6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai29-7-2024
nhận cáo trạng mô tả đúng hành vi
phạm tội của bị cáo và không có ý
kiến gì về tội danh.
Tuy nhiên, bị cáo không đồng ý
với cáo buộc nhận hối lộ hơn 7,1 tỉ
đồng; bị cáo chỉ nhận 2,85 tỉ đồng,
12.000 USD và đến nay gia đình đã
nộp lại số tiền này.
Tương tự, cựu cục trưởng Cục
Đăng kiểmViệt NamĐặng Việt Hà
thừa nhận đã hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.
Bị cáo này cũng không đồng ý việc
bị cáo buộc phải chịu trách nhiệmvề
toàn bộ tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỉ
đồng. Về số tiền khắc phục hậu quả
vụ án, gia đình bị cáo Hà đã nộp ba
lần, tổng cộng gần 6 tỉ đồng.
Cựu quyền trưởng phòng VAR
TrầnAnh Quân không đồng ý phải
chịu trách nhiệm chung số tiền hơn
60 tỉ đồng nhận hối lộ xảy ra tại
phòng VAR. Gia đình bị cáo Quân
đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối
lộ hơn 11,7 tỉ đồng.
Lời khai mâu thuẫn về
chuyện ăn chia
Theo cáo trạng, sau khi cựu cục
trưởngTrầnKỳHình nghỉ hưu, người
kế nhiệm là bị cáo Đặng Việt Hà đã
đưa ra chủ trương nhận hối lộ và
đảm bảo cho ông Hà mức cao nhất.
Trình bày tại tòa, bị cáo Hà nhận
trách nhiệm với vai trò người đứng
đầu và nhận trách nhiệm với số tiền
hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng. Tuy nhiên,
ông Hà không nhận trách nhiệm
chung số tiền nhận hối lộ hơn 40
tỉ đồng vì cho rằng không chỉ đạo
cấp dưới nhận hối lộ.
Vềmức nhận hối lộ 400.000 đồng/
hồ sơ thẩm định của phòng VAR,
bị cáo Hà trình bày từ khi lên làm
cục trưởng, bị cáo có làm việc với
phòng VAR có trưởng phòng và
các cấp phó.
Bị cáochỉ nói bản thân làcục trưởng
và là người đứng đầu nên chịu trách
nhiệm toàn bộ hoạt động của cục
(nhất là vấn đề phòng, chống tham
nhũng); không đòi hỏi cũng không
đưa ra một mức nào về quyền lợi.
Ngược lại, cựu quyền trưởng
phòng VAR Trần Anh Quân khai
có họp bàn với bị cáo Hà và đưa ra
mức nhận tiền: Bị cáo Hà 400.000
đồng/hồ sơ, Quân được 300.000
đồng/hồ sơ.
Chứng cứ thể hiện việc này là
trong cuộc họp với bị cáo Hà, các
bị cáo là phó phòng VAR Đặng
Trần Khanh và Trịnh Bình Dương
đều biết.
Tại cuộc họp của phòng VAR chỉ
anh em ngồi nói chuyện với nhau,
không có sổ sách ghi chép. Mức tiền
400.000đồng/hồ sơđược phòngVAR
xác định là mức cao nhất, các bị cáo
đã xác định trên tinh thần cuộc họp
mà bị cáo Hà chỉ đạo.
Đăng kiểm viên nói
“nhận hối lộ theo thông lệ”
Theocáo trạng,TTĐK50-03Vthực
hiện chủ trương của Trần Văn Chủ
(giám đốc trung tâm) là nhận tiền
và bỏ qua các lỗi của phương tiện
để chia tiền hối lộ cho cục trưởng
Hà mỗi tháng 8.000-15.000 đồng/
phương tiện.
Tổng số tiền mà TTĐK 50-03V
đã nhận hối lộ là 2,6 tỉ đồng. Trần
Văn Chủ đã đưa cho bị cáo Trần
Kỳ Hình 80 triệu đồng, đưa cho bị
cáo Đặng Việt Hà 180 triệu đồng.
