055 - page 8

8
thứ NĂM
6 - 3 - 2014
Họ đã nói
P
hap luat
PHANNGỌCNHÀN (*)
T
ại Hội nghị tổng kết công tác
ngành tòa án năm 2013, Tòa
Hành chính TAND Tối cao
có bài tham luận đặt vấn đề quyết
định của cơ quan Bảo hiểm xã hội
(BHXH) có phải là quyết định
hành chính, thuộc đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính hay không?
Tham luận viện dẫn Điều 131 Luật
BHXH để cho rằng BHXH các cấp
tổ chức sự nghiệp, không phải
là cơ quan hành chính Nhà nước.
Do đó, các quyết định, hành vi của
BHXH
không phải là quyết định
hành chính, hành vi hành chính
nên không phải là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử và
quy định pháp luật hoàn toàn không
phải như vậy.
Vẫn thụ lý, xét xử
bình thường
Ngày 24-2-2009, bà Ngô Thị Hà
nộp đơn khởi kiện quyết định hành
chính giải quyết khiếu nại của BHXH
tỉnh Khánh Hòa về việc BHXH tỉnh
Khánh Hòa không cộng dồn thời
gian của hai giai đoạn đóng BHXH
của bà. Cụ thể, thời gian từ tháng
9-1979 đến tháng 11-1989 và từ
tháng 11-1996 đến tháng 12-2007
theo quy định tại khoản 5 Điều 3
và Điều 139 Luật BHXH.
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh
Hòa đã bác yêu cầu khởi kiện
Một phiên tòa liên quan đến BHXH diễn ra tại TAND quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: T.TÙNG
Quyết định hành chính
là văn bản do cơ quan hành
chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành,
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể.
Hành vi hành chính
là hành vi của cơ quan hành chính
nhànước,
cơquan, tổchứckhác
hoặc củangười có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không
thựchiệnnhiệmvụ, côngvụ theoquyđịnhcủapháp luật.
(Trích Điều 3 Luật Tố tụng hành chính)
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của
vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình
thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông
báo, kết luận, công văndo cơquanhành chínhnhà nước,
cơquan, tổ chức khác
hoặc người có thẩmquyền trong
các cơ quan, tổ chức đó ban hành. Nó có chứa đựng nội
dung của quyết định hành chính, được áp dụngmột lần
đối với một hoặcmột số đối tượng cụ thể vềmột vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính...
(Trích khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán TAND Tối cao)
7.738
là số vụ án hành chính mà tòa án các
cấp đã thụ lý trong năm 2013, sau khi
LuậtTố tụng hành chính ra đời (có hiệu
lực từ ngày 1-7-2011). Trong khi trước
đó, khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính còn hiệu lực,
bình quân mỗi năm ngành tòa án cả
nước chỉ thụ lý giải quyết khoảng 200
vụ án hành chính.
Quyết địnhhành chính thuộc
đối tượngbị kiện theo thủ tục
hành chính không chỉ là các
quyết địnhhành chính của cơ
quanhành chínhmà cònbao
gồmcả quyết địnhhành chính
của các cơquan, tổ chức khác.
Quyết định
củaBHXH
vẫnbị kiện
Quyếtđịnhcủabảohiểmxãhội làquyếtđịnhhànhchính,
nó làđối tượngcủavụkiệnhànhchínhnêntòaphải thụ lý
giải quyết khi người dânkhởi kiện.
Luật sư
của bà Hà về yêu cầu BHXH tỉnh
Khánh Hòa tính thời gian trước
tháng 11-1996 để cấp sổ BHXH.
Bà Hà kháng cáo. Xử phúc thẩm,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại
Đà Nẵng đã sửa án sơ thẩm, tuyên
chấp nhận một phần yêu cầu khởi
kiện của bà Hà. Tòa buộc BHXH
tỉnh Khánh Hòa
phải tính thời gian
tham gia BHXH từ
ngày 1-11-1982 đến
ngày 30-8-1987 để
cấp sổ bảo hiểm
cho bà Hà.
Giám đốc thẩm
vụ này, Hội đồng
Thẩm phán TAND
Tối cao cho rằng
theo quy định tại khoản 5 Điều
3 và Điều 139 Luật BHXH thì
thời gian công tác của bà Hà từ
tháng 9-1979 đến tháng 11-1989
phải được cộng dồn vào thời gian
đóng BHXH từ tháng 11-1996 đến
tháng 12-2007 mới đúng. Án sơ
thẩm xử bác yêu cầu của bà Hà và
án phúc thẩm chưa tính đủ thời gian
đóng BHXH của bà Hà là không
đúng luật. Từ đó quyết định giám
đốc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm
và phúc thẩm, giao hồ sơ cho các
cấp tòa án Khánh Hòa xét xử lại
theo thủ tục chung.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Chuông
kiện BHXH tỉnh Đắk Lắk ra tòa
hành chính và cũng đã được tòa án
thụ lý, xét xử bình thường.
Luật quy định rất rõ
Tuy nhiên, hiện vẫn có tòa án phân
vân, không thụ lý các quyết định hành
chính của BHXH. Việc này không
biết có phải do ảnh hưởng từ tham
luận nói trên của Tòa Hành chính
TAND Tối cao hay không. Nhưng
theo chúng tôi, tham luận nói trên chỉ
là ý kiến cá nhân,
khôngphảilàhướng
dẫn của Hội đồng
Thẩm phán TAND
Tối cao nên không
có căn cứ áp dụng.
Hơn nữa, bản tham
luậnnàydườngnhư
đã hiểu sai các quy
định của pháp luật.
Bởi lẽ, Điều 3
Luật Tố tụng hành chính quy định:
“Quyết định hành chính là văn bản
do cơ quan hành chính nhà nước,
quan, tổ chức khác
hoặc người có
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ
chức đó ban hành”.
Như vậy, quyết định hành chính
thuộc đối tượng bị kiện theo thủ tục
hành chính không chỉ là các quyết
định hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước. Nó còn bao gồm
cả quyết định hành chính của các
cơ quan, tổ chức khác, nếu quyết
định đó hội đủ các điều kiện quy
định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tố
tụng hành chính và Nghị quyết số
02 ngày 29-7-2011 của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao.
Hiện nay, việc khiếu kiện các quyết
định hành chính, hành vi hành chính
thuộc lĩnh vực BHXH, nhất là cách
tính thời gian đóng BHXH để tính
chế độ nghỉ hưu đang là vấn đề bức
xúc trong xã hội. Vì vậy, để việc thụ
lý giải quyết vụ án hành chính của
tòa án được thống nhất, tránh cảnh
“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
như trên, nên chăng TAND Tối cao
cần có văn bản hướng dẫn cho tòa
án địa phương để công tác thụ lý
giải quyết án hành chính bảo đảm
sự nhất quán.
(*)
Tác giả - luật sư Phan Ngọc
Nhàn nguyên là Chánh án TAND thị
xã Buôn Hồ - tỉnh Đắk Lắk
Tòakhôngchonguyênđơnrútđơnkiện
(PL)- Ngày 26-2, TAND TP.HCM đã quyết định
y án sơ thẩm của TAND quận Tân Phú xử vụ tranh
chấp hợp đồng mua bán nhà giữa bà Lê Thị Hồng và
ông Nguyễn Ngọc Bích.
Trước đó, xử sơ thẩm hồi tháng 1-2010, TAND
quận Tân Phú đã tuyên hợp đồng mua bán nhà vô
hiệu, buộc bị đơn trả lại tiền cọc và chịu phạt cọc
(tổng cộng 1,2 tỉ đồng). Vợ ông Bích (người liên
quan) đã kháng cáo.
Ngày 28-6-2010, TAND TP.HCM đã đình chỉ xét
xử phúc thẩm do người kháng cáo đã được triệu tập
hợp lệ hai lần nhưng vắng mặt không lý do.
Năm 2011, án được thi hành, nguyên đơn nhận lại
tiền cọc, tiền phạt cọc, còn bị đơn nhận lại giấy tờ nhà.
Giám đốc thẩm vụ này năm 2013, TAND Tối cao
nhận định có chứng cứ thể hiện vợ ông Bích chỉ vắng
mặt một lần (căn cứ vào biên nhận đơn khiếu nại thì
ngày tòa triệu tập lần hai, bà có mặt tại tòa). Từ đó,
TAND Tối cao đã hủy quyết định đình chỉ của TAND
TP.HCM để tòa này xử phúc thẩm, xem xét đơn kháng
cáo của người liên quan.
Tại phiên phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện
vì cho rằng án đã được thi hành án, bà đã nhận lại
tiền. Tuy nhiên, bị đơn không đồng ý và người kháng
cáo giữ nguyên kháng cáo nên HĐXX phúc thẩm đã
không chấp nhận yêu cầu rút đơn khởi kiện. Đồng
thời, tòa tuyên y án sơ thẩm, buộc vợ chồng ông Bích
phải trả 1,2 tỉ đồng cho nguyên đơn.
Điều lạ trong vụ này là tại tòa (phúc thẩm), dù
nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng HĐXX không
chấp nhận. Tuy nhiên, quyết định này của tòa là hoàn
toàn đúng luật. Bởi Điều 269 BLTTDS quy định
trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi
mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX
phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không, nếu
bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút
đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong vụ này, do bị
đơn không đồng ý nên tòa mới quyết định không cho
nguyên đơn rút đơn kiện.
LỆ TRINH
Lãnh án vì nằmtrước đầu xe tang
gây rối
(PL)- Ngày 5-3, TAND TP.HCM đã bác kháng cáo, y án hai năm tù đối
với Phạm Thị Ngọc Phước, Trần Đắc Sơn, Đặng Văn Hòa, Nguyễn Văn
Thanh, Nguyễn Văn Vũ về tội gây rối trật tự công cộng.
Tối 20-12-2012, anh Võ Nhựt Hưởng (ngụ huyện Củ Chi) cùng nhiều
người vào nông trường Phạm Văn Cội trộm mủ cao su. Đang lấy mủ thì
có ánh đèn pin, cả nhóm nghĩ là bảo vệ nông trường nên bỏ đi. Lúc này
có sáu người (chưa rõ là ai) ra lệnh: “Đứng im” rồi hô to: “Đập chết nó”
khiến cả nhóm bỏ chạy. Sau đó, cả nhóm tập trung tại điểm tập kết thì
không thấy anh Hưởng đâu nên chia nhau tìm. Trưa hôm sau, mọi người
phát hiện anh Hưởng đã chết cách nơi trộm mủ khoảng 50 m trong tư thế
nằm úp mặt xuống đất.
Sau khi khám nghiệm, công an giao xác anh Hưởng cho gia đình lo hậu
sự. Sáng 24-12-2012, gia đình tổ chức đưa người chết đi an táng. Khi đi
ngang nông trường PhạmVăn Cội, mẹ, anh trai, vợ của anh Hưởng đã cùng
Vũ, Hòa, Thanh ra nằm chặn đầu xe tang.
Sau đó, Phước phát tán hình ảnh, la lối cho rằng anh Hưởng bị đánh
chết, Sơn đứng trên xe bồn đánh trống kích động gây áp lực yêu cầu ban
giám đốc nông trường bồi thường khiến giao thông ách tắc gần ba tiếng...
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook