166-2024 - page 16

16
THẢOVY
B
ầu cửMỹnămnaydiễn ra
trong bối cảnh tình hình
quốc tế đặc biệt căng
thẳng với cuộc chiến tranh
ở Trung Đông và ở châu Âu.
Nhiệm kỳ của Tổng thống
Mỹ Joe Biden chứng kiến
sự tham gia của Washington
vào xung đột Nga - Ukraine
cũng như Israel - Hamas.
Sự ủng hộ của Mỹ cho
Ukraine và Israel gây ra những
tranh cãi gay gắt trong nội bộ
Mỹ. Giờ đây, khi ông Biden
thông báo dừng chiến dịch
tái tranh cử, nhiều người bắt
đầu đặt câu hỏi về chính sách
củaMỹ đối với hai cuộc xung
đột trên trong nhiệm kỳ tổng
thống Mỹ tiếp theo.
Đến lúc này, hai ứng cử viên
tiềmnăng nhất trong cuộc đua
kế nhiệm ông Biden là cựu
Tổng thống DonaldTrump và
đương kim Phó Tổng thống
Kamala Harris.
Xung đột
Israel - Hamas
Nếu đến ngày 20-1-2025,
xung đột Israel - Hamas vẫn
còn tiếp diễn thì trách nhiệm
chấm dứt cuộc chiến này
sẽ đè nặng lên vai tân tổng
thống Mỹ.
Trường hợp người kế nhiệm
ông Biden là bà Harris, các
nhà quan sát dự đoán rằng
nữ chính trị gia này sẽ tiếp
nối quan điểm mà bà đã thể
hiện đối với cuộc chiến ở
Gaza trong nhiệm kỳ phó
tổng thống nhưng sẽ có một
vài thay đổi.
Khác với Tổng thống
Biden, bà Harris không có
mối quan hệ sâu sắc với
Israel hay Thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu. Nữ
phó tổng thống cho thấy bà
nhạy bén với mối quan tâm
UkraineVolodymyr Zelensky.
“Hành động củaNga không
chỉ là cuộc tấn công vào cuộc
sống và quyền tự do của
người dân Ukraine, mà còn
là cuộc tấn công vào an ninh
lương thực và nguồn cung cấp
năng lượng toàn cầu” - phó
tổng thống Mỹ phát biểu tại
hội nghị.
Trongkhi đó, nếuôngTrump
giành chiến thắng, chính sách
của Mỹ với Ukraine sẽ khó
đoán hơn. Có thông tin rằng
giới lãnh đạo ở Kiev đã dành
nhiều tháng để suy đoán về
tác động của việc ông Trump
đắc cử với viện trợ của Mỹ
cho Ukraine.
“Trong tám hoặc 10 tháng
đầu tiên, sau khi ông (Trump)
đắc cử, về cơ bản là toàn bộ
năm 2025 sẽ rất khó khăn” -
một quan chức cấp cao của
Ukraine nói với
Time
.
Ukraine lo ngại rằng ông
Trump có thể sẽ cắt giảmviện
trợvà thúc đẩyKiev chấp nhận
một thỏa thuận hòa bình có
lợi cho Nga hoặc ông Trump
cũng có thể tìm cách thiết lập
lại quan hệ với Nga.
Ông Trump nhiều lần cho
rằng việc trang bị vũ khí cho
Ukraine không phục vụ bất
kỳ lợi ích quốc gia nào cho
Mỹ và việc bơm hàng tỉ USD
vàomột cuộc chiến là lãng phí
số tiền lẽ ra phải chi cho các
nhu cầu cấp thiết trong nước.
Theo tờ
The Guardian
, trong
mắt ông Trump, Nga không
nằm trong những nước mà
ông coi là đối thủ chính.
Ngoài ra, ông Trump vừa
chọn thượng nghị sĩ J.D.
Vance - người thường xuyên
phản đối viện trợ cho Ukraine
làm phó tướng cho cuộc đua
vàoNhàTrắng. Trong bài phát
biểu chấp nhận đề cử ứng cử
viên phó tổng thống của đảng
Cộng hòa, ông Vance không
đề cập Ukraine nhưng cho
rằng ưu tiên đối ngoại nên
là “nước Mỹ trên hết”.
Dù vậy, vẫn có ý kiến cho
rằng ông Trump sẽ sát cánh
với Ukraine nếu ông đắc cử.
“Sau khi nói chuyện với ông
Donald Trump tuần này, tôi
tin chắc rằng ông ấy có đủ
sức mạnh và lòng dũng cảm
để cứu Ukraine, để mang lại
hòa bình và để ngăn chặn sự
lây lan thảm khốc của xung
đột” - cựu Thủ tướng Anh
Boris Johnson viết trong
một bài luận trên tờ
Daily
Mail
sau cuộc gặp với ông
Trump tại đại hội toàn quốc
đảng Cộng hòa.•
Quốc tế -
ThứHai29-7-2024
của các cử tri đảng Dân chủ
liên quan nỗi đau khổ của
người Palestine ở Gaza.
BàHarris làquanchức chính
quyền cấp cao đầu tiên của
Mỹ kêu gọi ngừng bắn ngay
lập tức ở Gaza. Sau cuộc gặp
với ông Netanyahu tại Nhà
Trắng hôm 25-7, bà Harris
đã gây áp lực lên chính phủ
Israel về tình hình nhân đạo
“tồi tệ” ở Gaza và lưu ý rằng
bà sẽ không im lặng.
Tuy nhiên, quan điểm của
bà Harris về Gaza không
hoàn toàn tương phản với ông
Biden. Phó tổng thống nhiều
lần cam kết ủng hộ quyền tự
vệ của Israel, cũng như bác
bỏ những lời kêu gọi của các
nhà lập pháp Mỹ về việc đưa
ra các điều kiện về viện trợ
cho Israel.
Ngược lại, nếu người ngồi
trong Phòng Bầu dục vào
tháng 1-2025 là ông Trump,
nhiều khả năng ông sẽ tiếp
tục ủng hộ Israel một cách
mạnh mẽ như trong nhiệm kỳ
đầu tiên. Khi còn tại nhiệm,
ông Trump đã chuyển Đại
sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến
Jerusalem, thúc đẩy loạt thỏa
thuận bình thường hóa giữa
Israel và các nước láng giềng
Ả Rập thông qua Hiệp định
Abraham.
Mới đây, tiếp đón Thủ
tướng Netanyahu tại dinh thự
Mar-a-Lago (bang Florida)
hôm26-7, ông Trump ca ngợi
mối quan hệ gần gũi với ông
Netanyahu, đồng thời cáobuộc
Phó Tổng thống Harris đưa
ra những bình luận “thiếu tôn
trọng” về cuộc chiến ở Gaza,
theo hãng tin
Reuters
.
Tuy nhiên, ôngTrump khiến
giới phân tích khó hiểu khi có
những bình luận trái ngược
về cuộc chiến ở Gaza. Cựu
tổng thống vừa kêu gọi Israel
chấm dứt cuộc chiến vừa nói
rằng Mỹ nên để Israel “hoàn
thành công việc ở Gaza”.
Xung đột
Nga - Ukraine
Theo các chuyên gia, nếu
đắc cử, bà Harris sẽ tiếp nối
chính sách của Tổng thống
Biden về Ukraine. Vào tháng
6 vừa qua, bà Harris đã đại
diện Mỹ dự Hội nghị về hòa
bình cho Ukraine ở Thụy Sĩ
và có cuộc gặp với Tổng thống
Phó Tổng thốngMỹ KamalaHarris
(trái)
tiếp Thủ tướng Israel BenjaminNetanyahu tại Nhà Trắng,
thủ đôWashington, D.C. (Mỹ) ngày 25-7. Ảnh: REUTERS
Ngày 27-7, bình luận về quan điểm của Thủ tướng Đức
Olaf Scholz liên quan kế hoạch Mỹ triển khai tên lửa tầm
xa đến Đức, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng
Thủ tướng Scholz “nổi tiếng với những ý tưởng thiếu suy
nghĩ”, theo đài RT.