Bị cáo Trần Văn Chủ thừa nhận
cáo trạng truy tố về tội nhận hối
SONGMAI
H
ôm nay (29-7), sau hai ngày
tạm nghỉ, TANDTP.HCM tiếp
tục xét xử 254 bị cáo trong đại
án đăng kiểm xảy ra tại Cục Đăng
kiểmViệt Nam, 11 trung tâm đăng
kiểm (TTĐK) trên địa bàn TP.HCM
và ba TTĐK tại các tỉnh Long An,
Bến Tre, Sóc Trăng.
Nộp lại khoảng 2/3 số tiền
đã nhận hối lộ
Sau năm ngày xét xử (bắt đầu từ
ngày 18-7), HĐXX đã thẩm vấn
61/254 bị cáo thuộc nhóm lãnh đạo
Cục Đăng kiểm, phòng Kiểm định
xe cơ giới (VAR); nhóm bị cáo tại
ba TTĐK gồm 62-03D, 71-02D,
83-02D do bị cáo Trần Lập Nghĩa
làm chủ; nhóm bị cáo tại hai TTĐK
50-03V và 50-05V.
Tại tòa, cựu cục trưởng Cục Đăng
kiểmViệt Nam Trần Kỳ Hình thừa
Các bị cáo trong đại án đăng kiểmtại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
lộ. Bị cáo này trình bày đã đưa hối
lộ cho hai cựu cục trưởng tổng số
tiền hơn 200 triệu đồng vào các
dịp lễ, Tết.
Về lý do đưa tiền, bị cáo Chủ cho
rằng việc làm này do quan hệ cấp
trên - cấp dưới, theo tục lệ, “bản sắc
văn hóa” làm ăn xưa nay.
Bị cáo Trình Lý Ân Phùng (phó
giám đốc trung tâm) xác định việc
nhận hối lộ là không theo chủ trương
của ai mà nhận tiền là theo thông
lệ của các khách hàng tự thực hiện.
Các bị cáo là chuyền trưởng khai
việc nhận hối lộ từ các chủ phương
tiện là thực hiện theo thông lệ từ
trước đến nay, không có chủ trương
ăn chia và tiền nhận được thì chia
đều cho mọi người.
Các bị cáo là đăng kiểm viên thừa
nhận việc nhận hối lộ và cho biết
chủ trương nhận tiền là từ chuyền
trưởng truyền đạt lại.•
Theo bị cáo Trần Anh
Quân, cuộc họp của
phòng VAR chỉ có anh
em ngồi nói chuyện với
nhau, không có sổ sách
ghi chép và mức tiền
400.000 đồng/hồ sơ cho
bị cáo Hà là mức cao
nhất, các bị cáo đã xác
định trên tinh thần cuộc
họp mà ông Hà chỉ đạo.
Quanđiểmbào chữa của các luật sư trongvụôngTrịnhVănQuyết
Ngày 28-7, dù là Chủ nhật, TAND TP Hà Nội vẫn tiếp
tục xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn
FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án thao túng thị trường
chứng khoán. Vụ án này, bốn cựu lãnh đạo của Sở Giao
dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị truy tố về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong đó, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên phạt các bị
cáo Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch) 8-9 năm tù, Lê Hải Trà
(cựu tổng giám đốc) và Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám
đốc) 6-7 năm tù, Lê Thị Tuyết Hằng (cựu giám đốc phòng
Quản lý và thẩm định niêm yết) 3-4 năm tù.
Bào chữa cho bị cáo Trầm Tuấn Vũ, luật sư đề nghị
HĐXX xem xét lại tính chất, mức độ hành vi của thân
chủ. Việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán phải
theo quy trình, qua nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện thủ tục và đến khi hồ sơ chuyển đến HOSE là khâu
cuối cùng. Do đó, VKS cáo buộc bị cáo Vũ “làm nhanh”
thủ tục niêm yết cổ phiếu ROS là chưa phù hợp.
