064 - page 12

12
thứbảy
15 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
Tiêu điểm
QUỲNHTRANG
H
ai vợ chồng nhà làm
phim, sản xuất phim
Mỹ Eric Neudel và
Alison Gilkey đã đến Việt
Nam để trình chiếu bộ phim
tài liệu
Lives Worth Living
(Những cuộc đời đáng sống)
và giao lưu với khán giả,
những nhà làm phim tại
TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội
và Thái Nguyên.
Eric Neudel cũng là người
biên tập, sản xuất bộ phim
Vietnam: ATelevision History
(Việt Nam: Thiên lịch sử truyền
hình)
dài 13 tập do hãng thông
tấn PBS (Public Broadcasting
Service - Mỹ) sản xuất. Bộ
phim này đã giành sáu giải
Emmyvà các giải thưởngquan
trọng như Peabody, George
Polk, DuPont-Columbia…
Phim bắt đầu từ tập 1 với sự
xuất hiện của vua Bảo Đại - vị
vua cuối cùng của Việt Nam;
sự dính líu của Mỹ đến chiến
tranhViệt Nam, những phỏng
vấn những người thật, việc
thật từ hai bên chiến tuyến…
Nỗi buồn về sự phi
lý của cuộc chiến
.
Phóng viên
:
Điều gì thôi
thúc ông dành tận ba năm để
thực hiện bộ phim tài liệu
Vietnam:ATelevisionHistory
?
+ Nhà sản xuất phim
Eric
Neudel
: Năm 1981, khi tôi
còn làm ở đài WGBH (thành
viên của hãng thông tấn PBS),
tôi có gặp một người đàn ông
rất hứng thú với việc sản xuất
một bộ phim về chiến tranh
Việt Nam. Đó là thời điểm
chỉ mới sáu năm sau khi cuộc
chiến kết thúc và nước Mỹ
vẫn bị chia rẽ sau cuộc chiến.
Các câu hỏi về vấn đề lương
tâm của nước Mỹ luôn được
truyền thông, người dân đặt
ra. Tôi nhận thấy đó là vấn đề
hay cho một bộ phim tài liệu.
. Vậy trước khi thực hiện bộ
Hai vợ chồng nhà làm phim, sản xuất phimMỹ Eric Neudel
(trái)
và Alison Gilkey
trong buổi phỏng vấn vào chiều 13-3 tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP.HCM). Ảnh:
QUỲNH TRANG
Hai nhà làmphimtiếp tục giao lưu tại Hà Nội
13 tập của phim tài liệu
Vietnam: A Television History
(Việt Nam: Thiên lịch sử truyền
hình)
gồmcác chủđề:
Cộirễcủa
cuộc chiến, Cuộc chiến tranh lần
thứnhất, Viên quan phong kiến
của Mỹ, Tổng thống Johnson
vào cuộc, Nước Mỹ chịu trách
nhiệm, Kẻ thù của nước Mỹ, Tết
Mậu Thân 1968, Việt Nam hóa
chiến tranh, Campuchia và Lào,
Hòa bình trong tầm tay, Cuộc
chiến trong lòngnướcMỹ, Đoạn
cuối con đường hầm
Di sản
chiến tranh.
Đạodiễn Eric Neudel:
“Chiến tranhViệt Nam
làmtannát nhiều trái tim
ngườiMỹ”
Vietnam:
A Television
History
(Việt
Nam: Thiên
lịch sử truyền
hình) là bộ
phim tài liệu
lịch sử về cuộc
chiến tranh
Việt Namhay
nhất củaMỹ.
Nhưng với nhà
sản xuất bộ
phimnày - Eric
Neudel thì sau
bộ phim, một
nỗi buồn lớn
xâm chiếm ông
bởi sự phi lý
của cuộc chiến.
phim, ông suy nghĩ về chiến
tranh Việt Nam như thế nào?
Và sau khi hoàn thành bộ
phim với những tư liệu ông
được tiếp cận, suy nghĩ đó có
thay đổi hay không?
+ Đây là một câu hỏi tuyệt
vời. Tôi và bạn bè xung quanh
thời điểm đó rất giận dữ vì
cuộc chiến gây ra bao khó
khăn cho cả hai bên; nó phá
hoại mối quan hệ giữa hai
quốc gia. Tôi nghĩ rằng tôi có
thể làm điều gì đó để cải thiện
tình hình đó. Chúng tôi nghĩ
rằng nếu câu chuyện chúng
tôi xác thực, khách quan thì
có thể giúp mọi người nhìn
cuộc chiến dưới một góc nhìn
mới và góp phần hòa hợp dân
tộc sau chiến tranh.
Nhưng cá nhân tôi thay
đổi rất nhiều sau khi hoàn
thành bộ phim… Đó là một
nỗi buồn ngày càng lớn về sự
phi lý của cuộc chiến tranh.
Nhiều người Việt Nam cũng
nên biết cuộc chiến đó không
chỉ làm người Việt Nam mất
mát, mà thật sự đã làm tan
nát trái tim nhiều người Mỹ.
Phim đạt giải nhờ
sự chân thực
. Trong phim ông có xuất
hiện từ Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, ông Phạm Văn Đồng,
ông Lê Đức Thọ đến vua Bảo
Đại, Tổng thống Dương Văn
Minh, ông Hoàng Đức Nhã…
Tuy nhiên, thời điểm ông làm
phim Việt, Mỹ vẫn chưa bình
thường hóa quan hệ, vậy có
khó khăn nào khi tiếp cận tư
liệu cho phim?
+ Đó là điều khó khăn.
Chúng tôi phải làm sao để
tìm tư liệu chính xác. Và
phim cũng là một phép thử
để thử các quan điểm khác
nhau về chiến tranhViệt Nam.
Với một sự kiện lịch sử mọi
người có thể quan niệm khác
nhau nhưng những người làm
phim tài liệu như chúng tôi
phải đảm bảo tính chính xác
của báo chí. Chúng tôi chọn
theo cách kể câu chuyện chiến
tranh từ nhiều phía khác nhau
như tiếp cận những người
lính miền Nam lẫn miền Bắc
Việt Nam, những người Mỹ,
thường dân…Sau khi phỏng
vấn họ, chúng tôi luôn kiểm
tra lại sự chính xác những
câu chuyện của họ dựa trên
sách vở, tư liệu khác.
Với những nhân vật như
tướng Giáp, ông Đồng…,
ngay thời điểm đó chúng tôi
không được phép tiếp xúc
trực tiếp chỉ có một nhóm
người Anh được tiếp xúc với
tướng Giáp. May mắn trong
nhóm làm phim của tôi có
một người được tiếp xúc với
tướngGiáp là StanleyKarnow
(nhà báo, sử gia người Mỹ
chuyên về chiến tranh Việt
Nam. Ông là người viết quyển
sách
Vietnam: AHistory
; một
phần sách được dựng thành
phim
Vietnam: A Television
History
. Ông cũng chịu trách
nhiệm về nội dung cho bộ
phim
Vietnam: A Television
History
- PV), là bạn thân của
tướng Giáp.
.
Vietnam: A Television
History
được rất nhiều giải
thưởng quan trọng, ông nghĩ
lý do vì sao người ta trao giải
cho bộ phim này?
+ Thời điểm đó về mặt lịch
sử, Mỹ đang bị chia rẽ và đau
thương sau cuộc chiến Việt
Nam nhưng tôi nghĩ điều làm
cho bộ phim trở nên quan
trọng đó là phim đã giữ được
quan điểm trung lập và chân
thực. Để giữ được bộ phim
khách quan, chúng tôi phải
lùi lại giữ khoảng cách nhất
định, đó không phải bộ phim
kể về người Mỹ hay người
Việt Nam.
Tôi nghĩ chính sự trung
lập và chân thực làm cho bộ
phim trở nên hấp dẫn với
khán giả. Nó làm cho khán
giả thấy sự chân thực và họ
tự đưa ra kết luận của riêng
mình với cuộc chiến.
. Xin cảm ơn ông.
Triển lãm
Dạoquanhthànhphố
(PL)-
Dạo quanh thành phố
là chủ đề triển lãm do Sở Quy
hoạch Kiến trúc, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị
(PADDI), Sở Ngoại vụ và Sở VH-TT&DLTP.HCM tổ chức.
Triển lãm
Dạo quanh thành phố
giới thiệu các chính
sách mới, sáng tạo trong khuôn khổ hợp tác giữa vùng
Rhône - Alpes, Cộng đồng đô thị Lyon (Pháp) và TP.HCM
với hơn 300 bức ảnh, panô, video, hình ảnh động 3D, màn
hình cảm ứng.
Triển lãm giới thiệu hình ảnh TP.HCM và Lyon thông qua
các cụm chủ đề nhỏ:
Thành phố và nước
(xây dựng đô thị
ở các khu vực thấp, trũng; ngập nước và biến đổi khí hậu;
cải tạo hai bờ sông, kênh rạch; chất lượng nước);
Phát triển
không gian đô thị
(kiểm soát sự mở rộng của đô thị; triển
khai thực hiện các dự án lớn; bảo tồn và phát huy giá trị
di sản kiến trúc và cây xanh; đường chân trời và biến đổi
hình dáng đô thị);
Giao thông
(xây dựng các công trình cơ
sở hạ tầng lớn trong lĩnh vực giao thông; cải thiện và phát
triển mạng lưới giao thông công cộng; đặt người sử dụng
vào trung tâm của các ý tưởng về giao thông).
Triển lãm diễn ra từ ngày 16 đến 23-3 tại Công viên
Lam Sơn (TP.HCM). Đây là một hoạt động nằm trong
khuôn khổ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Pháp.
Q.TRANG
thực hiện
EricNeudellànhàbiêntậpvàsảnxuấtphim
cho nhiều chương trình của hãng thông tấn
PBS (Public BroadcastingService). Những tác
phẩm của ông gồm có:
After The Crash for
The American Experience, Eyes On The Prize,
The Philippines and The US: In Our Image,
Vietnam: A Television History
Cha Chaji:
My Poor Relation for World
... Ông cũng từng
thực hiện những bộ phimđộc lập như
Steps
(1980),
Fred’s Story
(1994),
Marie
(1995) và
Fred’sRomanHoliday
. Ngoài ra, ôngcòn tham
gia giảng dạy tại ĐHYale, tư vấn về kịch bản
cho các nhà làmphim tư liệu độc lập, tư vấn
về sản xuất video... Ấn phẩm DVD của ông
về giảng dạy tương tác tại ĐH Harvard đã
nhận được rất nhiều giải thưởng. Bên cạnh
đó, ông còn là một nhiếp ảnh gia với một
số tác phẩm chụp tại châu Phi đã nhận giải
thưởng Boston Globe.
Sángnay (15-3), nhà làmphimEric Neudel
và vợ Alison Gilkey sẽ trình chiếu phim
Lives
Worth Living
và giao lưu tại ĐH Cần Thơ (TP
Cần Thơ). Trong các ngày 17, 18 và 19-3, hai
nhà làm phim sẽ giao lưu và chiếu phim tại
Trung tâm Học liệu - ĐH Thái Nguyên, ĐH
Sân khấu và Điện ảnh, ĐH KHXH&NV, Trung
tâm Hỗ trợ và Phát triển tài năng điện ảnh
và Cinémathèque (Hà Nội).
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook