XUAN-2024 - page 84

AJ
Đa dạng các kênh thông tin
quảng bá du lịch Bạc Liêu
Đ.Nguyên
B
áo cáo nghiên cứu xu hướng du lịch
2024 của Booking.com công bố ngày
4-1-2024 đã chia sẻ về những điểm đến
được ưa thích và gợi ý cho các du khách
Việt trong năm 2024. Và trong danh sách 1.000
điểm đặt phòng nhiều nhất từ ngày 1-8-2022
đến 31-7-2023, Bạc Liêu nằm trong tốp cùng
với Mèo Vạc (Hà Giang), Phủ Lý (Hà Nam).
Đến Bạc Liêu, du khách được tận hưởng
không gian khoáng đạt, trong lành của các vườn
chim, vườn nhãn, rừng ngập mặn và đắm chìm
trong những câu chuyện hấp dẫn về công tửBạc
Liêu, nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng như tìm hiểu
những công trình kiến trúc văn hóa độc đáo,
được trải nghiệm tại 11 điểm du lịch tiêu biểu
của tỉnh.
Để có dấu ấn trên, không thể không nói
đến nỗ lực đưa thông tin, quảng bá du lịch Bạc
Liêu đến với du khách trong và ngoài nước của
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bạc Liêu.
Theo ông Trần Văn Thi, Giám đốc Trung
tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bạc Liêu, tỉnh
có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch với
một số loại hình du lịch đặc thù như du lịch
sinh thái, du lịch văn hóa với sự cộng hưởng,
giao thoa về văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng
và lễ hội truyền thống của 3 dân tộc Kinh -
Khmer - Hoa. Để phát huy thế mạnh này, để
kéo du khách đến với Bạc Liêu, công tác xúc
tiến, quảng bá có ý nghĩa hết sức quan trọng,
phải được thực hiện hiệu quả, trước một bước
và là “đòn bẩy” để giúp du lịch Bạc Liêu phát
triển, hướng đến mục tiêu năm 2025 sẽ đón
trên 7 triệu lượt du khách, tổng doanh thu đạt
trên 10.000 tỉ đồng, đóng góp 7%-9% GRDP
của tỉnh…
Thời gian qua, Trung tâm Thông tin xúc
tiến du lịch Bạc Liêu đã tăng cường công tác
quảng bá du lịch trong và ngoài nước thông
qua các hoạt động xúc tiến du lịch tại Hà Nội,
TP.HCM và các thị trường du lịch trọng điểm
của cả nước cũng như tại một số quốc gia như
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
“Trung tâm đa dạng hóa hình thức thông
tin, quảng bá: Phối hợp truyền thông với báo,
đài trung ương và địa phương để giới thiệu
tiềm năng, thế mạnh du lịch, những nét văn
hóa, ẩm thực độc đáo; xuất bản các ấn phẩm
tuyên truyền như tập gấp, tập sách, cẩm nang,
băng đĩa về du kịch để tạo thêm nhiều kênh
thu hút du khách. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong phát triển du
lịch, trọng tâm là xây dựng và triển khai quản
lý du lịch thông minh trong Đề án phát triển
đô thị thông minh, chương trình số hóa Di sản
văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trên
địa bàn” - ông Trần Văn Thi chia sẻ.•
11điểmdu lịchnổi tiếng của tỉnhBạc Liêu
1. Đền thờ Bác Hồ
2. Chùa Xiêm Cán
3. Khu du lịch sinh thái Hồ Nam - Bạc Liêu
4. Quảng trường Hùng Vương
5. Khu nhà Công tử Bạc Liêu
6. Khu du lịch Nhà Mát-Bạc Liêu
7. Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
8. Khách sạn Sài gòn - Bạc Liêu
9. Khu Quán âm Phật đài
10. Khu nhà máy Điện gió Bạc Liêu
11. Đồng Nọc Nạng
hình nuôi tôm siêu thâm canh
ứng dụng công nghệ cao được
tỉnh quan tâm phát triển. Năm
2023, tổng sản lượng thủy sản
đạt gần 507.000 tấn, đạt 100%kế
hoạch. Trong lĩnh vực khai thác,
đánh bắt thủy sản,
toàn tỉnh có
1.018 tàu cá, sản lượng khai thác
trong năm 2023 là 118.405 tấn,
đạt 100% kế hoạch.
Đối với phát triển du lịch biển:
Tỉnh đã tập trung khai thác tiềm
năng kinh tế biển gắn với phát
triển du lịch và đảm bảo quốc
phòng - an ninh, thu hút được
một số dự án điện gió gắn với khai
thác du lịch. Hiện tại, tỉnh có 8
điểm được công nhận là điểm du
lịch cấp tỉnh. Tỉnh đã phê duyệt
và đang triển khai thực hiện đề
án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
giải trí trong rừng đặc dụng, rừng
Bạc Liêu trở thành tỉnhmạnh và giàu từ biển
Bạc Liêu sẽ trở thành tỉnhmạnh về kinh tế biển, năng động hiệuquả, từng bước hiệnđại của vùng đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước. TỉnhBạc Liêu xác địnhđi lên từ năm trụ cột phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
TuệLâm
thực hiện
T
rao đổi với PV báo
Pháp Luật TP.HCM,
ông Phạm Văn Thiều,
Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu,
cho biết trong những năm qua,
Ban Chấp hành Đảng bộ ban
hành hàng loạt nghị quyết và
UBND tỉnh ban hành các kế
hoạch để cụ thể hóa mục tiêu
đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh
mạnh từ biển, giàu từ biển; tập
trung xây dựng và phát triển các
ngành kinh tế biển toàn diện,
đồng bộ theo hướng hiện đại, có
sức cạnh tranh cao…
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
các
nghị quyết, kế hoạch như ông nói
đều hướng đến trọng tâm phát
triển kinh tế biển, đây có lẽ là nền
tảng, là điểm tựa của Bạc Liêu?
+ Ông
Phạm Văn Thiều
: Bạc
Liêu có bờ biển dài 56 km, vùng
đặc quyền kinh tế trên biển và
ngư trường rộng lớn. Bên cạnh
đó, các tiểu vùng sinh thái mặn
và sinh thái lợ rất phù hợp để
phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản mà chủ lực là nuôi tôm. Phát
huy lợi thế về điều kiện địa lý,
từ nhiều nhiệm kỳ, Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã
xác định một trong những trọng
tâm phát triển KT-XH của tỉnh
là kinh tế biển.
Do vậy, để phát huy tiềm năng
đó, tỉnh tổ chức phát triển các
ngành kinh tế biển và bước đầu
có chuyển biến tích cực. Đó là
tập trung xây dựng các công trình
hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc
thu hút đầu tư phát triển khu vực
ven biển nhằm phát triển kinh tế
biển trong điều kiện thích ứng
với biến đổi khí hậu; công tác bố
trí các nguồn vốn cho các dự án
được quan tâm thực hiện, nhiều
công trình dự án thích ứng với
biến đổi khí hậu được đầu tư xây
dựng mới và nâng cấp; các chính
sách phát triển thủy sản, đóng
mới, nâng cấp tàu cá, dịch vụ
hậu cần nghề cá; phát triển các
mô hình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao được triển khai
một cách đồng bộ; công tác thu
hút đầu tư phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo được
quan tâm từng bước góp phần
phát triển kinh tế biển của tỉnh…
. Những kết quả bước đầu về
phát triển kinh tế biển của tỉnh,
thưa ông?
+ Về phát triển thủy sản, tỉnh
đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao phát triển tôm Bạc
Liêu. Đề án “Xây dựng Bạc Liêu
trở thành trung tâm ngành công
nghiệp tôm cả nước”,
toàn tỉnh
đã hình thành 5 vùng nuôi trồng
thủy sản ứng dụng công nghệ
cao với tổng diện tích 4.600 ha.
Về nuôi trồng thủy sản: Tập
trung phát triển các sản phẩm
chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, cua biển, nhuyễn thể)
với diện tích canh tác thủy sản
136.852 ha; diện tích nuôi trồng
thủy sản 145.725 ha. Các mô
phòng hộ ven biển.
. Bên cạnh thành tựu về thủy
hải sản, xin ông cho biết đóng
góp của lĩnh vực năng lượng tái
tạo đối với KT-XH của tỉnh?
+ Hiện nay, Bạc Liêu cũng
bước đầu phát triển năng lượng
tái tạo nhằm góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng, giảm biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh có 10 dự án
nhà máy điện gió đã và đang
được đầu tư với tổng công suất
660,2 MW. Trong đó đã hoàn
thành đưa vào hoạt động 8 dự án
điện gió đang vận hành với tổng
công suất 469,2 MW. Có 1.615
khách hàng lắp đặt hệ thống
điện mặt trời mái nhà với tổng
công suất 183,954 kWp, tổng
sản lượng điện gió, điện mặt trời
mái nhà đến nay đạt trên 3,6 tỉ
kWh… góp phần tăng nguồn
thu cho ngân sách tỉnh khoảng
450 tỉ đồng mỗi năm... Tỉnh thu
hút được dự án Nhà máy Điện
khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW,
tổng vốn đầu tư 4 tỉ USD. Bên
cạnh đó, tỉnh đề xuất đưa vào kế
hoạch triển khai thực hiện Quy
hoạch điện VIII 11 dự án nguồn
điện với tổng công suất 560 MW.
Đó là tiền đề quan trọng để Bạc
Liêu trở thành một trong những
trung tâm năng lượng sạch của
quốc gia.
. Xin cảm ơn ông.•
Năng lượng và tôm công nghệ cao đóng góp quan trọng vào
sự phát triển kinh tế của Bạc Liêu. Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG
Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu
Phạm Văn Thiều. Ảnh: CQ
/ xuan
/ Giap
Thin
2024
.
'
x6s6
KtfN THtfr
H~U GIANG
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...112
Powered by FlippingBook