Cụ thể, ông Scholz nói rằng kế hoạch chung của
Washington và Berlin về việc triển khai tên lửa tầm xa của
Mỹ đến Đức từ năm 2026 có tác dụng răn đe và đảm bảo
rằng Đức sẽ không bị tấn công.
Theo ông Scholz, để ngăn chặn việc Mỹ bố trí tên lửa
tầm xa ở Đức, trước tiên Nga phải dừng cuộc chiến ở
Ukraine.
Đáp lại, ông Lavrov cho rằng kế hoạch triển khai tên
lửa không phải xuất phát từ nguyện vọng của người dân
Đức mà là do Mỹ quyết định.
“Khi tin tức về kế hoạch được đưa ra, ông ấy (Scholz)
ngây thơ nói: “Tôi hoan nghênh quyết định triển khai tên
lửa của Mỹ tại Đức”. Ông ấy không che giấu sự thật rằng
quyết định này là của Mỹ” - ngoại trưởng Nga nói trong
chuyến công du Lào.
Ông Lavrov lưu ý rằng hoạt động quân sự của Nga ở
Ukraine nhằm mục đích “loại bỏ các mối đe dọa đối với
an ninh của Nga phát sinh từ Ukraine, nơi có kế hoạch đặt
các căn cứ quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO)”.
Theo nhà ngoại giao Nga, chiến dịch quân sự đặc biệt
của Nga cũng nhằm mục tiêu bảo vệ người dân ở những
khu vực miền Đông Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập.
Đức và Ukraine chưa bình luận về phát ngôn của ngoại
trưởng Nga.
T.VY
Ông Trump lên án vụ sân bóng
ở cao nguyên Golan bị nã rocket
Ngày 27-7, cựu Tổng thống Trump lên án vụ cao nguyên
Golan (do Israel kiểm soát) bị nã rocket khiến nhiều người
thương vong, khẳng định rằng vụ việc “sẽ không bao giờ
xảy ra” nếu ông là tổng thống, theo đài CNN.
Cụ thể, ngày 27-7, một sân bóng ở cao nguyên Golan
trúng rocket khiến 12 người chết và 13 người bị thương.
Israel cáo buộc nhómvũ trangHezbollah (Lebanon) đứng
sau vụ tấn công, song Hezbollah phủ nhận.
“Có lẽ bạn đã nghe nói rằng Israel vừa bị tấn công rất
nghiêm trọng. Họ (Hezbollah) không thể làm thế. Những
gì họ vừa làm thật kinh khủng. Điều này sẽ không bao giờ
xảy ra và chúng ta không thể để nó tiếp tục” - ông Trump
nói khi vận động tranh cử tạiTP Nashville (bangTennessee).
“Cómột sựđồng thuậnvững
chắc của giới lậpphápDân chủ
vềvấnđề Israel - Palestinevà tôi
không mong đợi bà Harris sẽ
thoát khỏi sựđồng thuậnđóđể
chuyển sang phe cấp tiến hơn.
Ông Biden đã giữ lập trường
đặc biệt cứng rắn khi nói đến
việc ủnghộ Israel nhưngđểgiữ
chođảngđoàn kết, bàHarris sẽ
không cần phải giữ lập trường
đó”- ôngHAHellyer, học giả tại
Viện nghiên cứuQuỹ Carnegie
vì hòa bình quốc tế (trụ sở tại
Mỹ), nói với tạp chí
Time
.
Tiêu điểm
Nhiều người bắt
đầu đặt câu hỏi về
chính sách của Mỹ
đối với hai cuộc
xung đột trên trong
nhiệm kỳ tổng thống
Mỹ tiếp theo.
Ngoại trưởngNga Sergey Lavrov. Ảnh: TASS
Kết quả bầu cử Mỹ sẽ tác động
đến 2 xung đột hiện nay
Chính sách của hai ứng cử viên hàng đầu cho ghế tổng thốngMỹ là cựu Tổng thống Donald Trump
và Phó Tổng thống Kamala Harris ra sao đối với hai xung đột lớn ởUkraine và ởDải Gaza?
Nga phản ứng khi Đức định nhận tên lửa của Mỹ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook