hòa
sẽ trở thành cụm cảng hàng không
quốc tế, có công suất khai thác lớn,
cửa ngõ trung chuyển hàng không,
logistics tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Mở rộng đường băng, sân
đỗ sân bay địa phương
Song song đó, ông lớn hàng không
cũng triển khai mở rộng đồng loạt
các nhà ga, sân đỗ sân bay các địa
phương. Giámđốc sân bay Đồng Hới
(Quảng Bình) Nguyễn Thành Nam
cho biết đang chuẩn bị các công đoạn
để chuẩn bị khởi công nhà ga T2 và
bốn vị trí sân đỗ. Dự kiến khởi công
trong quý III-2024 và đưa vào khai
thác quý I-2026. Tổng mức đầu tư
khoảng 2.000 tỉ đồng.
Theo quy hoạch của Bộ GTVT
đến năm 2023, sân bay Đồng Hới
đạt công suất 3 triệu hành khách/
năm, đến năm 2050 công suất tăng
lên 5 triệu hành khách/năm.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
phíaACVcho biết đang xin ý kiến Bộ
GTVT để chuẩn bị sửa chữa đường
băng, đường lăn sân bay Vinh (Nghệ
An) do các hạng mục này xuống cấp,
không đảm bảo an toàn khai thác.
ACV đánh giá lượng khách thông
qua sân bay Vinh tăng trưởng nhanh,
năm 2022 đạt 2,6 triệu khách.
Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay,
hệ thống đường băng, đường lăn của
sân bay này chỉ được duy tu, bảo trì
để đảm bảo yêu cầu điều kiện về an
toàn khai thác và chưa được nâng
cấp, cải tạo, sửa chữa tổng thể.
Để đảm bảo khai thác an toàn, lâu
dài, có khả năng khai thác được các
máy bay hiện đại như Airbus A320/
A321 đầy tải, ACV đề nghị cải tạo,
sửa chữa đường băng, hệ thống đường
lăn hiện hữu và các hạng mục đồng
bộ. Từ đó nâng cao năng lực khai thác
sân bay Vinh. Dự kiến tổng mức đầu
tư nâng cấp đường băng và các hạ
mục liên quan khoảng 745 tỉ đồng,
thời gian thông công trong bốn tháng.
Do sân bay Vinh có lượng khách
thông qua đông, ACV kiến nghị thời
gian đóng cửa sân bay thi công sau
cao điểmTết Nguyên đán năm 2025
và kết thúc thi công trước cao điểm
hè năm 2025, để hạn chế ảnh hưởng
đến hoạt động đi lại của người dân.
Đối với đường bay kết nối Đà Lạt,
mới đây Bộ GTVT đã phê duyệt
quy hoạch Cảng hàng không Liên
Khương thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn
đến năm 2050. Theo đó, giai đoạn
2021-2030, sân bay Liên Khương
(Lâm Đồng) từ cảng hàng không
nội địa được quy hoạch là cảng hàng
không quốc tế. Sân bay này có công
suất 5 triệu hành khách/năm, gấp 2,5
lần so với hiện nay.
Đối với nhà ga, Cảng hàng không
Liên Khương giữ nguyên nhà ga T1
công suất 2 triệuhànhkhách/năm, đồng
thời quyhoạchmới nhàgaT2côngsuất
khoảng 3 triệu hành khách/năm. Đến
năm 2050, mở rộng nhà ga T2 nâng
tổng công suất toàn cảng đạt khoảng
7 triệu hành khách/năm.
Trước đó, ACV cũng sắp xếp vốn
triển khai mở rộng nhà ga T2 - Cảng
HKQTCát Bi (Hải Phòng). Mở rộng
nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau,
cùng các dự án sân đỗ, hạ tầng đồng
bộ và các dự án nhà ga hàng hóa.
Trong tổng thể phát triển hệ thống
cảng hàng không, ACV đã mở rộng,
đưa vào khai thác thương mại Cảng
hàng không Điện Biên kết nối hành
khách từTP.HCMvà Hà Nội đến khu
vựcTây Bắc. Cuối năm2023, sân bay
Điện Biên chính thức hoạt động với
công suất 500.000 hành khách/năm,
tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng.
TạimiềnTrung,dựánnhàgaT2Cảng
HKQTPhúBài với công suất thiết kế 5
triệu hành khách/năm đã đưa vào khai
thác hồi giữa năm2023.Tổngmức đầu
tư cho dự án này gần 2.300 tỉ đồng.•
Tại CảngHKQT Tân SơnNhất, phần tiếp giáp của nhà ga với bãi đỗ sân bay hiện hành đã hoàn thiện phần thô. Ảnh: AT
“Với nguồn thu lớn,
trong năm 2024, ông lớn
ngành hàng không tiếp
tục tập trung nguồn lực
triển khai các dự án quan
trọng quốc gia, các dự án
trọng điểm của ngành.”
CụcHàngkhôngyêucầucáchãnghàngkhôngtổchứcbảodưỡng
máybayđểđảmbảoantoànbay.Ảnh:ANNHIÊN