055 - page 4

4
thứnăm
6 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
THUHƯƠNG
thực hiện
P
hát biểu gần đây Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT
Phạm Vũ Luận cho
rằng: “Bằng cấp dỏm chỉ
có thể chui vào bộ máy nhà
nước”. Điều này phản ánh
phần nào thực trạng của
công tác tuyển chọn cán bộ
hiện nay.
Tuy nhiên, các địa phương
đã có nhiều biện pháp để chặn
cán bộ dỏm lọt vào bộ máy
của mình. Trên số báo ra ngày
4-3,
Pháp Luật TP.HCM
đã
giới thiệu những kinh nghiệm
của TP Đà Nẵng và Thanh
Hóa. Số báo này xin giới thiệu
cuộc trao đổi với Phó Giám
đốc Sở Nội vụ TP.HCM Lê
Hoài Trung về vấn đề trên.
Phải chứng tỏ
năng lực thực tiễn
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
phát biểu của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Phạm Vũ Luận:
“Bằng giả, bằng dỏm chỉ
có thể chui vào bộ máy nhà
nước…” nhận được rất nhiều
sự quan tâm chú ý của dư
luận. Có rất nhiều ý kiến
cho rằng đó là thực trạng
có thật tại Việt Nam, cứ có
quan hệ, quen biết, có tiền
là kiểu gì cũng lọt được vào
cơ quan nhà nước dù yếu
năng lực. Tình trạng này ở
TP.HCM, theo ông có tồn
tại không?
+
Ông
LêHoàiTrung
:Thực
trạng trên có thể xảy ra ở địa
phương này, địa phương kia,
điều đó tôi không nắm được.
Nhưng có thể nói một cách
chắc chắn rằng ở TP.HCM
không có tình trạng đó.
Thứ nhất, mỗi kỳ thi tuyển
công chức, TPđều làm rất kỹ,
rất chặt chẽ, công khai, minh
bạch ngay từ
khâu sơ tuyển
để có thể đảm
bảo chất lượng
ngay từ đầu
vào. Sau khi
qua vòng sơ
tuyển, TP sẽ
tổ chức thi tuyển đúng quy
trình. Trúng tuyển mới được
vào cơ quan nhà nước. Cũng
bởi vì TP làm rất kỹ, nghiêm
túc nên có thể khẳng định rằng
bằng dỏm, những người năng
lực yếu kém không có cơ hội
lọt qua các vòng thi.
Thứ hai, khi trúng tuyển
vào cơ quan nhà nước rồi
không có nghĩa là mọi thứ đã
xong. Anh có bằng cấp tốt,
anh vượt qua các vòng thi
một cách công bằng nhưng
đó mới chỉ là một phần. Tiếp
đó,anhsẽphải
chứng tỏnăng
lực của mình
thôngquathực
tiễncôngviệc,
cái nàymới là
quan trọng.
Nhiều người
trong quá trình học được
đánh giá rất giỏi, thi tuyển
cũng đạt điểm cao nhưng
khi bắt tay vào làm việc
mới thấy dở. Bởi vậy, chỉ
coi trên bằng cấp thôi thì
không đủ để đánh giá một
người là tốt hay dở.
Thứ ba, mỗi kỳ thi nâng
ngạch cũng sẽ là mỗi kỳ
sàng lọc, xác định năng lực
của công chức. Như vậy có
thể thấy thông qua các bước
từ sơ tuyển đầu vào cho tới
đánh giá năng lực thực tiễn,
sau đó là đánh giá sàng lọc
thì đội ngũ cán bộ công chức
của TP hầu hết đều là những
người có đủ năng lực đảm
trách nhiệm vụ của mình.
“Giỏi thì đậu,
dở thì trượt”
. Khi nói đến chuyện xin
vào làm việc trong một cơ
quan nhà nước, người ta hầu
hết đều thuộc câu: ‘Nhất hậu
duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ,
bốn trí tuệ”. Dù càng to, tiền
càng nhiều thì chỗ càng…
ngon. Theo ông, tình trạng
trên xảy ra có phải là do quy
trình tuyển dụng chưa công
.
Phóng viên
:
Sắp tới đây TP sẽ có thêm những cách
thức nào để tìm kiếm người giỏi nhằm phục vụ cho việc
xây dựng và phát triển của TP, nhất là đối với một đô thị
đặc biệt như TP.HCM?
+Ông
LêHoàiTrung
: Hiện nayTP đang triển khai thực
hiệnĐề án cải cách chếđộ côngvụ,
công chức, vị trí việc làm…Trong
đó có xác định chất lượng tuyển
dụng đầu vào, thi cạnh tranh chức
danh trưởng, phó phòng tương
đương. Tiếp đó là nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng, chuyển
đổi vị trí, đánh giá hằng năm…để
nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho TP theo chương trình đột phá của Đại hội IX
Đảng bộ TP giai đoạn 2011-2015. Đây là một trong sáu
chương trình đột phá mà Đảng bộ TP khóa IX đã đề ra,
tính đến nay thì chương trình đã hoàn thành được 2/3
khối lượng công việc rồi.
Phógiámđốc SởNội vụTP.hcm Lê hoài TruNg:
“Không có chuyện thân
quen, xinxỏ”
TP.HCMđãcónhiềubiệnphápđểsànglọc,ngănchặntìnhtrạngnhữngngườikhôngđủnănglựclọtvàobộmáynhànước.
khai, minh bạch hay còn lý
do nào khác?
+
Tình trạng chạy chọt vào
cơ quan nhà nước ở đâu tôi
không rõ nhưng ở TP.HCM
là không có. Ở TP này, dù có
là con ông to bà lớn, con nhà
đại gia hay công nhân không
biết nhưng cứ giỏi thì đậu, dở
thì trượt. Không có chuyện
thân quen, xin xỏ, nể nang.
Lại càng không có chuyện
tiền nhiều mà đậu, không tiền
mà rớt. Con ai, cháu ai, giàu
nghèo cũng như nhau cả, đều
thi cử một cách công bằng,
sòng phẳng.
Bắt đầu từ năm nay, TP sẽ
thi tuyển công chức trên máy
tính. Sau khi sơ tuyển, anh sẽ
vào phòng thi và thi trên máy
tính. Chỉ cần thi xong là anh
sẽ biết ngay mình đạt, rớt thế
nào, vì sao. Trước kia người
chấm thì còn có thể nói này
nói nọ, nào là quen biết, nào
là gửi gắm nể nang. Giờ máy
tính nó chấm, có biết ai thân,
ai sơ, có biết nể ai đâu.
. Mặc dù quy trình thi tuyển
rất chặt chẽ như vậy nhưng
khó có gì đảm bảo chuyện
bằng giả không lọt cửa vì
bằng giả bây giờ cũng được
làm rất tinh vi. Vậy TP đã có
cuộc kiểm tra bằng cấp nào
chưa và có phát hiện bằng
giả không, thưa ông?
+
Thi tuyển đã chặt chẽ như
vậy nhưng để chắc chắn hơn,
vài năm trước TP đã tổ chức
một đợt tổng kiểm tra rộng
rãi, xác minh bằng cấp của
cán bộ công chức trên toàn
TP. Cũng có phát hiện một
số ít bằng giả và đã có xử lý
nghiêm. Cơ bản là cho tới giờ
TP coi như đã giải quyết tận
gốc được vấn đề này.
. Xin cảm ơn ông.
s
Vùng Cảnh sát biển 2 xua đuổi
trên 1.300 lượt tàu nước ngoài
xâmphạmvùng biểnViệt Nam
(PL)
-
Ngày 5-3, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam đã tổ
chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập đơn vị Vùng Cảnh
sát biển 2 (5-3-2004 đến 5-3-2014) đóng tại huyện Núi
Thành (tỉnh Quảng Nam). Đến dự có Trung tướng Nguyễn
Trung Thu, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam
và Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Thiếu tướng Nguyễn
Quang Đạm.
Trong 10 năm qua các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh
sát biển đã gặt hái được nhiều kết quả, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ chính trị được giao. Cụ thể, Vùng Cảnh sát biển
2 đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ
trên biển; xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng
biển Việt Nam; bắt giữ tám tàu vi phạm pháp luật, tịch thu
hàng hóa giao cho trung tâm đấu giá tỉnh Quảng Nam bán
đấu giá được hơn 12,6 tỉ đồng. Ngoài ra, Vùng Cảnh sát
biển 2 cũng đã tổ chức 13 đợt với 14 lượt tàu tham gia, cứu
nạn thành công 10 tàu thuyền các loại và 86 người dân gặp
nạn trên biển. Dịp này, Vùng Cảnh sát biển 2 đã được Thủ
tướng Chính phủ tặng bằng khen; 12 tập thể, cá nhân của
đơn vị cũng đã được Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn tặng bằng khen.
LÊ PHI
Thành lậpTrung tâmHành
động bommìn quốc gia
(PL)- Căn cứ Chương trình hành động quốc gia khắc
phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh và đề nghị của Bộ
Quốc phòng, ngày 4-3 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định thành lập Trung tâm Hành động bommìn quốc gia Việt
Nam (gọi tắt là trung tâm).
Trung tâm là tổ chức được đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, điều
hành và triển khai các nhiệm vụ của Chương trình hành
động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
(Chương trình 504). Trung tâm là đầu mối chính thực hiện
các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ cấp quốc gia
trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
và có nhiệm vụ thực hiện các dự án, nhiệm vụ rà phá bom
mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn và các nhiệm vụ khác theo
Chương trình 504.
Đ.LIÊN
TP.hcm
Hỗ trợ các hộ dân di dời khẩn
cấp khỏi khu vực sạt lở
Ngày 4-3, UBND TP.HCM đã có phương án di dời khẩn
cấp các hộ dân sinh sống tại khu vực bị sạt lở đoạn bờ sông
Nhà Bè (ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ) và
khu vực có nguy cơ sạt lở cao ở quận 12 (các xã Thạnh
Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông).
Theo phương án, mỗi hộ sẽ được bố trí một nền đất làm
nhà ở, 20 triệu đồng kinh phí di dời, 20 triệu đồng kinh phí
khắc phục thiên tai và kinh phí thuê nhà tạm cư. Ngoài ra,
các hộ ở huyện Cần Giờ còn được hỗ trợ thêm kinh phí trợ
giúp cứu đói là 30 kg gạo/người/tháng.
GIANG THANH
“ỞTPnày, dù có là conông
tobà lớn, connhà đại gia
hay côngnhân khôngbiết
nhưng cứgiỏi thì đậu, dở
thì trượt”.
Thí sinh
chuẩn bị
vào phòng
thi trong
một lần thi
tuyển cán
bộ công
chức hành
chính tại
TP.HCM.
Ảnh: HTD
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook