055 - page 13

13
thứnăm
6 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
TẤNTÀI
T
hời gian gần đây,
ở các xã miền biển
thuộc huyện Thăng
Bình nổi lên phong trào đi du
học nước ngoài để làm thêm
kiếm tiền. Nhiều gia đình đã
vay mượn, bỏ ra hàng trăm
triệu đồng cho con đi du học
ở Nhật với mong muốn có
thể làm thêm kiếm 20-30
triệu đồng/tháng.
Mất cả chì lẫn chài
Giữa năm 2012, Trần Văn
Thiên (thôn Bình Tân, Bình
Minh) được TrầnNhânVũ, tự
xưng là giámđốc của Công ty
CP Du học Quốc tế PS - Chi
nhánh Đà Nẵng, đến tư vấn
du học Nhật. Theo người này,
khi đi du học có thể kết hợp
làm thêm với mức thu nhập
25-40 triệu đồng/tháng. Phía
công ty sẽ lo nơi ăn ở, tìm
kiếm công việc thích hợp…
Tin lời Vũ, gia đình Thiên
xoay xở số tiền gần 300 triệu
đồng để cho con đi du học.
Mặc dù không biết tiếng
Nhật nhưng Thiên vẫn được
cấp chứng chỉ tiếngNhật (loại
N5) và visa du học. Sau khi
hoàn thành các khoản chi
phí, ngày 28-12-2012, Thiên
được đưa sang Nhật cùng
với nhiều người khác. Tuy
nhiên, trái ngược với những
gì Vũ cam kết, Thiên bị bỏ
rơi, không có việc làm, lâm
vào cảnh khó khăn. Không
có kinh phí để trang trải
sinh hoạt, nhiều người gọi
điện thoại về nhà xin tiền,
số còn lại thì phải đi “làm
chui”. “Tụi em phải sang tận
TP Chi Ba (kế bên Tokyo)
để làm các công việc như
làm vườn, trồng rau, vác
gỗ…”. Đến tháng 9-2013, do
không có tiền đóng học phí
nên Thiên phải về nước. “Đi
cùng đợt với em có gần 30
người, trong đó có 10 người
ở xã Bình Minh. Nhưng khi
qua bên đó thì mỗi người
một nơi nên không rõ tình
hình” - Thiên cho hay.
“Quảđắng”duhọcNhật
để…kiếmtiền
Vỡmộngkiếmtiềnbằngconđườngduhọc, nhiềugiađìnhởmiềnbiểnBìnhMinh (ThăngBình,QuảngNam) phải gánh
khoảnnợ lênđếnhàngtrămtriệuđồng, concái thấtnghiệp, trắngtay.
Tiêu điểm
Trao đổi qua điện thoại, đại
diện Công ty CP Tư vấn Du
học PS thừa nhận hai trường
hợp Thiên và Trung là do đơn
vị này đưa sang Nhật du học.
Tuy nhiên, ông này phủ nhận
việc công ty cam kết hay hứa
hẹn tìm việc làm thêm cho
Trung và Thiên với mức lương
20-30 triệu đồng/tháng. “Ông
Trần Nhân Vũ là nhân viên của
công ty và cũng là người nhận
số tiềncủaThiênvàTrung. Hiện
nay ông Vũ đã nghỉ việc và bỏ
trốn. Việc bỏ trốn của ông Vũ
không liên quan gì đến hoạt
động tư vấn du học của công
ty mà do chuyện cá nhân của
riêng ông Vũ” - ông này nói.
Gia đình bà Đặng Thị Hợp
(mẹ Thiên)
phải gánh khoản nợ hơn 200 triệu đồng vay cho
con đi du học Nhật. Ảnh: TT
Để hoàn thành một bộ hồ sơ du học ở Nhật cũng yêu cầu
khắt khe như du học tại Mỹ, Úc, Anh… Cụ thể người tham
gia chương trình du học phải thể hiện trong hồ sơ sự liên
tục trong quá trình học tập. Còn những trường hợp đã gián
đoạn thời gian học tậpnay lại có nguyện vọngdu học thì phải
chứng minh cho được trình độ chuyên môn, chuyên ngành
dự kiến sẽ học tiếp một cách lôgic. Yêu cầu ngặt nghèo kế
tiếp là phải chứng minh rõ ràng bốn yêu cầu chung, gồm:
Thu nhập hằng năm, đóng thuế thu nhập, tài sản (sổ đỏ nhà,
đất), sổ tiết kiệm tại ngân hàng khoảng 20.000 USD.
Hằng năm tại Nhật có hai đợt nhập học (vào tháng 4 và
tháng 10). Tùy các trường ĐH, CĐ mà có yêu cầu sinh viên
phải đóng trước học phí từ sáu tháng đến 1,5 năm với mức
học phí dao động 250-300 triệu đồng. Về thời gian học, hai
nămđầu các trường yêu cầu du học sinh phải học tiếngNhật
liên tục, hai nămcòn lại mới học chuyênmôn. Riêng thời gian
làm thêmđối với du học sinh, nửa nămđầu, các trường đánh
giá trình độ tiếng Nhật giỏi mới được đi làm thêm. Thời gian
làm thêm chỉ giới hạn bốn giờ/tuần. Tại Nhật chi phí rất đắt
đỏ nên số tiền làm thêm vừa đủ trang trải ăn ở chứ không
thể dư dả để gửi về gia đình.
Thực ra những du học sinh giỏi tiếng Nhật, giỏi chuyên
môn sau khi hoàn tất chương trình học rất dễ xin việc tại
Nhật với thu nhập cao, công việc lâu dài, ổn định. Lợi dụng
số ít này các công ty đem ra minh họa để “dụ” các gia đình
nghèo chạy vạy đưa con đi cho bằng được. Còn “cò” tại Việt
Nam thì tranh thủ một số trường ĐH, CĐ tại Nhật thiếu chỉ
tiêu tuyển sinh đặt hàng tuyển dụng để hưởng hoa hồng nên
đã vẽ lên vô số viễn cảnh tươi đẹp để làm mồi.
DƯƠNG THỊ THU CÚC
, chuyên gia nhiều năm đưa lao động sang Nhật
làm thực tập sinh
PHONG ĐIỀN
ghi
Nói “vống”để lấy tiền“cò”
Cùng chung tình cảnh,
Võ Thanh Trung (thôn Bình
Tân, Bình Minh) cũng nhờ
gia đình đứng ra bảo lãnh
vay gần 250 triệu đồng để
đi Nhật “vừa học vừa làm”.
Được bốn tháng thì Trung
phải nhờ người nhà gửi tiền
qua để lo các chi phí ăn uống,
sinh hoạt. “Tụi em không thể
kiếm được việc làm thêm,
trong khi các chi phí hằng
ngày rất đắt đỏ. Về phía nhà
trường thì luôn phàn nàn về
khả năng tiếng Nhật kém cỏi
của học sinh” - Trung cho
biết. Đến cuối năm 2013, do
gia đình không còn đủ kinh
phí để đóng học phí, Trung
phải bỏ ngang giữa chừng
để về nước.
Gia đình ôm nợ
Ông Trần Minh Hùng, cha
của Thiên, cho hay để lo một
khoản tiền lớn cho con đi du
học Nhật, gia đình phải vay
ngân hàng gần 90 triệu đồng
và bốn cây vàng của người
thân. “Nghe nói khi đi du học
Nhật thì ba năm đầu vừa học
vừa làm. Sau đó được ở lại
thêm bảy năm để làm việc.
Họ nói thu nhập gần 40 triệu
đồng/tháng nên tôi nghĩ sẽ đủ
tiền trả nợ, số dư dành vốn
làmăn.Ai ngờ…” - ôngHùng
ngao ngán.
Bà Trịnh Thị Nguyệt (mẹ
Trung) cũng buồn rầu: “Sau
khi về nước, Trung đã ra Đà
Nẵng tìm việc làm để kiếm
tiền trả nợ. Khoản nợ quá
lớn, gia đình tôi không biết
lấy gì để trả”.
Những ngày này, nhiều
người dân ở xã Bình Minh lo
lắng không yên trước thông
tin sinh viên bị lừa qua Nhật
du học. Hiện tại, người dân
địa phương cũng không thể
liên lạc được với Trần Nhân
Vũ, người của Công ty PS.
Sau khi xảy ra tình trạng
trên, UBND xã BìnhMinh đã
cảnhbáongười dânvề việc cân
nhắc, lựa chọn doanh nghiệp
đưa sinh viên đi du học. Ông
Trần Văn Tám, Phó Chủ tịch
UBNDxãBìnhMinh, cho biết
mặc dù địa phương không
có chủ trương đưa con em
đi du học để làm thêm kiếm
tiền nhưng nhiều người vẫn
đi. “Trong quá trình tư vấn,
tuyển chọn sinh viên đi du học
Nhật, chỉ có Công ty Tư vấn
Du học Quốc tế DayStar (trụ
sở tại Đà Nẵng) đến làm việc,
trình các giấy tờ liên quan với
UBND xã, còn lại thì không
có. Số người đi du học ở xã
còn nhiều hơn thống kê sơ
bộ (hơn 20 người) nhưng xã
không thể quản lý hết. Chúng
tôi chỉ có chức năng ký xác
nhận, còn không quản lý được
số du học sinh này” - ôngTám
cho biết.
s
Một sản phụ bị thai chết lưu
chưa rõ nguyên nhân
Ngày 5-3, người nhà sản phụ Đoàn Thị Ca Cao (22
tuổi) ngụ ấp 7, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Hậu Giang
kéo đến Ban giám đốc BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ
khiếu nại vì bác sĩ chẩn đoán sai khiến con, cháu họ bị
chết oan. Tuy nhiên, phía bệnh viện vẫn chưa có câu trả
lời chính thức.
Theo gia đình chị Cao, chị mang thai khoảng 36 tuần,
ngày 4-3, thấy có dấu hiệu đau bụng nên gia đình nghĩ
chị đã chuyển dạ và đưa tới trạm y tế xã. Nhân viên trạm
y tế nói chị đã có dấu hiệu sinh nhưng do lần trước sinh
mổ nên khuyên chị tới bệnh viện sinh. Trưa 4-3, chị vào
khám tại khoa Sản BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ và
xin nhập viện sinh. Sau khi thăm khám, bác sĩ nói còn
khoảng ba tuần nữa mới sinh và chẩn đoán chị bị rối loạn
tiêu hóa nên kê toa thuốc rồi cho chị về. Đến 16 giờ cùng
ngày, đang trên đường về nhà, chị Cao đau bụng nhiều
và mệt nên chồng chị đưa trở lại bệnh viện trên. Sau khi
thăm khám, bác sĩ chẩn đoán thai nhi trong bụng chị đã
chết lưu nên chỉ định mổ để cứu mẹ. Ca mổ đã cứu được
sản phụ, thai chết lưu là bé trai nặng 2,5 kg.
ĐÌNH CAO
Kỹ thuậtmới phát hiện sớm
bệnh trongmẫumáu
(PL)- Ngày 5-3, BS Phù Chí Dũng, Giám đốc BV
Truyền máu - Huyết học TP.HCM, đã công bố bệnh
viện này vừa đưa vào sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử
(Nucleic Acid Testing - NAT) nhằm phát hiện sớm viêm
gan siêu vi B (HBV), viêm gan siêu vi HCV và HIV trong
các mẫu máu. Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới hiện
nay và BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM là bệnh viện
đầu tiên trên cả nước sử dụng kỹ thuật này.
“Tại sao phải làm NAT? Hiện sợ nhất trong sàng lọc máu
là nhiễm HBV, HCV và HIV vì lúc mới nhiễm, virus đều
có “giờ cửa sổ” nên không thể tìm ra sớm nếu dùng các kỹ
thuật tìm kháng nguyên, kháng thể nên dùng kỹ thuật phát
hiện sớm nhất là NAT giúp rút ngắn giai đoạn “cửa sổ” của
các virus này. Ý nghĩa của việc triển khai NAT là nhằm
cung cấp máu an toàn nhất” - BS Dũng cho biết.
Hiện bệnh viện đã làm được 100 mẫu đầu tiên bằng kỹ
thuật NAT trên người cho tình nguyện và cung cấp cho
các trường hợp dịch vụ đặt trước. Tuy nhiên, bệnh viện
đang chuẩn bị một số quy trình để triển khai thường quy
hàng loạt, sớm cung cấp cho mọi người.
DUY TÍNH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook