7
Ngày 5-6, TAND tỉnh Bình Phước tuyên
phạt bị cáo Lê Trọng Điều 13 năm tù về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bốn năm tù về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức và bốn năm tù về tội sử dụng con
dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải
chấp hành là 21 năm tù.
Tại phiên xử, bị cáo Điều khai rằng do
làm ăn thua lỗ, nợ quá nhiều nên đã nảy
sinh ý định lừa đảo để kiếm tiền.
Theo cáo trạng, Điều là giám đốc Công ty
TNHH HD Group Việt (có địa chỉ tại thị xã
Chơn Thành, Bình Phước). Công ty chuyên
kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.
Tháng 9-2020, Điều đã làm giả 27 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
với mục đích mang đi ký hợp đồng đặt
cọc, thế chấp nhằm chiếm đoạt tiền của
người khác.
Từ tháng 9-2020 đến tháng 11-2022,
Điều đã sử dụng 20 giấy chứng nhận giả
để ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thế chấp
với 11 người dân, từ đó chiếm đoạt của họ
tổng số tiền gần 8,5 tỉ đồng. Đối với bảy
giấy chứng nhận giả còn lại, Điều đang
tiếp tục sử dụng các giấy này để lừa đảo
thì bị phát hiện.
LÊ ÁNH
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm6-6-2024
Đối với thiệt hại về vật
chất do người bị thiệt hại
chết, Điều 25 quy định cụ
thể “chi phí khám chữa bệnh;
chi phí bồi dưỡng sức khỏe
cho người bị thiệt hại trước
khi chết; chi phí cho người
chăm sóc…”.
Tuy nhiên, quá trình xét xử,
TAND tỉnhKhánhHòa không
áp dụng Điều 25 để xem xét
bồi thường các khoản thiệt
hại cho ông Phái.
Bên cạnh đó, VKSND Tối
cao cũng đề nghị VKSND các
cấp rút kinh nghiệm trong
việc quản lý, hướng dẫn, giải
quyết bồi thường nhà nước
trong các trường hợp không
cung cấp được tài liệu, văn
bản làm căn cứ yêu cầu bồi
thường.
Vềvấnđề thời hiệu,VKSND
Tối cao đề nghị áp dụng điều
luật để giải quyết trên tinh
thần cầu thị và có lợi nhất
cho người bị thiệt hại.
Đình chỉ điều tra
vì không đủ cơ sở
buộc tội
Tối 18-10-1981, tại xãNinh
Giang (nay là phường Ninh
Giang, thuộc thị xã NinhHòa,
KhánhHòa) xảy ra vụ chủ tịch
UBND xã này bị bắn chết.
Ngày 17-12-1981, ông
Huỳnh Chiếm Phái bị Công
an tỉnh Phú Khánh (nay là
tỉnh Khánh Hòa) khởi tố bị
can, bắt tạm giam về tội giết
người.
Ngày 2-2-1983, ông Phái
được tạm tha theo lệnh tạm
tha của VKSND tỉnh Phú
Khánh. Đến ngày 25-9-1984,
VKSND tỉnh Phú Khánh
ban hành quyết định đình
chỉ điều tra đối với ông do
không đủ cơ sở kết luận ông
phạm tội giết người.
Tháng 9-2009, ông Phái
có đơn yêu cầu bồi thường.
Tuy nhiên, VKSND tỉnh
Khánh Hòa cho rằng vụ
việc đã hết thời hiệu giải
quyết nên không xin lỗi,
bồi thường.
Cục Bồi thường nhà nước
- Bộ Tư pháp và một số cơ
quan trung ương có nhiều
công văn đề nghị VKSND
Tối cao chỉ đạo VKSND tỉnh
giải quyết đơn khiếu nại của
gia đình ông Phái.
Mãi đến tháng 8-2019,
VKSND tỉnhKhánhHòamới
cải chính, xin lỗi công khai
ông Phái khi ông đã qua đời
gần bốn năm.
S a u đ ó , ô n g Hu ỳ n h
Chiếm Hoạnh (con trai
ông Huỳnh Chiếm Phái)
đại diện cho người đồng
thừa kế có đơn yêu cầu
VKSND tỉnh bồi thường
theo Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước.
Do hai bên thương lượng
không thành nên ông Hoạnh
khởi kiện ra tòa.
Tháng 3-2022, TAND tỉnh
Khánh Hòa đưa vụ án ra xét
xử sơ thẩm. HĐXX tuyên
chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn,
buộc VKSND tỉnh Khánh
Hòa bồi thường cho những
người đồng thừa kế của ông
Phái hơn 1,6 tỉ đồng, gồm
thiệt hại tinh thần và các
chi phí khác.
Sau đó, VKSND tỉnh
HUỲNHHẢI
V
KSND Tối cao vừa
có thông báo rút kinh
nghiệm việc giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại
cho ông Huỳnh Chiếm Phái
(ngụ tỉnh Khánh Hòa). Ông
Phái được xác định bị oan từ
tháng 9-1984 nhưng 40 năm
sau, gia đình ông mới được
nhận tiền bồi thường oan.
Tòa án vi phạm
trong việc giải quyết
bồi thường oan
Theo VKSND Tối cao,
tòa án đã có vi phạm trong
việc giải quyết yêu cầu bồi
thường có khởi kiện dân sự
trong việc xác định thiệt hại
để bồi thường vụ án oan từ
43 năm trước ở Khánh Hòa.
Cụ thể, Bản án số 6 ngày
10-3-2022 của TAND tỉnh
Khánh Hòa đã buộc VKSND
tỉnh Khánh Hòa bồi thường
cho người thừa kế của ông
Huỳnh Chiếm Phái với các
khoản như thiệt hại do thu
nhập thực tế bị mất hoặc
giảm sút, thiệt hại về tinh
thần và các chi phí bồi
thường khác.
Trong đó, đối với thiệt hại
về tinh thần, ông Phái đã mất
năm2015 nên thiệt hại về tinh
thần phải được xác định là
360 tháng lương cơ sở theo
khoản 4 Điều 27 Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà
nước năm 2017.
Tuy nhiên, TAND tỉnh
Khánh Hòa không áp dụng
theokhoản4màápdụngkhoản
3 Điều 27 Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước để
quyết định bồi thường thiệt
hại tinh thần cho ông Phái
từ ngày bị khởi tố cho đến
ngày ông nhận được quyết
định đình chỉ điều tra.
Các con ôngHuỳnh ChiếmPhái đã được bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng. Ảnh: TL
VKSND Tối cao nói về việc bồi thường
án oan 43 năm trước ở Khánh Hòa
VKSNDTối cao nhận định tòa án đã có vi phạm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường oan
vụ ông Huỳnh ChiếmPhái.
Khánh Hòa kháng cáo bản
án sơ thẩm, không đồng ý
bồi thường số tiền trên.
Trong khi đó, ông Huỳnh
Chiếm Hoạnh cũng kháng
cáo, yêu cầu VKSND tỉnh
Khánh Hòa bồi thường tổng
cộng hơn 4,4 tỉ đồng.
Giám đốc công ty bất động sản làm giả 27 sổ hồng để bán
Đối với thiệt hại về
tinh thần, ông Phái
đã mất năm 2015
nên thiệt hại về tinh
thần phải được xác
định là 360 tháng
lương cơ sở theo
khoản 4 Điều 27
Luật Trách nhiệm
bồi thường của
Nhà nước.
Tại phiên tòa phúc thẩm
hồi tháng 5-2022, TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng quyết
định giữ nguyên bản án sơ
thẩm, tuyên buộc VKSND
tỉnh Khánh Hòa bồi thường
hơn 1,6 tỉ đồng.
Đến tháng 3-2024,VKSND
tỉnhKhánhHòa đã bồi thường
cho gia đình ông Phái hơn
1,6 tỉ đồng.•
Đơn vị: Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh An Giang, địa chỉ số
105B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
và VKSND tỉnh Long An, địa chỉ số 14 tuyến tránh, Quốc lộ 1, phường 4,
TP Tân An, tỉnh Long An.
Người bị thiệt hại: Ông Lâm Hồng Sơn, sinh năm 1956; địa chỉ 333.
S. Ramsgate. RD Anaheim - CA. 92807 - USA; địa chỉ tạm trú tại Việt
Nam: 122/7 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại: Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh An Giang; Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An.
Tóm tắt nội dung vụ việc như sau:
- Ngày 10-1-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lâm Hồng
Sơn về tội “
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa
”. Đến ngày 16-
5-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định đình chỉ vụ
án, đình chỉ bị can và ra quyết định trả tự do cho ông Lâm Hồng Sơn, lý
do: Hành vi không cấu thành tội phạm.
- Ngày 14-12-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang ban hành
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông
Lâm Hồng Sơn về tội “
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa
”. Ngày 13-11-1991, VKSND tỉnh An Giang trả tự do đối với ông
Lâm Hồng Sơn. Đến ngày 19-11-1991, VKSND tỉnh An Giang ra quyết
định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, với lý do
Bị can
không chiếm đoạt, đây là quan hệ dân sự, nợ thuế chưa đến mức truy tố
.
Ngày 28-5-2024, VKSND tỉnh An Giang phối hợp với VKSND tỉnh
Long An đã tổ chức phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và
cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn và gia đình tại UBND
phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, được ông Sơn và gia
đình chấp nhận lời xin lỗi.
Nội dungxin lỗi
và cải chính côngkhai
đối với ôngLâmHồngSơnbị oan
tronghoạt động tố tụnghìnhsự