Theo quy định của HOSE, thời hạn niêm yết không quá
30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Thực tế, hồ
sơ của Công ty Faros được xử lý trong 50 ngày chứ không
phải vài ngày như cáo buộc.
Thời điểm năm 2016, bị cáo Vũ không thể “biết rõ” Faros
nâng vốn khống nhằm mục đích lừa đảo như cáo buộc. Sau
này, cơ quan điều tra trưng cầu giám định tại Bộ Tài chính và
thêm nhiều tài liệu, chứng cứ khác thì mới có căn cứ vững
chắc để xác định việc tăng vốn của Faros là tăng vốn ảo.
Bào chữa cho bị cáo Lê Hải Trà, luật sư cho rằng thân
chủ đã thừa nhận cáo trạng nên không tranh luận về tội
danh mà chỉ đề cập một số nội dung làm rõ thêm về
nguyên nhân, bối cảnh, nhận thức chủ quan, mức độ hành
vi của thân chủ cũng như các tình tiết giảm nhẹ.
Theo luật sư, ông Trà có ý kiến chấp thuận niêm yết cổ
phiếu ROS khi chưa đủ điều kiện. Nhưng tại thời điểm đó,
ông Trà không có đầy đủ thông tin, không thể biết các sai
phạm của đơn vị kiểm toán.
Luật sư của bị cáo Trần Đắc Sinh cũng xin HĐXX xem
xét thêm về nguyên nhân, bối cảnh, mức độ hành vi của
thân chủ. Thời điểm Faros nộp hồ sơ niêm yết, thị trường
chứng khoán trầm lắng. Bị cáo Sinh cũng chịu áp lực giải
quyết nhanh hồ sơ đó với mong muốn càng nhiều doanh
nghiệp niêm yết càng tốt.
“Để xảy ra hành vi phạm tội là lỗi hệ thống. Bị cáo
Sinh chỉ đạo cấp dưới giải quyết nhanh, không chỉ đạo hội
đồng niêm yết làm trái quy trình” - luật sư nói.
Cũng theo luật sư, ông Sinh và các bị cáo khác không
thể nhận thức hết sai phạm của Faros. Hội đồng niêm yết
(không có ông Sinh) với sáu thành viên đã thống nhất cho
Faros niêm yết, có bút phê của ông Trần Văn Dũng (tổng
giám đốc HOSE lúc đó) trước khi được đưa ra tại cuộc
họp giao ban do ông Sinh chủ trì…
BÙI TRANG
Toàn cảnh
5 ngày đầu
xét xử đại án
đăng kiểm
Hai cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình và
Đặng Việt Hà thừa nhận hành vi nhưng
không đồng ý với số tiền nhận hối lộ
phải chịu trách nhiệm chung.
Trình bày tại tòa, “ông trùm” đăng kiểm miền Tây
Trần Lập Nghĩa thừa nhận hành vi như cáo trạng truy
tố. Theo đó, bị cáo Nghĩa là chủ đầu tư duy nhất của
các TTĐK 62-03D - Long An, 71-02D - Bến Tre, 83-02D
- Sóc Trăng.
Quá trình cácTTĐKhoạt động, bị cáoNghĩađã chỉ đạo
các lãnh đạo, đăng kiểmviên ký giả chữ ký của các đăng
kiểm viên không có thật; sử dụng phần mềm FORM1
(MDO.exe) xâm nhập thay đổi, điều chỉnh kết quả của
678 phương tiện đăng kiểm từ không đạt thành đạt.
Bị cáoNghĩa thừa nhậnđã hưởng lợi hơn 14,7 tỉ đồng.
Đối với số tiền đã đưa hối lộ cho hai cựu cục trưởng
Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà, bị cáo không nhớ rõ là
bao nhiêu.
Các bị cáo còn lại làm việc tại ba TTĐK trên đều khai
làm theo chỉ đạo và hưởng lương, không hưởng lợi.
“Ông trùm” đăng kiểm thừa nhận hành vi
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV