055 - page 11

11
thứnăm
6 - 3 - 2014
YÊNTRANG
M
ặc dù các chuyên
gia cùng dự báo
nền kinh tế trong
năm nay có nhiều chuyển
biến tích cực hơn so với
năm 2013. Nhưng bên cạnh
những tín hiệu tích cực thì
vẫn còn đó những rào cản
khiến ngân hàng phải đối
mặt với không ít khó khăn
khi nhìn đến đích tăng trưởng
tín dụng 12%-14%.
Tiền ở ngân hàng
“tắc” đầu ra
TheoThống đốcNgân hàng
Nhà nước (NHNN) thông tin
tại Hội nghị Chính phủ cuối
tháng 2 vừa qua, tín dụng đưa
vào nền kinh tế hai tháng đầu
năm âm 1,66% so với cuối
nămngoái.
Riêng tại TP.HCM
ôngNguyễnHoàngMinh, Phó
Giám đốc NHNN Chi nhánh
TP.HCM, cho biết ước dư nợ
tíndụnghai thángđầunămtăng
được 0,09%. Con số này đáng
mừng nhưng theo các chuyên
gia vẫn là mức tăng thấp.
TheoTSTrầnDu Lịch, Phó
trưởng Đoàn đại biểu Quốc
hội TP.HCM, nhận định tình
trạng thừa tiền, thiếu vốn đã
diễn ra trong suốt năm 2013
và vẫn còn tiếp tục chưa thể
chấm dứt. Bởi vì nợ xấu vẫn
còn trước mắt, khả năng hấp
thụ tín dụng vẫn chưa giải
quyết được căn bản. Ngoài
ra, sức mua trong giai đoạn
đầu năm cũng chưa thể phục
hồi nhanh hơn.
Đồng tình với ông Lịch,
một chuyên gia tài chính cho
rằng tăng trưởng chậm là do
nợ xấu chưa được giải quyết
triệt để. Với doanh nghiệp
(DN) có nợ xấu ngân hàng
đương nhiên phải thận trọng
cho vay. Còn với khách hàng
mới… thì đây là thời buổi “đỏ
mắt” đi tìm.
Theo
Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, trong hai tháng đầu năm
có khoảng 13.100 DN giải
thể và ngừng hoạt động, tăng
12,2% so với cùng kỳ năm
2013. Trong đó có gần 1.900
DN giải thể và trên 11.200
DN ngừng hoạt động. Số
DN ngưng và giải thể ngày
càng nhiều, những DN đang
tồn tại thì chủ yếu hoạt động
cầm chừng. Vì thế tín dụng
những tháng đầu năm rất khó
bơm ra.
Thừa tiền,
ngân hàng mua
trái phiếu
Trong bối cảnh “thừa vốn
thiếu người vay”, việc mua
trái phiếu Chính phủ tiếp tục
là sự lựa chọn của nhiều ngân
hàng từđầunămđếnnay.Theo
SởGiao dịch chứng khoánHà
Nội, chỉ tính trong tháng 2 đã
có hơn 25.000 tỉ đồng được
huy động thành công sau bảy
phiênđấu thầu trái phiếuChính
phủ. Ngoài ra, còn có 23.000
tỉ đồng huy động thành công
qua Kho bạc Nhà nước, hơn
2.000 tỉ đồng từ Ngân hàng
Phát triển Việt Nam (VDB)
và Ngân hàng Chính sách Xã
hội. TS Lê XuânNghĩa, thành
viên Ban Cố vấn Chính phủ,
cũng khẳng định rằng năm
nay Chính phủ phát hành trái
phiếu nhiều hơn và thị trường
này ngay từ đầu năm đã có
vẻ sôi động hơn năm ngoái.
Ngoài đổ tiền vào mua trái
phiếu Chính phủ, các ngân
hàng hiện nay đang nỗ lực
để phát triển cho vay khách
hàng cá nhân, bán lẻ, tiêu dùng
nhằm đẩy mạnh dòng vốn.
Theo ông Đặng Quốc Tiến,
PhóTổngGiámđốcMBbank,
cho vay khách hàng cá nhân,
phát triển ngân hàng bán lẻ sẽ
là xu hướng sắp tới và cũng
phù hợp với thế giới. “Thực
tế nguồn lợi nhuận chính mà
các ngân hàng thế giới thu về
phần lớn là từ dịch vụ bán lẻ,
khách hàng cá nhân. Còn cho
DN vay dự án này dự
án kia là ngân hàng
đầu tư” - ông Tiến
khẳng định.
Lãnh đạomột ngân
hàngtạiTP.HCMcũng
cho rằng trước khó
khăn của nền kinh tế,
sức khỏeDNchưa hồi
phục thì hoạt động cho vay
chưa thể kỳ vọng. Tuy nhiên,
khối khách hàng cá nhân lại
hứa hẹnnhiều chuyểnbiến tích
cực khi nhu cầu vay mua nhà
tăng, do lãi suất cho vay ngày
càng giảm, giá bất động sản
vẫn theo chiều hướng xuống.
“Tuy nhiên, chi phí đầu tư,
quản lý việc phát triển các
dịch vụ bán lẻ tốn kém gấp
ba lần so với thông thường.
Nhưng nếu quản lý tốt thì
lợi nhuận đem về cũng lớn
hơn rất nhiều, có thể chiếm
tới 30%. Song phải kiên trì
phát triển dịch vụ từ ba đến
nămnăm. Một khi dịch vụ tốt,
giá cả có đắt khách hàng sẵn
sàng ở lại với mình” - lãnh
đạo này nói.
Lãnh đạo của Sacombank
trả lời trên báo chí cho hay
năm 2013 dư nợ cho vay nhỏ,
lẻ chiếm đến 50%đối với nhà
băng này. Và năm 2014 ngân
hàng vẫn tập trung đẩy mạnh
cho vay nhỏ, lẻ thông qua các
chương trình hỗ trợ vốn cho
các tiểu thương ở chợ, đặc
biệt là chính sách ưu đãi lãi
suất với khách hàng cá nhân
có nhu cầu nhà ở.
s
Ngânhàng loay
hoay tìmđầu ra cho
đồngvốn
Kinhtếvẫnchưahồi phục, ngànhngânhàngvẫngặpnhiềukhókhănkhimuốn
bơmnguồnvốnra thị trường.
Hiện nay, các ngân hàng đang nỗ lực phát triển cho vay khách hàng cá nhân, bán
lẻ, tiêu dùng nhằm đẩy mạnh dòng vốn. Ảnh: HTD
FTAViệt Nam - EU
Xuất khẩu sẽ tăng 40%
Ngày 5-3, Trung tâmWTO và dự án Hỗ trợ chính sách
thương mại và đầu tư của châu Âu (EU - MUTRAP)
đã tổ chức buổi hội thảo “Đánh giá tác động kinh tế,
xã hội và môi trường của Hiệp định Thương mại tự do
(FTA) Việt Nam - EU” tại TP.HCM.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương), hiện là chuyên
gia chính dự án EU-MUTRAP, cho biết EU là thị
trường có vị trí hàng đầu trong xuất khẩu và tiếp nhận
đầu tư của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường EU tăng trưởng ổn định với tốc
độ cao, bình quân khoảng 15%-20%/năm. Vì vậy, hiệp
định FTA Việt Nam - EU được đánh giá là hiệp định
toàn diện, chất lượng cao theo tiêu chuẩn của WTO sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) nước ta.
Theo ông Tuyển, việc cắt giảm thuế quan khi thực thi
FTAgiữa Việt Nam-EU có thể làm tăng xuất khẩu của
Việt Nam sang EU lên khoảng 30%-40%. Trong đó,
các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất như dệt
may, giày, chế biến thực phẩm, thủy sản. Bên cạnh đó,
khu vực dịch vụ cũng được kỳ vọng mở rộng đáng kể
nhờ FTA có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn
bộ nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại
Việt Nam sẽ gặp những thách thức khi tham gia hiệp
định này giống như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Bởi việc giảm thuế sẽ thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam nhằm lách
thuế ở nước sở tại. Làn sóng FDI vào nước ta sẽ tạo ra
sự cạnh tranh khốc liệt và nếu không đủ mạnh các DN
trong nước có nguy cơ thua ngay tại thị trường nội địa.
Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách
thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho hay khi
chính thức tham gia lộ trình này, các DN trong nước
phải đáp ứng các tiêu chí do EU ban hành về nguồn
gốc, chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về an toàn đối
với sức khỏe, bảo đảm kỹ thuật… Thứ hai, phải thỏa
mãn các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội
như bảo vệ môi trường, chăm lo cho người lao động…
Theo ông Tuyển, Việt Nam cần xây dựng môi trường
thông thoáng, đảm bảo minh bạch, cạnh tranh lành
mạnh. Về phía các DN, cần phải tổ chức, đổi mới
phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản
phẩm, xác lập các liên kết từ sản xuất nhằm tạo được
chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi kinh tế có giá trị
khu vực và toàn cầu.
QUANG HUY
Sứcmua thịt gia cầmtiếp tục
sụt giảm
Ghi nhận thị trường về giá trứng gia cầm ngày 5-3
cho thấy sức mua thị trường đang ấm dần lên. Các tiểu
thương cho biết hiện dịch cúm đã được khoanh vùng
nên không lo nữa. Vì vậy giá bán có nhích nhẹ so với
thời điểm dịch bùng phát, hiện giá trứng gà 20.000-
21.000 đồng/chục, trứng vịt 29.000-30.000 đồng/chục.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Trứng
Vĩnh Thành Đạt, cho biết trong khoảng một tuần trở
lại đây giá thu mua trứng gà, vịt tăng lên 300 đồng/
quả. Theo đó, trứng gà nay tăng từ 1.400 đến 1.500
đồng/quả, trứng vịt khoảng 2.500 quả/tùy loại... Với
mức giá này là người chăn nuôi đã có lãi.
Trái ngược lại với mặt hàng trứng, sức mua thịt gia
cầm vẫn ngày càng sụt giảm. Bà Phạm Thị Ngọc Hà,
Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết hồi mới
xảy ra dịch cúm sức mua giảm 20%-25% và đến nay
là 50%. Vì đầu ra chững lại nên đầu vào cũng dư ra,
do đó 50% hàng còn lại được cấp đông, để đảm bảo
người chăn nuôi có chuồng trống tiếp tục tái đàn. Theo
bà Hà, khi thời tiết ấm lại, dịch sẽ không còn, lúc đó
vẫn đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Ông Nguyễn Khắc Viên, chủ trang trại gà Cây Gáo
(Đồng Nai), than thở hiện tại sức mua giảm 50% kéo
theo giá gà giảm 50% so với trước đây.
Tại một số chợ lẻ giá gà công nghiệp giảm còn
40.000-45.000 đồng/kg, gà tam hoàng giảm còn 55.000-
58.000 đồng/kg...
Một số trang trại khác cho biết cơ quan chức năng
cần thông tin những nơi nào bị dịch cúm, nguy hiểm
ra sao, đâu là gà an toàn... để người tiêu dùng yên tâm
quay lại sử dụng. Nếu sức mua giảm như vậy chắc
chắn người chăn nuôi sẽ giảm đàn để không bị lỗ vốn.
TÚ UYÊN
Kinh te
Kháchhàng cá nhânhứa hẹnnhiều
chuyểnbiến khi nhu cầu vaymua
nhà tăng, do lãi suất cho vay ngày
cànggiảm, giá bất động sản vẫn
theo chiềuhướng xuống.
Chỉ là khởi đầu chậm
Tăng trưởng tín dụng âm những tháng đầu năm chỉ là
vấnđềmang tínhquy luật. Cụ thể nhưnăm2013, tíndụng
tháng đầu nămcũng âmnhưng sau đó các quý cuối cùng
đã tăngmạnh, vì thế nên không có gì đáng ngại. Nhu cầu
vay vốn, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng vào những quý
kế tiếp thường tăng mạnh. Cùng với đó các yếu tố tích
cực của nền kinh tế năm nay chắc chắn chúng ta sẽ đạt
được tăng trưởng như kế hoạch.
Ông
ĐẶNG QUỐC TIẾN
, Phó Tổng Giám đốc MBbank
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook